PHÁP LỆNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA PHÁP LỆNH TỔ CHỨC TOÀ ÁN QUÂN SỰ
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1985.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều như sau:
1- Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 6
Trước Toà án quân sự, quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, Toà án quân sự phải yêu cầu Đoàn luật sự cử người bào chữa cho bị cáo.
Các đương sự khác có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình.
2- Điểm a, khoản 1, Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; những vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm cấp tướng hoặc là người có chức vụ từ chỉ huy trưởng sư đoàn, cục trưởng và cấp tương đương trở lên; những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, nhưng toà án quân sự cấp cao lấy lên để xét xử.
3- Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 25
Các Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở xuống.
Toà án quân sự khu vực có Chánh án, các Phó chánh án, các Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân.
4- Đoạn 1, Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thẩm phán Toà án quân sự cấp cao là thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước cử theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
5- Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 34
Các Hội thẩm quân nhân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của Toà án quân sự.
Các đơn vị có người được bầu, hoặc cử làm Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm quân nhân làm tròn nhiệm vụ.
Hội thẩm quân nhân được bồi dưỡng về công tác xét xử.
6- Đoạn 3, Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Kinh phí, phương tiện hoạt động và trụ sở của các Toà án quân sự do Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội bảo đảm.
Điều 2
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 1990
PHÁP LỆNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA PHÁP LỆNH TỔ CHỨC TOÀ ÁN QUÂN SỰ
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1985.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều như sau:
1- Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 6
Trước Toà án quân sự, quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, Toà án quân sự phải yêu cầu Đoàn luật sự cử người bào chữa cho bị cáo.
Các đương sự khác có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình.
2- Điểm a, khoản 1, Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; những vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm cấp tướng hoặc là người có chức vụ từ chỉ huy trưởng sư đoàn, cục trưởng và cấp tương đương trở lên; những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, nhưng toà án quân sự cấp cao lấy lên để xét xử.
3- Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 25
Các Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở xuống.
Toà án quân sự khu vực có Chánh án, các Phó chánh án, các Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân.
4- Đoạn 1, Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thẩm phán Toà án quân sự cấp cao là thẩm phán Toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước cử theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
5- Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 34
Các Hội thẩm quân nhân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của Toà án quân sự.
Các đơn vị có người được bầu, hoặc cử làm Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm quân nhân làm tròn nhiệm vụ.
Hội thẩm quân nhân được bồi dưỡng về công tác xét xử.
6- Đoạn 3, Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Kinh phí, phương tiện hoạt động và trụ sở của các Toà án quân sự do Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội bảo đảm.
Điều 2
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 1990
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.