Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết về vấn đề kiện toàn tổ chức Quốc hội

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

VỀ VẤN ĐỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC QUỐC HỘI

(Đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 1957)

QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG, HỌP KHOÁ THỨ6,

Sau khi nghe báo cáo và thảo luận đề nghị của Ban thường trực Quốc hội về việc kiện toàn tổ chức Quốc hội;

Trong khi chờ đợi sửa đổi Hiến pháp;

Để tăng cường hoạt động của Quốc hội, của Ban thường trực Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

I- TUYỂN CỬBỔ SUNG.

1. Trong năm 1957, sẽ tổ chức tuyển cử bổ sung để bầu số đại biểu thay thế các đại biểu Quốc hội đã khuyết, tại các đơn vị bầu cử ở miền Bắc.

2. Việc bầu cử sẽ tổ chức theo nguyên tắc và thể lệ hiện hành.

3. Thời gian tiến hành bầu cử sẽ do Ban thường trực Quốc hội và Chính phủ quy định.

II- MẤY ĐIỀU QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI.

1. Để hiểu rõ tình hình nhân dân đề đạt ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải giữ sự liên hệ với nhân dân ở địa phương đã bầu ra mình hay là ở một nơi thuận lợi với hoàn cảnh cư trú.

Chính quyền các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các đại biểu hiểu rõ tình hình nhân dân.

Tuỳ theo nhu cầu công tác Ban thường trực Quốc hội tổ chức những đoàn đại biểu đi tiếp xúc với nhân dân.

2. Ban thường trực Quốc hội cần nghiên cứu một khoản phụ cấp và những quy định cần thiết cho đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ của mình.

3. Mỗi đại biểu Quốc hội có một huy hiệu, hình thức và cách sử dụng huy hiệu sẽ do Ban thường trực Quốc hội quy định.

4- Quyền bất khả xâm phạm của các đại biểu Quốc hội như đã ghi trong điều 40 Hiến pháp năm 1946 phải được bảo đảm.

III- NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI:

Giữa hai khoá họp của Quốc hội, Ban thường trực Quốc hội có nhiệm vụ và có quyền:

1. Triệu tập Quốc hội và giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

2. Biểu quyết các sắc luật do Chính phủ đề ra. Những dự thảo sắc luật của Chính phủ đưa ra trình bày trước Ban thường trực Quốc hội phải do một đại diện Chính phủ thuyết trình. Những sắc luật do Ban thường trực Quốc hội biểu quyết đều đem trình Quốc hội vào khoá họp gần nhất. Những sắc luật được Quốc hội chuẩn y trở thành những đạo luật của Nhà nước.

3. Xét và đề ra để Chính phủ sửa đổi hoặc huỷ bỏ những sắc lệnh và nghị định không phù hợp với những đạo luật và sắc luật.

4. Thảo luận với Chính phủ về việc Chính phủ cử người thay thế hoặc bổ sung các Bộ trưởng. Danh sách những Bộ trưởng được cử sẽ đưa trình Quốc hội trong khoá họp gần nhất.

5. Thoả thuận với Chính phủ về thi hành những hiệp ước ký với nước ngoài. Những hiệp ước sau khi ký và được Ban thường trực Quốc hội thoả thuận cho thi hành phải đưa trình Quốc hội trong khoá họp gần nhất.

6. Ban thường trực Quốc hội tổ chức như sau:

– Tổng số uỷ viên trong Ban thường trực Quốc hội là 15 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết.

– Ban thường trực Quốc hội gồm:

1 Trưởng ban,

1 Phó trưởng ban,

1 Thư ký,

12 uỷ viên thường và 3 uỷ viên dự khuyết.

– Các uỷ viên trong Ban thường trực Quốc hội không giữ chức vụ trong Chính phủ.

IV- SINH HOẠT CỦA QUỐC HỘI.

Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 lần, trong trường hợp cần thiết sẽ họp hội nghị bất thường.

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết về vấn đề kiện toàn tổ chức Quốc hội
Cơ quan ban hành: Quốc hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: Không số Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Tôn Đức Thắng
Ngày ban hành: 24/01/1957 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

VỀ VẤN ĐỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC QUỐC HỘI

(Đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 1957)

QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG, HỌP KHOÁ THỨ6,

Sau khi nghe báo cáo và thảo luận đề nghị của Ban thường trực Quốc hội về việc kiện toàn tổ chức Quốc hội;

Trong khi chờ đợi sửa đổi Hiến pháp;

Để tăng cường hoạt động của Quốc hội, của Ban thường trực Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

I- TUYỂN CỬBỔ SUNG.

1. Trong năm 1957, sẽ tổ chức tuyển cử bổ sung để bầu số đại biểu thay thế các đại biểu Quốc hội đã khuyết, tại các đơn vị bầu cử ở miền Bắc.

2. Việc bầu cử sẽ tổ chức theo nguyên tắc và thể lệ hiện hành.

3. Thời gian tiến hành bầu cử sẽ do Ban thường trực Quốc hội và Chính phủ quy định.

II- MẤY ĐIỀU QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI.

1. Để hiểu rõ tình hình nhân dân đề đạt ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải giữ sự liên hệ với nhân dân ở địa phương đã bầu ra mình hay là ở một nơi thuận lợi với hoàn cảnh cư trú.

Chính quyền các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các đại biểu hiểu rõ tình hình nhân dân.

Tuỳ theo nhu cầu công tác Ban thường trực Quốc hội tổ chức những đoàn đại biểu đi tiếp xúc với nhân dân.

2. Ban thường trực Quốc hội cần nghiên cứu một khoản phụ cấp và những quy định cần thiết cho đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ của mình.

3. Mỗi đại biểu Quốc hội có một huy hiệu, hình thức và cách sử dụng huy hiệu sẽ do Ban thường trực Quốc hội quy định.

4- Quyền bất khả xâm phạm của các đại biểu Quốc hội như đã ghi trong điều 40 Hiến pháp năm 1946 phải được bảo đảm.

III- NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI:

Giữa hai khoá họp của Quốc hội, Ban thường trực Quốc hội có nhiệm vụ và có quyền:

1. Triệu tập Quốc hội và giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

2. Biểu quyết các sắc luật do Chính phủ đề ra. Những dự thảo sắc luật của Chính phủ đưa ra trình bày trước Ban thường trực Quốc hội phải do một đại diện Chính phủ thuyết trình. Những sắc luật do Ban thường trực Quốc hội biểu quyết đều đem trình Quốc hội vào khoá họp gần nhất. Những sắc luật được Quốc hội chuẩn y trở thành những đạo luật của Nhà nước.

3. Xét và đề ra để Chính phủ sửa đổi hoặc huỷ bỏ những sắc lệnh và nghị định không phù hợp với những đạo luật và sắc luật.

4. Thảo luận với Chính phủ về việc Chính phủ cử người thay thế hoặc bổ sung các Bộ trưởng. Danh sách những Bộ trưởng được cử sẽ đưa trình Quốc hội trong khoá họp gần nhất.

5. Thoả thuận với Chính phủ về thi hành những hiệp ước ký với nước ngoài. Những hiệp ước sau khi ký và được Ban thường trực Quốc hội thoả thuận cho thi hành phải đưa trình Quốc hội trong khoá họp gần nhất.

6. Ban thường trực Quốc hội tổ chức như sau:

– Tổng số uỷ viên trong Ban thường trực Quốc hội là 15 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết.

– Ban thường trực Quốc hội gồm:

1 Trưởng ban,

1 Phó trưởng ban,

1 Thư ký,

12 uỷ viên thường và 3 uỷ viên dự khuyết.

– Các uỷ viên trong Ban thường trực Quốc hội không giữ chức vụ trong Chính phủ.

IV- SINH HOẠT CỦA QUỐC HỘI.

Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 lần, trong trường hợp cần thiết sẽ họp hội nghị bất thường.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết về vấn đề kiện toàn tổ chức Quốc hội”