Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2007 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 02/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 2609/BNN-KL ngày 10 tháng 10 năm 2006),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án ”Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010 gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

a) Mục tiêu

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương để có đủ khả năng để kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương có hiệu quả;

– Đầu tư nâng cao từng bước năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm;

– Xây dựng và triển khai các phương án chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng, Trung ương củng cố lực lượng đủ mạnh hỗ trợ các vùng trọng điểm cháy rừng và các vụ cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương;

– Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê;

– Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện

a) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng và giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người;

– Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy rừng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng;

– Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa rừng, chương trình phối hợp với trường phổ thông trung học và trường phổ thông cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng.

b) Cơ chế, chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Quy hoạch lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương, trên cơ sở kiện toàn và củng cố lực lượng kiểm lâm hiện có;

– Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng thống nhất, quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp;

– Quy định chế độ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Xây dựng quy định về thiết kế các công trình phòng cháy rừng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng;

– Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tăng cường cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Tăng cường năng lực của các tổ chức tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Từng bước kiện toàn và hình thành lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã, đảm bảo cho việc quản lý thống nhất và duy trì lực lượng tinh nhuệ, chủ lực trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Nâng cao hiệu lực quản lý, năng lực thừa hành pháp luật và hiệu quả công tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho các cán bộ công chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương, để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới;

– Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho các cán bộ quản lý và chuyên trách lâm nghiệp để từng bước tự tổ chức, giám sát và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng chuyên ngành, chủ rừng và các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng. Ưu tiên đào tạo cho lực lượng địa phương và cơ sở;

– Đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cơ sở để có khả năng xử lý kịp thời khi cháy rừng xảy ra.

d) Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng;

– Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng;

– Quy hoạch xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xá; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng;

– Củng cố và đầu tư xây dựng cho các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng tại 03 vùng trở thành nơi nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ của cả nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

đ) Hợp tác quốc tế trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đặc biệt với các nước thành viên trong khối ASEAN thực hiện Hiệp định chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do cháy rừng, cháy đất gây ra. Cụ thể:

+ Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý lửa rừng;

+ Nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Trao đổi, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Đầu tư

– Nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương.

– Tổng vốn đầu tư khái toán là: 502 tỷ đồng, trong đó:

+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 200 tỷ đồng.

+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc địa phương: 302 tỷ đồng.

– Hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:

a) Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất (Phụ lục I kèm theo Quyết định này) cho các đơn vị kiểm lâm để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

b) Ưu tiên đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng cho các vườn quốc gia, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các vùng rừng tập trung quy mô lớn; các tỉnh có diện tích rừng lớn, rừng có giá trị cao và rừng có nguy cơ bị cháy cao;

c) Đầu tư trực tiếp cho các dự án khả thi nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục II kèm theo quyết định này);

d) Đầu tư hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh trọng điểm thực hiện đầu tư cho các dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm của từng địa phương (Phụ lục III kèm theo Quyết định này), theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Biện pháp tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị kiểm lâm của các địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn và ghi danh mục cụ thể cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh được đầu tư thực hiện đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế hoạt động về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chữa cháy rừng.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm thuộc địa phương sau khi có ý kiến thẩm định về chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Văn phòng Trung ương Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;

– Lưu: Văn thư, NN (5b). A

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Phụ lục I

TỔNG HỢP CÁC TRANG, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

CHO LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM TOÀN QUỐC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Loại phương tiện, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng phương tiện, thiết bị

Tổng số

TW

ĐP

1

Ô tô chữa cháy chuyên dụng

Chiếc

20

8

12

2

Ô tô chuyên chở người và thiết bị

Chiếc

60

13

47

3

Ô tô tuần tra, chữa cháy rừng chuyên dụng

Chiếc

200

16

184

4

Mô tô tuần tra

Chiếc

200

23

177

5

Xuồng máy

Chiếc

22

4

18

6

Bồn chứa nước

Chiếc

250

30

220

7

Máy bơm chuyên dụng

Chiếc

300

60

240

8

Máy bơm trạm

Chiếc

03

3

9

Máy cắt thực bì

Chiếc

300

60

240

10

Máy thổi gió (đeo vai và xách tay)

Chiếc

600

200

400

11

Máy cưa xăng

Chiếc

230

30

200

12

Bình chữa cháy đeo vai

Chiếc

1000

200

800

13

Bảo hộ chữa cháy chuyên dụng

Chiếc

200

40

160

14

Hệ thống thông tin

Bộ

61

15

46

15

Chòi quan sát lửa rừng

Bộ

250

35

215

16

Lều bạt cơ động

Bộ

120

15

105

17

Trạm dự báo và phát hiện cháy rừng

Trạm

30

13

17

18

Máy phát điện 5KVA

Cái

60

10

50

19

Máy định vị toàn cầu GPS

Cái

300

30

270

20

Máy Sever (máy chủ)

Cái

4

4

21

Máy vi tính để bàn

Bộ

60

13

47

22

Máy chiếu LCD

Bộ

40

10

30

23

Máy vi tính xách tay

Cái

40

10

30

24

Máy in

Chiếc

5

5

25

Máy Photocopby

Chiếc

1

1

26

Máy ảnh kỹ thuật số

Chiếc

5

5

27

Sa bàn chỉ đạo

Cái

1

1

28

Máy điều hoà nhiệt độ

Cái

2

2

29

Headphone

Bộ

1

1

30

Hệ thống đường truyền dữ liệu

Bộ

1

1

31

Hệ thống phần mềm xử lý

Bộ

3

3

32

Bộ cơ sở dữ liệu từ TW – địa phương

Bộ

3

3

33

Ống nhòm quan sát

Chiếc

200

20

180

34

Kho tàng, bãi tập, lớp học, nhà nghiên cứu

m2

10.000

4.000

6.000

Phụ lục II

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CHO CÁC ĐƠN VỊ

THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: 1000đ

STT

Tên đơn vị

Địa điểm

Diện tích

có rừng

Dự toán tổng vốn đầu tư

1

VQG Tam Đảo

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang

36,883

9,000,000

2

VQG Ba Vì

Hà Tây, Hoà Bình

7,377

6,000,000

3

VQG Cúc Phương

Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá

22,200

6,000,000

4

VQG Bến En

Thanh Hoá

16,634

7,000,000

5

VQG Bạch Mã

Thừa Thiên Huế

22,031

6,000,000

6

VQG Yokdon

Đắk Lắk

115,545

10,000,000

7

VQG Cát Tiên

Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

73.878

12,000,000

8

Trung tâm KTBVR I

Quảng Ninh

24 tỉnh

40,000,000

9

Trung tâm KTBVR II

Thanh Hoá

17 tỉnh

36,000,000

10

Trung tâm KTBVR III

Thành phố Hồ Chí Minh

19 tỉnh

58,000,000

11

Văn phòng BCĐTW về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hà Nội

Cả nước

9,000,000

Tổng cộng

200,000,000

Phụ lục III

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

CHO CÁC TỈNH CÓ NHIỀU RỪNG TRONG TOÀN QUỐC

(Ban hành kèm theo quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Thứ tự

ưu tiên

Tên tỉnh, TP

Diện tích

tự nhiên

Diện tích

có rừng

Dự toán

tổng vốn đầu tư

1

Gia Lai

1,549,571

760,292

14,000,000

2

Nghệ An

1,648,729

745,557

15,000,000

3

Kon Tum

961,450

630,804

15,000,000

4

Lâm Đồng

976,220

616,084

13,000,000

5

Đắk Lắk

1,306,201

604,810

14,000,000

6

Sơn La

1,405,500

526,722

15,000,000

7

Quảng Bình

805,186

508,960

13,000,000

8

Thanh Hoá

1,111,660

470,756

12,000,000

9

Quảng Nam

1,040,514

445,291

12,000,000

10

Đăk Nông

651,442

370,536

11,000,000

11

Điện Biên

955,411

367,681

11,000,000

12

Lạng Sơn

830,524

333,671

11,500,000

13

Lào Cai

635,708

274,607

11,000,000

14

Bắc Kạn

485,721

261,305

9,000,000

15

Quảng Ninh

606,428

261,268

10,000,000

16

Hà Tĩnh

605,574

245,062

9,000,000

17

Thừa Thiên Huế

505,399

243,556

9,500,000

18

Bình Định

602,506

229,197

9,000,000

19

Hoà Bình

466,253

200,210

9,000,000

20

Khánh Hoà

469,343

196,130

8,000,000

21

Quảng Trị

474,573

191,429

8,000,000

22

Quảng Ngãi

513,603

162,448

8,000,000

23

Phú Yên

503,506

156,075

7,000,000

24

Thái Nguyên

354,110

155,336

8,000,000

25

Đồng Nai

586,030

154,874

5,000,000

26

Phú Thọ

351,957

154,238

8,000,000

27

Ninh Thuận

336,006

151,541

7,000,000

28

Cà Mau

519,970

97,151

7,000,000

29

Kiên Giang

628,497

89,537

7,000,000

30

Long An

449,187

70,391

6,000,000

Tổng cộng

302,000,000

Thuộc tính văn bản
Quyết định 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 02/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 02/01/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 02/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 2609/BNN-KL ngày 10 tháng 10 năm 2006),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án ”Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010 gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

a) Mục tiêu

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương để có đủ khả năng để kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương có hiệu quả;

– Đầu tư nâng cao từng bước năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm;

– Xây dựng và triển khai các phương án chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng, Trung ương củng cố lực lượng đủ mạnh hỗ trợ các vùng trọng điểm cháy rừng và các vụ cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương;

– Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê;

– Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện

a) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng và giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người;

– Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy rừng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng;

– Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa rừng, chương trình phối hợp với trường phổ thông trung học và trường phổ thông cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng.

b) Cơ chế, chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Quy hoạch lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương, trên cơ sở kiện toàn và củng cố lực lượng kiểm lâm hiện có;

– Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng thống nhất, quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp;

– Quy định chế độ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Xây dựng quy định về thiết kế các công trình phòng cháy rừng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng;

– Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tăng cường cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Tăng cường năng lực của các tổ chức tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Từng bước kiện toàn và hình thành lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã, đảm bảo cho việc quản lý thống nhất và duy trì lực lượng tinh nhuệ, chủ lực trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Nâng cao hiệu lực quản lý, năng lực thừa hành pháp luật và hiệu quả công tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho các cán bộ công chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương, để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới;

– Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho các cán bộ quản lý và chuyên trách lâm nghiệp để từng bước tự tổ chức, giám sát và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng chuyên ngành, chủ rừng và các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng. Ưu tiên đào tạo cho lực lượng địa phương và cơ sở;

– Đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cơ sở để có khả năng xử lý kịp thời khi cháy rừng xảy ra.

d) Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng;

– Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng;

– Quy hoạch xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xá; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng;

– Củng cố và đầu tư xây dựng cho các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng tại 03 vùng trở thành nơi nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ của cả nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

đ) Hợp tác quốc tế trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:

– Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đặc biệt với các nước thành viên trong khối ASEAN thực hiện Hiệp định chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do cháy rừng, cháy đất gây ra. Cụ thể:

+ Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý lửa rừng;

+ Nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Trao đổi, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Đầu tư

– Nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương.

– Tổng vốn đầu tư khái toán là: 502 tỷ đồng, trong đó:

+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 200 tỷ đồng.

+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc địa phương: 302 tỷ đồng.

– Hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:

a) Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất (Phụ lục I kèm theo Quyết định này) cho các đơn vị kiểm lâm để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

b) Ưu tiên đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng cho các vườn quốc gia, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các vùng rừng tập trung quy mô lớn; các tỉnh có diện tích rừng lớn, rừng có giá trị cao và rừng có nguy cơ bị cháy cao;

c) Đầu tư trực tiếp cho các dự án khả thi nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục II kèm theo quyết định này);

d) Đầu tư hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh trọng điểm thực hiện đầu tư cho các dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm của từng địa phương (Phụ lục III kèm theo Quyết định này), theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Biện pháp tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị kiểm lâm của các địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn và ghi danh mục cụ thể cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh được đầu tư thực hiện đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế hoạt động về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chữa cháy rừng.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm thuộc địa phương sau khi có ý kiến thẩm định về chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Văn phòng Trung ương Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;

– Lưu: Văn thư, NN (5b). A

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Phụ lục I

TỔNG HỢP CÁC TRANG, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

CHO LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM TOÀN QUỐC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Loại phương tiện, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng phương tiện, thiết bị

Tổng số

TW

ĐP

1

Ô tô chữa cháy chuyên dụng

Chiếc

20

8

12

2

Ô tô chuyên chở người và thiết bị

Chiếc

60

13

47

3

Ô tô tuần tra, chữa cháy rừng chuyên dụng

Chiếc

200

16

184

4

Mô tô tuần tra

Chiếc

200

23

177

5

Xuồng máy

Chiếc

22

4

18

6

Bồn chứa nước

Chiếc

250

30

220

7

Máy bơm chuyên dụng

Chiếc

300

60

240

8

Máy bơm trạm

Chiếc

03

3

9

Máy cắt thực bì

Chiếc

300

60

240

10

Máy thổi gió (đeo vai và xách tay)

Chiếc

600

200

400

11

Máy cưa xăng

Chiếc

230

30

200

12

Bình chữa cháy đeo vai

Chiếc

1000

200

800

13

Bảo hộ chữa cháy chuyên dụng

Chiếc

200

40

160

14

Hệ thống thông tin

Bộ

61

15

46

15

Chòi quan sát lửa rừng

Bộ

250

35

215

16

Lều bạt cơ động

Bộ

120

15

105

17

Trạm dự báo và phát hiện cháy rừng

Trạm

30

13

17

18

Máy phát điện 5KVA

Cái

60

10

50

19

Máy định vị toàn cầu GPS

Cái

300

30

270

20

Máy Sever (máy chủ)

Cái

4

4

21

Máy vi tính để bàn

Bộ

60

13

47

22

Máy chiếu LCD

Bộ

40

10

30

23

Máy vi tính xách tay

Cái

40

10

30

24

Máy in

Chiếc

5

5

25

Máy Photocopby

Chiếc

1

1

26

Máy ảnh kỹ thuật số

Chiếc

5

5

27

Sa bàn chỉ đạo

Cái

1

1

28

Máy điều hoà nhiệt độ

Cái

2

2

29

Headphone

Bộ

1

1

30

Hệ thống đường truyền dữ liệu

Bộ

1

1

31

Hệ thống phần mềm xử lý

Bộ

3

3

32

Bộ cơ sở dữ liệu từ TW – địa phương

Bộ

3

3

33

Ống nhòm quan sát

Chiếc

200

20

180

34

Kho tàng, bãi tập, lớp học, nhà nghiên cứu

m2

10.000

4.000

6.000

Phụ lục II

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CHO CÁC ĐƠN VỊ

THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: 1000đ

STT

Tên đơn vị

Địa điểm

Diện tích

có rừng

Dự toán tổng vốn đầu tư

1

VQG Tam Đảo

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang

36,883

9,000,000

2

VQG Ba Vì

Hà Tây, Hoà Bình

7,377

6,000,000

3

VQG Cúc Phương

Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá

22,200

6,000,000

4

VQG Bến En

Thanh Hoá

16,634

7,000,000

5

VQG Bạch Mã

Thừa Thiên Huế

22,031

6,000,000

6

VQG Yokdon

Đắk Lắk

115,545

10,000,000

7

VQG Cát Tiên

Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

73.878

12,000,000

8

Trung tâm KTBVR I

Quảng Ninh

24 tỉnh

40,000,000

9

Trung tâm KTBVR II

Thanh Hoá

17 tỉnh

36,000,000

10

Trung tâm KTBVR III

Thành phố Hồ Chí Minh

19 tỉnh

58,000,000

11

Văn phòng BCĐTW về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hà Nội

Cả nước

9,000,000

Tổng cộng

200,000,000

Phụ lục III

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

CHO CÁC TỈNH CÓ NHIỀU RỪNG TRONG TOÀN QUỐC

(Ban hành kèm theo quyết định số 02/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Thứ tự

ưu tiên

Tên tỉnh, TP

Diện tích

tự nhiên

Diện tích

có rừng

Dự toán

tổng vốn đầu tư

1

Gia Lai

1,549,571

760,292

14,000,000

2

Nghệ An

1,648,729

745,557

15,000,000

3

Kon Tum

961,450

630,804

15,000,000

4

Lâm Đồng

976,220

616,084

13,000,000

5

Đắk Lắk

1,306,201

604,810

14,000,000

6

Sơn La

1,405,500

526,722

15,000,000

7

Quảng Bình

805,186

508,960

13,000,000

8

Thanh Hoá

1,111,660

470,756

12,000,000

9

Quảng Nam

1,040,514

445,291

12,000,000

10

Đăk Nông

651,442

370,536

11,000,000

11

Điện Biên

955,411

367,681

11,000,000

12

Lạng Sơn

830,524

333,671

11,500,000

13

Lào Cai

635,708

274,607

11,000,000

14

Bắc Kạn

485,721

261,305

9,000,000

15

Quảng Ninh

606,428

261,268

10,000,000

16

Hà Tĩnh

605,574

245,062

9,000,000

17

Thừa Thiên Huế

505,399

243,556

9,500,000

18

Bình Định

602,506

229,197

9,000,000

19

Hoà Bình

466,253

200,210

9,000,000

20

Khánh Hoà

469,343

196,130

8,000,000

21

Quảng Trị

474,573

191,429

8,000,000

22

Quảng Ngãi

513,603

162,448

8,000,000

23

Phú Yên

503,506

156,075

7,000,000

24

Thái Nguyên

354,110

155,336

8,000,000

25

Đồng Nai

586,030

154,874

5,000,000

26

Phú Thọ

351,957

154,238

8,000,000

27

Ninh Thuận

336,006

151,541

7,000,000

28

Cà Mau

519,970

97,151

7,000,000

29

Kiên Giang

628,497

89,537

7,000,000

30

Long An

449,187

70,391

6,000,000

Tổng cộng

302,000,000

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2007 – 2010”