Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 02/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 02/2007/QĐ-BCT NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2007;

Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 về việc giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

– Phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các địa phương và Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020;

– Phát triển các cơ sở sản xuất lắp ráp xe máy phải đồng bộ với sự pháttriển ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại hoá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất trong ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu;

– Phát triển ngành công nghiệp xe máy phải gắn liền với việc bảo đảm các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm, về an toàn giao thông đường bộ, về bảo vệ môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo đảm hài hoà lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội, của Nhà nước và của doanh nghiệp;

– Lấy phát triển công nghiệp hỗ trợ làm trọng tâm, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp khác.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy để đến năm 2015 Việt Nam trở thành một Trung tâm thiết kế, sản xuất và lắp ráp xe máy quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, hội nhập đầy đủ vào thị trường khu vực và quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

*Giai đoạn đến 2015:

– Đáp ứng 100% nhu cầu xe thông dụng ở khu vực nông thôn, 90% xe máy ở khu vực thành thị;

– Phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước dòng xe tay ga trên 60%, dòng xe số thông dụng trên 90%;

– Sản phẩm xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình được Việt Namcam kết thực hiện theo các quy định hiện hành;

– Sản xuất được các loại xe máy phân khối lớn hơn 125 cm3, xe tay ga cao cấp, xe thể thao, xe máy 3-4 bánh cho người tàn tật, xe địa hình phục vụ du lịch, xe vận chuyển nông sản,… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phấn đấu năm 2015 các loại xe này đạt trên 30% sản lượng toàn ngành;

– Phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt khoảng 400 triệu USD;

– Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy có đủ sức cạnh tranh quốc tế, tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe máy của các Tập đoàn xe máy quốc tế.

*Giai đoạn 2016-2020:

– Nghiên cứu sản xuất các loại động cơ xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch” phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu;

– Đến 2020, phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt 500-800 triệu USD, trong đó 15% – 20% là các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch”;

– Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máy có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu linh phụ kiện của một số ngành công nghiệp lắp ráp khác như ngành sản xuất các thiết bị điện, điện tử, ôtô, các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy

a) Dự báo nhu cầu thị trường trong nước

– Đến năm 2010, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 24 triệu xe, tăng bình quân hàng nămkhoảng 2,0 – 2,2 triệu xe/năm;

– Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn này vào khoảng 2 triệuxe/năm;

– Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/năm.

b) Định hướng phát triển về sản xuất và sản phẩm

– Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản xuất lắp ráp xe máy;

– Chủ động đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác như ôtô, cơ khí tiêu dùng, điện tử, hoá chất, nhựa… để phát huy cơ sở vật chất và kỹ thuật đã có trong quá trình sản xuất xe máy.

c) Hoạt động nghiên cứu triển khai(R&D)

– Đẩy mạnh hoạt động R&D dưới nhiều hình thức (tự làm, liên kết, mua thiết kế, …) tuỳ theo khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp theo hướng phát triển các dòng xe chất lượng cao;

– Nhà nước có thể hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ cho việc thiết kế, chế thử kiểu dáng 1 số mẫu xe máy và cho các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ

– Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp hỗ trợ của ngành xe máy, làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hướng phát triển trong tương lai;

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, kết hợp với dịch vụ môi giới kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước;

– Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào của sản xuất linh kiện, phụ tùng;

– Đầu tư xây dựng một đến hai Khu công nghiệp hỗ trợ tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại các khu vực gần các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy hiện có.

4. Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a) Về định hướng đầu tư

– Khuyến khích hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp;

– Dự án đầu tư mới phải phù hợp với định hướng của Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe gắn máy đã được phê duyệt, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và đạt tiêu chuẩn khí thải, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.

b) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

– Tăng cường thu hút đầu tư vào 5 ngành mục tiêu của công nghiệp hỗ trợ là gia công áp lực, đúc, hàn, nhiệt luyện và sản xuất khuôn mẫu;

– Trước năm 2010, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ;

– Quảng bá và khai thác hiệu quả các chương trình đào tạo do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện và tài trợ thực hiện;

– Khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp nội địa.

c) Phát triển năng lực khoa học công nghệ

– Tăng cường hỗ trợ bằng nguồn vốn khoa học công nghệ cho các dự án phát triển năng lực nghiên cứu triển khai, nâng cao năng lực sản xuất linh phụ kiện, phát triển sản xuất các loại động cơ và xe máy sử dụng năng lượng “sạch” của các doanh nghiệp;

– Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm riêng thông qua hỗ trợ chi phí mua bản quyền sản xuất hoặc chi phí thiết kế kiểu dáng sản phẩm.

d) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành

Hoàn thiện và phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội ngành trong việc tập hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển sản xuất của tất cả các nhà lắp ráp và cung cấp linh phụ kiện xe máy ở Việt Nam.

đ) Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường

– Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng, an toàn và môi trường tương thích với quốc tế;

– Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hệ thống kiểm định và bảo dưỡng phương tiện xe máy;

– Kiểm tra và lắp đặt thiết bị xử lý khí thải đối với các xe cũ đã lưu hành trên 5 năm.

e) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

– Tăng cường thực thi nghiêm túc Luật Sở hữu trí tuệĐẩy mạnh công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng xe máy;

– Rút ngắn thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Lượng hoá tối đa những đánh giá khác biệt về kiểu dáng công nghiệp;

– Khuyến khích thành lập các tổ chức giám định độc lập có đủ năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, uy tín để thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.

g) Phát triển thị trường

– Các Hiệp hội ngành nghề phát huy vai trò tạo dựng các liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ;

– Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hợp tác quốc tế trong tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu; Tăng cường hợp tác với các Hiệphộiquốc tế, với các tập đoàn sản xuất xe máy đa quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện, phụ tùng.

h) Vấn đề giao thông đô thị và an toàn giao thông

– Nghiên cứu bổ xung và hoàn thiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ nhằm gia tăng an toàn giao thông trong quản lý và sử dụng xe máy;

– Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bắt buộc những vấn đề về an toàn giao thông đường bộ, trong đó có lĩnh vực sản xuất và sử dụng xe máy.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương:

– Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt;

– Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công an; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải…xây dựng các chương trình hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ngành công nghiệp xe máy;

– Xây dựng Quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máyvà ôtô đến năm 2015, có xét đến năm 2025.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển của ngành xe máy được thực hiện đồng bộ và thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện Quy hoạch bằng các hình thức: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành công nghiệp xe máy cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.

Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp xe máy theo Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

Thuộc tính văn bản
Quyết định 02/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 02/2007/QĐ-BCT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 29/08/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp , Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 02/2007/QĐ-BCT NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2007;

Căn cứ Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 về việc giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

– Phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam phải phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội các địa phương và Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020;

– Phát triển các cơ sở sản xuất lắp ráp xe máy phải đồng bộ với sự pháttriển ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại hoá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất trong ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu;

– Phát triển ngành công nghiệp xe máy phải gắn liền với việc bảo đảm các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng sản phẩm, về an toàn giao thông đường bộ, về bảo vệ môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo đảm hài hoà lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội, của Nhà nước và của doanh nghiệp;

– Lấy phát triển công nghiệp hỗ trợ làm trọng tâm, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp khác.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy để đến năm 2015 Việt Nam trở thành một Trung tâm thiết kế, sản xuất và lắp ráp xe máy quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, hội nhập đầy đủ vào thị trường khu vực và quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

*Giai đoạn đến 2015:

– Đáp ứng 100% nhu cầu xe thông dụng ở khu vực nông thôn, 90% xe máy ở khu vực thành thị;

– Phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước dòng xe tay ga trên 60%, dòng xe số thông dụng trên 90%;

– Sản phẩm xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình được Việt Namcam kết thực hiện theo các quy định hiện hành;

– Sản xuất được các loại xe máy phân khối lớn hơn 125 cm3, xe tay ga cao cấp, xe thể thao, xe máy 3-4 bánh cho người tàn tật, xe địa hình phục vụ du lịch, xe vận chuyển nông sản,… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phấn đấu năm 2015 các loại xe này đạt trên 30% sản lượng toàn ngành;

– Phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt khoảng 400 triệu USD;

– Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy có đủ sức cạnh tranh quốc tế, tham gia tích cực vào hệ thống sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe máy của các Tập đoàn xe máy quốc tế.

*Giai đoạn 2016-2020:

– Nghiên cứu sản xuất các loại động cơ xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch” phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu;

– Đến 2020, phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt 500-800 triệu USD, trong đó 15% – 20% là các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu “sạch”;

– Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máy có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu linh phụ kiện của một số ngành công nghiệp lắp ráp khác như ngành sản xuất các thiết bị điện, điện tử, ôtô, các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy

a) Dự báo nhu cầu thị trường trong nước

– Đến năm 2010, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 24 triệu xe, tăng bình quân hàng nămkhoảng 2,0 – 2,2 triệu xe/năm;

– Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn này vào khoảng 2 triệuxe/năm;

– Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/năm.

b) Định hướng phát triển về sản xuất và sản phẩm

– Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản xuất lắp ráp xe máy;

– Chủ động đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác như ôtô, cơ khí tiêu dùng, điện tử, hoá chất, nhựa… để phát huy cơ sở vật chất và kỹ thuật đã có trong quá trình sản xuất xe máy.

c) Hoạt động nghiên cứu triển khai(R&D)

– Đẩy mạnh hoạt động R&D dưới nhiều hình thức (tự làm, liên kết, mua thiết kế, …) tuỳ theo khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp theo hướng phát triển các dòng xe chất lượng cao;

– Nhà nước có thể hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ cho việc thiết kế, chế thử kiểu dáng 1 số mẫu xe máy và cho các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ

– Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp hỗ trợ của ngành xe máy, làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hướng phát triển trong tương lai;

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, kết hợp với dịch vụ môi giới kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước;

– Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào của sản xuất linh kiện, phụ tùng;

– Đầu tư xây dựng một đến hai Khu công nghiệp hỗ trợ tập trung ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại các khu vực gần các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy hiện có.

4. Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a) Về định hướng đầu tư

– Khuyến khích hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp;

– Dự án đầu tư mới phải phù hợp với định hướng của Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe gắn máy đã được phê duyệt, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và đạt tiêu chuẩn khí thải, đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.

b) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

– Tăng cường thu hút đầu tư vào 5 ngành mục tiêu của công nghiệp hỗ trợ là gia công áp lực, đúc, hàn, nhiệt luyện và sản xuất khuôn mẫu;

– Trước năm 2010, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ;

– Quảng bá và khai thác hiệu quả các chương trình đào tạo do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện và tài trợ thực hiện;

– Khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp nội địa.

c) Phát triển năng lực khoa học công nghệ

– Tăng cường hỗ trợ bằng nguồn vốn khoa học công nghệ cho các dự án phát triển năng lực nghiên cứu triển khai, nâng cao năng lực sản xuất linh phụ kiện, phát triển sản xuất các loại động cơ và xe máy sử dụng năng lượng “sạch” của các doanh nghiệp;

– Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm riêng thông qua hỗ trợ chi phí mua bản quyền sản xuất hoặc chi phí thiết kế kiểu dáng sản phẩm.

d) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hiệp hội ngành

Hoàn thiện và phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội ngành trong việc tập hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển sản xuất của tất cả các nhà lắp ráp và cung cấp linh phụ kiện xe máy ở Việt Nam.

đ) Nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường

– Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng, an toàn và môi trường tương thích với quốc tế;

– Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hệ thống kiểm định và bảo dưỡng phương tiện xe máy;

– Kiểm tra và lắp đặt thiết bị xử lý khí thải đối với các xe cũ đã lưu hành trên 5 năm.

e) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

– Tăng cường thực thi nghiêm túc Luật Sở hữu trí tuệĐẩy mạnh công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng xe máy;

– Rút ngắn thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Lượng hoá tối đa những đánh giá khác biệt về kiểu dáng công nghiệp;

– Khuyến khích thành lập các tổ chức giám định độc lập có đủ năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, uy tín để thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.

g) Phát triển thị trường

– Các Hiệp hội ngành nghề phát huy vai trò tạo dựng các liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ;

– Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hợp tác quốc tế trong tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu; Tăng cường hợp tác với các Hiệphộiquốc tế, với các tập đoàn sản xuất xe máy đa quốc gia nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện, phụ tùng.

h) Vấn đề giao thông đô thị và an toàn giao thông

– Nghiên cứu bổ xung và hoàn thiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ nhằm gia tăng an toàn giao thông trong quản lý và sử dụng xe máy;

– Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bắt buộc những vấn đề về an toàn giao thông đường bộ, trong đó có lĩnh vực sản xuất và sử dụng xe máy.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương:

– Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt;

– Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công an; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải…xây dựng các chương trình hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương trong việc triển khai Quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ngành công nghiệp xe máy;

– Xây dựng Quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe gắn máyvà ôtô đến năm 2015, có xét đến năm 2025.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển của ngành xe máy được thực hiện đồng bộ và thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện Quy hoạch bằng các hình thức: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành công nghiệp xe máy cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.

Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp xe máy theo Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 02/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020”