Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước

PHáP LệNH

BảO Vệ Bí MậT NHà NướC

Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Căn cứ vào Điều 78 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

CHươNG I. NHữNG QUY địNH CHUNG

Điều 1

Bí mật Nhà nước là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 3

Nghiêm cấm mọi hành vi làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước.

Việc tiếp xúc, bảo quản và xử lý bí mật Nhà nước phải được thực hiện theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 4

Nghiêm cấm việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội.

CHươNG II. PHạM VI Bí MậT NHà NướC

Điều 5

Căn cứ vào tính chất quan trọng, các tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia ba mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật.

Điều 6

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:

1- Kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;

2- Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật;

3- Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián;

4- Mật mã quốc gia;

5- Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát hành tiền tệ, khoá an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;

6- Các khu vực cấm mà Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật.

Điều 7

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:

1- Các cuộc đàm phán về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác giữa nước ta với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tối mật;

2- Tổ chức, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang; phương án vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;

3- Tài liệu về đường biên giới chưa công bố.

Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II Nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.

Vị trí và trị số cao độ các mốc chính của các trạm khí tượng; thuỷ văn, hải văn; số liệu, độ cao số không tuyệt đối của các mốc hải văn;

4- Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách Nhà nước chưa công bố.

Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố;

Phương án giá Nhà nước chưa công bố;

5- Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quí, ngoại hối và vật quí hiếm khác của Nhà nước.

Địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại, phi kim loại quí hiếm, chất phóng xạ chưa công bố;

6- Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố;

7- Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế – xã hội của đất nước.

Điều 8

Bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực công tác của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ngoài phạm vi được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh này, thì thuộc độ Mật.

Điều 9

Việc xác định, thay đổi độ mật và việc giải mật đối với từng bí mật Nhà nước phải được tiến hành theo thẩm quyền và thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.

CHươNG III. QUảN Lý NHà NướC Về BảO Vệ Bí MậT NHà NướC

Điều 10

Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 11

Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Chỉ đạo việc lập danh mục các bí mật Nhà nước; xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật; phê duyệt danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ mật;

2- Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Quy định hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước;

4- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 12

Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lập danh mục bí mật Nhà nước và thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

2- Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Giúp Hội đồng bộ trưởng xây dựng các dự án văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 13

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 14

Người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân cấp trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng của mình, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Thành lập tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng;

2- Lập danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định;

3- Xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phê duyệt;

4- Ban hành và chỉ đạo việc thực hiện nội quy bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy chế của Hội đồng bộ trưởng;

5- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ nội vụ;

6- Giáo dục công nhân, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang và công dân nâng cao cảnh giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước;

7- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 15

Việc bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phải thực hiện theo quy chế do Hội đồng bộ trưởng ban hành phù hợp với các quy định của Pháp lệnh này.

Điều 16

Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của cơ quan, tổ chức hoặc công dân có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật bảo vệ.

Điều 17

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam tiếp xúc với tổ chức hoặc người nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế mà nội dung có liên quan đến những tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 18

Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 19

Người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng quy định.

CHươNG IV. KHEN THưởNG Và Xử Lý VI PHạM

Điều 20

Cơ quan, tổ chức hoặc công dân có thành tích trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, thì được khen thưởng theo chế độ chung.

Điều 21

Người làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước, lạm dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHươNG V. ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

Điều 22

Pháp lệnh này thay thế Sắc lệnh số 154-SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 69-SL ngày 10 tháng 12 năm 1951 về bảo vệ bí mật quốc gia.

Điều 23

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Thuộc tính văn bản
Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước
Cơ quan ban hành: Hội đồng Nhà nước Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 62-LCT/HĐNN8 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Pháp lệnh Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 28/10/1991 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

PHáP LệNH

BảO Vệ Bí MậT NHà NướC

Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Căn cứ vào Điều 78 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

CHươNG I. NHữNG QUY địNH CHUNG

Điều 1

Bí mật Nhà nước là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 3

Nghiêm cấm mọi hành vi làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước.

Việc tiếp xúc, bảo quản và xử lý bí mật Nhà nước phải được thực hiện theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 4

Nghiêm cấm việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội.

CHươNG II. PHạM VI Bí MậT NHà NướC

Điều 5

Căn cứ vào tính chất quan trọng, các tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia ba mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật.

Điều 6

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:

1- Kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;

2- Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật;

3- Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián;

4- Mật mã quốc gia;

5- Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát hành tiền tệ, khoá an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;

6- Các khu vực cấm mà Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật.

Điều 7

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:

1- Các cuộc đàm phán về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác giữa nước ta với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tối mật;

2- Tổ chức, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang; phương án vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;

3- Tài liệu về đường biên giới chưa công bố.

Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II Nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.

Vị trí và trị số cao độ các mốc chính của các trạm khí tượng; thuỷ văn, hải văn; số liệu, độ cao số không tuyệt đối của các mốc hải văn;

4- Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách Nhà nước chưa công bố.

Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố;

Phương án giá Nhà nước chưa công bố;

5- Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quí, ngoại hối và vật quí hiếm khác của Nhà nước.

Địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại, phi kim loại quí hiếm, chất phóng xạ chưa công bố;

6- Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố;

7- Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế – xã hội của đất nước.

Điều 8

Bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực công tác của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ngoài phạm vi được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh này, thì thuộc độ Mật.

Điều 9

Việc xác định, thay đổi độ mật và việc giải mật đối với từng bí mật Nhà nước phải được tiến hành theo thẩm quyền và thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.

CHươNG III. QUảN Lý NHà NướC Về BảO Vệ Bí MậT NHà NướC

Điều 10

Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 11

Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Chỉ đạo việc lập danh mục các bí mật Nhà nước; xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật; phê duyệt danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ mật;

2- Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Quy định hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước;

4- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 12

Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lập danh mục bí mật Nhà nước và thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

2- Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Giúp Hội đồng bộ trưởng xây dựng các dự án văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 13

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 14

Người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân cấp trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng của mình, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Thành lập tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng;

2- Lập danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định;

3- Xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phê duyệt;

4- Ban hành và chỉ đạo việc thực hiện nội quy bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy chế của Hội đồng bộ trưởng;

5- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ nội vụ;

6- Giáo dục công nhân, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang và công dân nâng cao cảnh giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước;

7- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 15

Việc bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phải thực hiện theo quy chế do Hội đồng bộ trưởng ban hành phù hợp với các quy định của Pháp lệnh này.

Điều 16

Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của cơ quan, tổ chức hoặc công dân có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật bảo vệ.

Điều 17

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam tiếp xúc với tổ chức hoặc người nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế mà nội dung có liên quan đến những tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 18

Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 19

Người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng quy định.

CHươNG IV. KHEN THưởNG Và Xử Lý VI PHạM

Điều 20

Cơ quan, tổ chức hoặc công dân có thành tích trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, thì được khen thưởng theo chế độ chung.

Điều 21

Người làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước, lạm dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHươNG V. ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

Điều 22

Pháp lệnh này thay thế Sắc lệnh số 154-SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 69-SL ngày 10 tháng 12 năm 1951 về bảo vệ bí mật quốc gia.

Điều 23

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước”