Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 41/2000/QH10 VỀ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUỐCHỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước từ năm 2001 đến năm 2010; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2010 là phải bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đạt được các chỉ tiêu sau:

1- Đối với xã, phường, thị trấn:

– Bảo đảm duy trì, củng cố kết quả và hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học.

– Huy động số học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học trung học cơ sở đạt tỷ lệ từ 95% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên.

– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.

– Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đạt trình độ trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

2- Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN, GIA ĐÌNH, TỔ CHỨC VÀ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1- Công dân trong diện phổ cập giáo dục có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18.

2- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm các điều kiện về giáo viên, trường lớp, sách giáo khoa, trang thiết bị và tài chính để phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục thực hiện thu học phí ở trung học cơ sở, đồng thời miễn, giảm học phí cho đối tượng nghèo, đối tượng được hưởng chính sách xã hội; cấp sách giáo khoa, học phẩm cho đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.

4- Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân đóng góp công sức và vật chất cho việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

5- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân tích cực thực hiện và giám sát việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

1- Giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; chỉ đạo Bộ Gáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; bảo đảm các điều kiện về tài chính, biên chế giáo viên, nâng cấp và xây dựng trường lớp, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở.

2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Cơ quan ban hành: Quốc hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 41/2000/QH10 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 09/12/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 41/2000/QH10 VỀ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUỐCHỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước từ năm 2001 đến năm 2010; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2010 là phải bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đạt được các chỉ tiêu sau:

1- Đối với xã, phường, thị trấn:

– Bảo đảm duy trì, củng cố kết quả và hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học.

– Huy động số học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học trung học cơ sở đạt tỷ lệ từ 95% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên.

– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.

– Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đạt trình độ trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

2- Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN, GIA ĐÌNH, TỔ CHỨC VÀ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1- Công dân trong diện phổ cập giáo dục có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18.

2- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm các điều kiện về giáo viên, trường lớp, sách giáo khoa, trang thiết bị và tài chính để phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục thực hiện thu học phí ở trung học cơ sở, đồng thời miễn, giảm học phí cho đối tượng nghèo, đối tượng được hưởng chính sách xã hội; cấp sách giáo khoa, học phẩm cho đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.

4- Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân đóng góp công sức và vật chất cho việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

5- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân tích cực thực hiện và giám sát việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

1- Giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; chỉ đạo Bộ Gáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; bảo đảm các điều kiện về tài chính, biên chế giáo viên, nâng cấp và xây dựng trường lớp, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở.

2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở”