Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm

NGHỊ QUYẾT

CỦAHỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 15-HĐBT NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1982
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

I

Nước ta đã bước vào năm thứ hai của kế hoạch 5 năm lần thứ ba 1981 – 1985. Nền kinh tế đang có nhiều mặt mất cân đối gay gắt, song việc sử dụng lương thực, năng lượng, vật tư, thiết bị, tiền vốn ít hiệu quả và lãng phí nghiêm trọng; đời sống nhân dân còn nghèo nhưng việc tiêu dùng còn nhiều lãng phí, tệ xa hoa, phô trương, hình thức vẫn phát triển.

Để khắc phục tình trạng trên đây, trước mắt, trong năm 1982 phải bằng mọi cách thực hành tiết kiệm được khoảng 10% mức tiêu hao năng lượng, vật tư, nguyên liệu và các khoản chi tiêu so với kế hoạch và Ngân sách Nhà nước đã giao; sắp xếp lại một bước các ngành sản xuất, xây dựng và đời sống cho phù hợp với tình hình kinh tế; ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật phục vụ tiết kiệm, nhanh chóng đưa nền kinh tế vào nề nếp quản lý theo các chế độ, tiêu dùng, định mức, để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, vật tư, lương thực, lao động, góp phần đẩy mạnh sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.

II

Nội dung tiết kiệm phải được thể hiện trên các mặt trọng tâm sau đây:

1. Tiết kiệm lương thực:

Tổ chức tốt công tác thu mua, bảo quản, bảo đảm chất lượng; giảm mạnh tỷ lệ hao hụt, mất mát trong khâu sản xuất và lưu thông; kiểm tra chặt chẽ việc phân phối sử dụng lương thực. Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép lương thực, nấu rượu lậu, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, ăn cắp lương thực.

2. Tiết kiệm năng lượng, vật tư và nguyên liệu:

Bảo đảm việc sử dụng năng lượng vật tư, nguyên liệu đúng mục đích, có hiệu quả và thực hiện tiêu dùng theo tiêu chuẩn định mức (đặc biệt coi trọng những loại vật tư quan trọng, quý, hiếm như điện, than, xăng dầu, kim loại, hoá chất, gỗ, giấy, bông sợi, cao su…). Tìm cách thay thế dần những loại vật tư nhập khẩu bằng vật tư trong nước. Giảm đến mức thấp nhất tổn thất vật tư, thiết bị trong bảo quản và lưu thông. Tổ chức thu hồi và tận dụng các loại dư liệu, phế liệu, chất thải. Tích cực huy động vật tư ứ đọng và tồn kho quá mức (kể cả trong quân đội) đưa vào sản xuất, xây dựng.

3. Tiết kiệm ngoại tệ:

Tiến hành rà soát lại kế hoạch nhập khẩu và các khoản vay ngoại tệ của năm 1982, giảm nhập những thứ có thể thay thế bằng sản phẩm trong nước. Quản lý thống nhất kế hoạch xuất nhập khẩu và kế hoạch vay vốn nước ngoài, kể cả phần xuất nhập khẩu của địa phương. Tăng cường biện pháp thu ngoại tệ, quản lý chặt chẽ chi tiêu ngoại tệ, gắn kế hoạch vay vốn nước ngoài với kế hoạch xuất khẩu và trách nhiệm trả nợ.

4. Tiết kiệm trong xây dựng cơ bản:

Xem xét kỹ các chủ trương và soát xét lại kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 1982, bố trí phù hợp với khả năng tiền vốn, vật tư, … bảo đảm hiệu quả của vốn đầu tư. Thực hiện việc đăng ký danh mục các công trình dưới hạn ngạch; không cấp phát tiền vốn, vật tư cho những công trình ngoài danh mục đã đăng ký. Chú trọng sử dụng tiết kiệm vật liệu, tận dụng vật liệu trong nước, vật liệu có tại địa phương, bảo đảm chất lượng của công trình.

5. Tiết kiệm chi tiêu ngân sách:

Soát xét mọi khoản thu và chi ngân sách năm 1982, tăng cường những biện pháp chống thất thu, bảo đảm chi tiêu hợp lý, có hiệu quả. Dựa vào khả năng cân đối của ngân sách, Nhà nước sẽ giao khoán định mức chi tiêu ngân sách trên một số lĩnh vực cho các ngành, các cấp. Các khoản chi lãng phí, nhất là liên hoan, quà biếu, phô trương hình thức không đúng chế độ sẽ không được thanh toán.

6. Tiết kiệm lao động:

Các ngành, các cấp, các cơ sở tiến hành cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động hợp lý, nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng lao động có hiệu quả. Coi trọng việc tiết kiệm thời gian; xây dựng các quy định trách nhiệm cụ thể; tổ chức làm việc có chương trình và kế hoạch, bảo đảm hiệu suất công tác cao. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phải quản lý chặt chẽ lao động và năng suất lao động, áp dụng thích hợp các hình thức và chế độ trả lương, chế độ tiền thưởng cho cá nhân và tập thể nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

7. Tiết kiệm trong tiêu dùng:

Xây dựng chính sách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội. Các cơ quan Nhà nước phải tiết kiệm nghiêm ngặt trong mọi khoản chi tiêu. Giảm bớt hội họp, việc tổ chức hội nghị cần bảo đảm ngắn gọn, có kết quả; mọi tài liệu, công văn, sách, báo… phải xét duyệt kỹ về nội dung, số lượng cần phát hành, nơi cần gửi…; việc mua sắm sử dụng điện, nước, xăng, dầu, ô-tô… đều phải xem xét kỹ nhằm chống lãng phí.

Nghiên cứu và tổ chức sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ít tốn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng và hợp với nhu cầu của nhân dân. Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở cần có biện pháp thu hồi phế liệu, phế phẩm, các loại bao bì còn dùng lại được. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang giản dị, tiết kiệm, chống phô trương, xa hoa lãng phí. Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung thể lệ gửi tiền tiết kiệm nhằm khuyến khích nhân dân tiết kiệm tiêu dùng.

Việc quản lý và sử dụng đất đai là một nội dung lớn, Nhà nước sẽ ban hành một luật riêng. Trước mắt, các cơ quan Nhà nước, tập thể và cá nhân sử dụng đất đai đều phải tuân theo các quy định hiện hành, sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, bảo vệ và không ngừng làm tăng độ màu mỡ cho đất đai.

III

Để đạt được yêu cầu thực hành tiết kiệm trên, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:

1. Sắp xếp lại kinh tế:

Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở chủ động rà soát lại các hoạt động kinh tế – sự nghiệp của mình, chú trọng việc củng cố các cơ sở yếu kém, các mặt hoạt động xét thấy không có hiệu quả. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bàn ngay với các ngành nội dung cụ thể việc sắp xếp lại kinh tế để trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các ngành, các cấp cần xem lại chủ trương xây dựng, tập trung ưu tiên cho những công trình trọng điểm, những công trình có khả năng đi vào sản xuất, sử dụng ngay sau khi xây dựng xong. Kiên quyết đình hoãn những công trình không bảo đảm đủ các điều kiện để sản xuất, những công trình không đem lại hiệu quả. Đối với các công trình đang xây dựng phải soát xét lại từ khâu thiết kế đến việc tổ chức thi công, cắt giảm những khối lượng công việc chưa cần thiết, tập trung hoàn thành sớm các hạng mục chính.

Các ngành quản lý kinh doanh cung ứng vật tư, quản lý sản xuất cần kiểm tra và chấn chỉnh ngay việc bảo quản và sử dụng vật tư, thiết bị còn lãng phí, không đúng mục đích. Các ngành lương thực, thương nghiệp, vật tư rà soát chặt chẽ kế hoạch kinh doanh và mạng lưới phục vụ, bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

Ngành vận tải cần có kế hoạch giảm mức tiêu hao nhiên liệu, phát triển vận tải thô sơ, phát triển máy chạy hơi than thay xăng dầu, nâng cao tỷ trọng vận tải đường thuỷ, đường sắt, tăng nhanh vòng quay và năng suất các loại phương tiện, tổ chức hợp lý mạng lưới vận tải.

2. Tăng cường công tác định mức kinh tế – kỹ thuật:

Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành ngay việc soát xét lại các định mức kinh tế – kỹ thuật. Sản phẩm (công việc) nào chưa có định mức phải xây dựng ngay định mức, nếu định mức không hợp lý thì phải trở lại các định mức tiến bộ nhất đã đạt được trước đây và tiến lên lập những định mức mới tiến bộ hơn. Cần tăng cường và củng cố hệ thống các cơ quan chuyên trách công tác định mức ở Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các ngành, các cấp. Tổng cục Thống kê dự thảo một chế độ quyết toán kế hoạch, bao gồm cả quyết toán tài chính và vật tư, trình Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng quyết định; đồng thời tổ chức thống kê việc thực hiện các định mức kinh tế – kỹ thuật.

Bộ Tài chính trình thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành các định mức chi tiêu của bộ máy Nhà nước, mức phải tiết kiệm trong các khoản chi tiêu ngân sách của các ngành, các cấp. Đối với các ngành sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào định mức kinh tế – kỹ thuật và mức phải tiết kiệm để giao nhiệm vụ thu và cấp phát.

3. Tăng cường công tác khoa học kỹ thuật: xây dựng và quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy phạm, chống làm dối, làm ẩu.

Chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình và công tác đo lường. Phải có những biện pháp tích cực bắt buộc mọi cơ sở bảo đảm cân, đong, đo, đếm chính xác trong sản xuất, trong lưu thông. Những đơn vị và người có thành tích nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình cần được khen thưởng thích đáng. Ngược lại, cần xử phạt nghiêm minh những việc làm dối, làm ẩu, làm hỏng, dẫn đến giảm phẩm cấp sản phẩm, không bảo đảm chất lượng công trình.

Thực hiện các chương trình khoa học – kỹ thuật đã ghi trong kế hoạch năm 1982 và bổ sung các đề tài cần nghiên cứu phục vụ tiết kiệm. Phổ biến và áp dụng rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật đã được kết luận.

4. Bổ sung và ban hành các chính sách khuyến khích tiết kiệm:

Các xí nghiệp được sử dụng số vật tư nguyên liệu, năng lượng tiết kiệm được dưới định mức để sản xuất vượt mức kế hoạch, sản xuất thêm mặt hàng và được hưởng mức lợi nhuận cao hơn.

Các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố có thể quy định mức thưởng cho các đơn vị hoặc người có thành tích tiết kiệm năng lượng, vật tư, nguyên liệu dưới định mức. Nhà nước quy định, tới 70% giá trị tiết kiệm được, tính theo giá hiện hành của Nhà nước. Nếu vật tư tiết kiệm được là loại phải nhập khẩu, cần xét thưởng với mức cao hơn. Các đơn vị sản xuất được nguyên liệu hoặc phụ tùng thay thế cho các mặt hàng đang phải nhập khẩu có thể được sử dụng một phần ngoại tệ tiết kiệm được để mua nguyên liệu và trang bị phục vụ sản xuất. Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục được quyền trích một phần các khoản tiết kiệm trong ngành để lập quỹ khen thưởng của Bộ, Tổng cục. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc sử dụng và lập quỹ khen thưởng của Bộ, Tổng cục.

Đơn vị hoặc người gây ra lãng phí và thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh… đều phải chịu trách nhiệm vật chất, nếu liên quan đến đơn vị khác thì xét xử theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Những đơn vị sử dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu vượt định mức sẽ bị cắt giảm tỷ lệ phân phối lợi nhuận và lập ba quỹ của xí nghiệp. Đối với vật tư, nguyên liệu dự trữ quá mức tồn kho cho phép, ngân hàng phải chuyển sang cho vay lãi suất cao hơn. Bộ Tài chính chủ trì bàn ngay với các ngành ban hành những quy định cụ thể về thưởng phạt trong việc thực hành tiết kiệm.

5. Gắn công tác thực hành tiết kiệm với việc chống các hiện tượng tiêu cực; coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động quần chúng thực hành tiết kiệm:

Tình trạng quản lý lỏng lẻo về kinh tế – kỹ thuật tạo nên sơ hở cho các hiện tượng tiêu cực phát triển. Thực hành một chế độ tiết kiệm nghiêm ngặt là biên pháp tích cực để khắc phục các hiện tượng tiêu cực, ngược lại chống tiêu cực mạnh mẽ sẽ góp phần thúc đẩy tiết kiệm. Thủ trưởng các ngành, các cấp, các cơ sở phải hết sức coi trọng kết hợp hai mặt công tác này; một mặt tổ chức tốt việc thực hành tiết kiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nghiêm trị bọn ăn cắp, bọn phá hoại; xử lý nghiêm những người vô trách nhiệm gây lãng phí, mất mát, hư hỏng vật tư, lương thực, hàng hoá của Nhà nước, của tập thể. Phát động quần chúng lên án mạnh mẽ và đấu tranh kiên quyết với những hiện tượng tiêu cực, chống tham ô, móc ngoặc, chống tệ xa hoa, lãng phí.

Ban thi đua Trung ương cùng các ngành văn hoá, thông tin, các đài, các báo, các cơ quan, đoàn thể quần chúng, nhất là Tổng công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hành tiết kiệm, về những biện pháp khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm để thực hiện tiết kiệm trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Cần làm cho mọi người thấy rõ phải thực hành tiết kiệm là để làm ăn có hiệu quả, để thúc đẩy sản xuất, xây dựng và cải thiện đời sống; mọi người phải biết quý trọng và tiết kiệm từng giờ lao động, từng gam nguyên liệu, nhiên liệu, từng đồng vốn.

6. Về tổ chức chỉ đạo thực hiện:

– Thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện tiết kiệm, tổ chức một bộ phận gồm những cán bộ có năng lực giúp việc chỉ đạo. Cần gắn chặt việc thực hành tiết kiệm với kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch công tác của mình. Ngay trong tháng 2 năm 1982, các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tổ chức kiểm điểm về tình hình chống lãng phí và xây dựng một kế hoạch thực hành tiết kiệm. Triển khai những việc đã nêu trong chương trình hành động ban hành kèm theo nghị quyết này, đồng thời giao ngay kế hoạch tiết kiệm năm 1982 cho các đơn vị trực thuộc, tổ chức kiểm tra hướng dẫn cơ sở thực hiện nghị quyết. Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ lập đề án riêng về tiết kiệm, có sự tham gia của Bộ Tài chính, trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Chính trị.

– Hội đồng Bộ trưởng giao thường vụ Hội đồng Bộ trưởng lập một số đoàn kiểm tra của Chính phủ. Thành phần của đoàn có các ngành tổng hợp như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động. Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng phối hợp với các Bộ, các tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện nghị quyết ở các vùng trọng điểm, các cơ sở kinh tế quan trọng. Đối với các mặt chuyên môn về quản lý vật tư, tài chính phân phối lưu thông… thì các Bộ vẫn có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc theo chức năng của mình.

– Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ giúp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này. Các Bộ và Uỷ ban Nhà nước như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Lao động có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ cùng Văn phòng Hội đồng Bộ Trưởng trong việc xây dựng các chính sách, các quy định nêu trong chương trình hành động và theo dõi giúp đỡ các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghị quyết.

– Hàng quý các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện và những kiến nghị cần thiết với Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng, gửi lên văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đồng gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
ĐỂ THỰC HIỆN TIẾT KIỆM TRONG NĂM 1982
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15-HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1982
của Hội đồng Bộ trưởng về thực hành tiết kiệm)

Để triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về tiết kiệm ngay từ quý Inăm 1982 phải tiến hành các công việc sau đây một cách khẩn trương, đồng bộ, có sự phối hợp, kết hợp thật chặt chẽ và có sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở.

I. VỀ SẮP XẾP LẠI KINH TẾ

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng đề án về sắp xếp lại kinh tế trong cả nước và có kế hoạch hướng dẫn các ngành, các cấp tiến hành việc này, trước hết tập trung sắp xếp lại những cơ sở, những công trình, những hoạt động đã rõ ràng là lãng phí và có kế hoạch điều chỉnh ngay trong năm 1982.

Các ngành, các cấp có kế hoạch sắp xếp lại kế hoạch sản xuất, xây dựng, kinh doanh, các hoạt động sự nghiệp thuộc ngành, cấp mình. Tiến hành đánh giá phân loại các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp theo ba loại: có lãi, thu đủ chi, và còn lỗ, không hiệu quả. Có kế hoạch và biện pháp về điều chỉnh nhiệm vụ, tăng cường quản lý đối với các đơn vị yếu kém, còn bị lỗ.

II. VỀ GIẢM MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG, VẬT TƯ,
NGUYÊN LIỆU

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, triển khai công tác định mức theo tinh thần Nghị định số 201-CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác định mức kinh tế – kỹ thuật; trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng bổ sung các chế độ quản lý định mức; quy định danh mục các định mức do Nhà nước quản lý; tổ chức soát xét, bổ sung và điều chỉnh hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật đã có, tập trung trước hết vào những loại vật tư quan trọng như xăng dầu, điện, than, kim loại, gỗ, xi măng, hoá chất… định mức xuất đầu tư, định mức lao động ở những ngành và bộ phận chủ yếu, bổ sung danh mục các chỉ tiêu tiết kiệm trong hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh; chủ trì tổ chức các hội đồng xét duyệt định mức kinh tế – kỹ thuật của Nhà nước; hướng dẫn về tổ chức và hoạt động đối với các Hội đồng định mức ở các ngành, các cấp.

Các ngành, các cấp sớm kiện toàn tổ chức chuyên trách định mức ở ngành mình, cấp mình để đưa công tác định mức vào nề nếp.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ Vật tư, Bộ Cơ khí và luyện kim, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Hoá chất, Bộ Nội thương và các ngành liên quan chuẩn bị các quy định về thu hồi các nguyên liệu, vật liệu trong sản xuất và trong xã hội như sắt thép, phụ tùng máy móc, ô-tô, máy kéo, vòng bi, dầu nhờn, lốp ôtô, pin cũ, than qua lửa, than bụi, bông vải, sợi vụn, đồ nhựa, giấy vụn, thuỷ tinh…

Các ngành cần khẩn trương xây dựng và ban hành ngay các tiêu chuẩn kỹ thuật về phế liệu trong sản xuất do ngành mình quản lý.

– Bộ Vật tư chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan như Bộ Cơ khí và luyện kim, Bộ giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Hoá chất, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước xây dựng các đề án, chương trình hành động và tổ chức thực hiện tiết kiệm các loại vật tư như xăng dầu, kim loại, hoá chất và các loại vật tư, vật liệu chủ yếu khác.

– Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành các quy định về tiết kiệm điện. Bộ Điện lực có kế hoạch và biện pháp giảm lượng điện tự dùng và tổn thất trong truyền tải điện; tổ chức triển khai ngay và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm điện.

– Bộ Xây dựng chủ trì cùng Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ vật tư và các Bộ có khối lượng xây dựng lớn dự thảo một kế hoạch tiết kiệm các loại vật liệu xây dựng, trình Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng.

– Bộ Lâm nghiệp chủ trì cùng Bộ Vật tư, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước chuẩn bị đề án và tổ chức thực hiện tiết kiệm gỗ, bao gồm từ khâu khai thác, chế biến và sử dụng gỗ.

– Bộ Mỏ và than chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Vật tư xây dựng một kế hoạch tiết kiệm than bao gồm từ khâu khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, cân đong, giao nhận, đến khâu sử dụng than, thu hồi than qua lửa.

– Tổng cục Thống kê chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Vật tư, Bộ Xây dựng chuẩn bị chế độ quyết toán kế hoạch hàng năm (bao gồm cả quyết toán vật tư, tài chính), đưa việc thống kê thực hiện định mức vào chế độ.

– Bộ Vật tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xây dựng các định mức tồn kho,nắm tình hình vật tư ứ đọng và kế hoạch điều động sử dụng.

III. TIẾT KIỆM CHI TIÊU NGOẠI TỆ

– Bộ Ngoại thương chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Vật tư hướng dẫn các Bộ soát lại các đơn hàng nhập khẩu vật tư, nguyên liêu, vật liệu, thiết bị lẻ của kế hoạch năm 1982 và xem xét kỹ nhu cầu nhập cho năm 1983 những đơn hàng và hợp đồng mua bán kinh doanh với nước ngoài xét thấy không có hiệu quả để có biện pháp điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu. Đưa vào kế hoạch sản xuất những loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu thay thế loại phải nhập khẩu.

IV. TIẾT KIỆM CHI TIÊU NGÂN SÁCH

– Trong quý I năm 1982 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng những quy định và biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm trong xây dựng cơ bản năm 1982, trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.

– Bộ Tài chính nghiên cứu cải tiến chế độ quản lý chi phí hành chính, thực hiện khoán chi cho các cơ quan, thủ trưởng cơ quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi khoản thu, chi trong cơ quan.

– Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chủ trì cùng Uỷ ban kế hoạch nhà nước, các Bộ, Tổng cục có liên quan nghiên cứu quy hoạch lại các trường, quản lý thống nhất việc đăng ký mở trường. Có đề án khắc phục việc đào tạo trùng lặp hoặc vượt quá yêu cầu, soát xét quy chế tuyển sinh và kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân, ngay từ kế hoạch năm 1982 thật chặt chẽ.

Cải tiến chế độ cấp phát học bổng hiện nay, không cấp tràn lan.

– Các Bộ giáo dục, Y tế, Văn hoá xây dựng đề án phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Động viên nhân dân đóng góp, cùng Nhà nước xây dựng, tu sửa trường lớp cho con em qua quỹ học đường.

– Bộ Văn hoá và Tổng cục Thể dục Thể thao rà soát lại kế hoạch hoạt động của các đơn vị trong ngành theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về thực hành tiết kiệm. Chuyển mạnh các hoạt động văn công, văn nghệ, thể dục thể thao theo hướng hạch toán kinh doanh, phấn đấu tự thu đủ chi và tiến tới có tích luỹ để phát triển.

– Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về tinh giản biên chế, tất cả các ngành, các cấp phải quản lý chặt chẽ tổ chức và biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể; giảm tỷ lệ biên chế gián tiếp trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc cấp phát tiền lương phải căn cứ vào quỹ tiền lương và kế hoạch định biên đã được duyệt; đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, căn cứ vào định mức lao động tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, hoặc theo mức độ hoàn thành kế hoạch (trong thời gian chưa ban hành định mức cho đơn vị sản phẩm).

V. TIẾT KIỆM LAO ĐỘNG

Bộ Lao động hướng dẫn các ngành, các địa phương và các cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm lao động, có kế hoạch sử dụng lao động dôi ra. Bộ lao đồng cùng với các ngành có liên quan hướng dẫn xây dựng và áp dụng các định mức lao động tiến bộ, định mức tiền lương cho đơn vị sản phẩm; nghiên cứu bổ sung chính sách khuyến khích tiết kiệm lao động như mức thưởng, phạt khi hoàn thành hoặc hụt mức kế hoạch năng suất lao động, thưởng cho việc giảm tiêu hao lao động cho một đơn vị sản phẩm, làm thêm việc.

VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT NHẰM
VÀO MỤC TIÊU TIẾT KIỆM

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn các ngành có kế hoạch ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tiết kiệm và bổ sung vào kế hoạch Nhà nước các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mục tiêu tiết kiệm.

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có đề án đẩy mạnh công tác đo lường, tiếp tục xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện. Lập kế hoạch phát triển sản xuất và dụng cụ đo lường đáp ứng nhu cầu trong nước. Đề xuất biện pháp bắt buộc các cơ sở cung ứng, giao nhận, cơ sở sản xuất và mua bán vật tư, hàng hóa phải lắp đặt, sử dụng các thiết bị đo lường cần thiết. Các ngành, các cơ sở phải có kế hoạch sửa chữa, hiệu chỉnh các phương tiện đo lường thường xuyên.

Ngoài các đề án nêu trên đây phục vụ cho việc tiết kiệm năm 1982 và một số năm trước mắt, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước chủ trì cùng các Bộ Tài chính, Vật tư, Xây dựng, Lao động, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có chương trình nghiên cứu để xây dựng một chính sách nhà nước về tiết kiệm một cách cơ bản và có hệ thống trình Hội đồng Bộ trưởng vào cuối năm 1982.

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 15-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 08/02/1982 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ QUYẾT

CỦAHỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 15-HĐBT NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1982
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

I

Nước ta đã bước vào năm thứ hai của kế hoạch 5 năm lần thứ ba 1981 – 1985. Nền kinh tế đang có nhiều mặt mất cân đối gay gắt, song việc sử dụng lương thực, năng lượng, vật tư, thiết bị, tiền vốn ít hiệu quả và lãng phí nghiêm trọng; đời sống nhân dân còn nghèo nhưng việc tiêu dùng còn nhiều lãng phí, tệ xa hoa, phô trương, hình thức vẫn phát triển.

Để khắc phục tình trạng trên đây, trước mắt, trong năm 1982 phải bằng mọi cách thực hành tiết kiệm được khoảng 10% mức tiêu hao năng lượng, vật tư, nguyên liệu và các khoản chi tiêu so với kế hoạch và Ngân sách Nhà nước đã giao; sắp xếp lại một bước các ngành sản xuất, xây dựng và đời sống cho phù hợp với tình hình kinh tế; ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật phục vụ tiết kiệm, nhanh chóng đưa nền kinh tế vào nề nếp quản lý theo các chế độ, tiêu dùng, định mức, để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, vật tư, lương thực, lao động, góp phần đẩy mạnh sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.

II

Nội dung tiết kiệm phải được thể hiện trên các mặt trọng tâm sau đây:

1. Tiết kiệm lương thực:

Tổ chức tốt công tác thu mua, bảo quản, bảo đảm chất lượng; giảm mạnh tỷ lệ hao hụt, mất mát trong khâu sản xuất và lưu thông; kiểm tra chặt chẽ việc phân phối sử dụng lương thực. Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép lương thực, nấu rượu lậu, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, ăn cắp lương thực.

2. Tiết kiệm năng lượng, vật tư và nguyên liệu:

Bảo đảm việc sử dụng năng lượng vật tư, nguyên liệu đúng mục đích, có hiệu quả và thực hiện tiêu dùng theo tiêu chuẩn định mức (đặc biệt coi trọng những loại vật tư quan trọng, quý, hiếm như điện, than, xăng dầu, kim loại, hoá chất, gỗ, giấy, bông sợi, cao su…). Tìm cách thay thế dần những loại vật tư nhập khẩu bằng vật tư trong nước. Giảm đến mức thấp nhất tổn thất vật tư, thiết bị trong bảo quản và lưu thông. Tổ chức thu hồi và tận dụng các loại dư liệu, phế liệu, chất thải. Tích cực huy động vật tư ứ đọng và tồn kho quá mức (kể cả trong quân đội) đưa vào sản xuất, xây dựng.

3. Tiết kiệm ngoại tệ:

Tiến hành rà soát lại kế hoạch nhập khẩu và các khoản vay ngoại tệ của năm 1982, giảm nhập những thứ có thể thay thế bằng sản phẩm trong nước. Quản lý thống nhất kế hoạch xuất nhập khẩu và kế hoạch vay vốn nước ngoài, kể cả phần xuất nhập khẩu của địa phương. Tăng cường biện pháp thu ngoại tệ, quản lý chặt chẽ chi tiêu ngoại tệ, gắn kế hoạch vay vốn nước ngoài với kế hoạch xuất khẩu và trách nhiệm trả nợ.

4. Tiết kiệm trong xây dựng cơ bản:

Xem xét kỹ các chủ trương và soát xét lại kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 1982, bố trí phù hợp với khả năng tiền vốn, vật tư, … bảo đảm hiệu quả của vốn đầu tư. Thực hiện việc đăng ký danh mục các công trình dưới hạn ngạch; không cấp phát tiền vốn, vật tư cho những công trình ngoài danh mục đã đăng ký. Chú trọng sử dụng tiết kiệm vật liệu, tận dụng vật liệu trong nước, vật liệu có tại địa phương, bảo đảm chất lượng của công trình.

5. Tiết kiệm chi tiêu ngân sách:

Soát xét mọi khoản thu và chi ngân sách năm 1982, tăng cường những biện pháp chống thất thu, bảo đảm chi tiêu hợp lý, có hiệu quả. Dựa vào khả năng cân đối của ngân sách, Nhà nước sẽ giao khoán định mức chi tiêu ngân sách trên một số lĩnh vực cho các ngành, các cấp. Các khoản chi lãng phí, nhất là liên hoan, quà biếu, phô trương hình thức không đúng chế độ sẽ không được thanh toán.

6. Tiết kiệm lao động:

Các ngành, các cấp, các cơ sở tiến hành cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động hợp lý, nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng lao động có hiệu quả. Coi trọng việc tiết kiệm thời gian; xây dựng các quy định trách nhiệm cụ thể; tổ chức làm việc có chương trình và kế hoạch, bảo đảm hiệu suất công tác cao. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phải quản lý chặt chẽ lao động và năng suất lao động, áp dụng thích hợp các hình thức và chế độ trả lương, chế độ tiền thưởng cho cá nhân và tập thể nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

7. Tiết kiệm trong tiêu dùng:

Xây dựng chính sách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội. Các cơ quan Nhà nước phải tiết kiệm nghiêm ngặt trong mọi khoản chi tiêu. Giảm bớt hội họp, việc tổ chức hội nghị cần bảo đảm ngắn gọn, có kết quả; mọi tài liệu, công văn, sách, báo… phải xét duyệt kỹ về nội dung, số lượng cần phát hành, nơi cần gửi…; việc mua sắm sử dụng điện, nước, xăng, dầu, ô-tô… đều phải xem xét kỹ nhằm chống lãng phí.

Nghiên cứu và tổ chức sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ít tốn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng và hợp với nhu cầu của nhân dân. Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở cần có biện pháp thu hồi phế liệu, phế phẩm, các loại bao bì còn dùng lại được. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang giản dị, tiết kiệm, chống phô trương, xa hoa lãng phí. Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung thể lệ gửi tiền tiết kiệm nhằm khuyến khích nhân dân tiết kiệm tiêu dùng.

Việc quản lý và sử dụng đất đai là một nội dung lớn, Nhà nước sẽ ban hành một luật riêng. Trước mắt, các cơ quan Nhà nước, tập thể và cá nhân sử dụng đất đai đều phải tuân theo các quy định hiện hành, sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, bảo vệ và không ngừng làm tăng độ màu mỡ cho đất đai.

III

Để đạt được yêu cầu thực hành tiết kiệm trên, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:

1. Sắp xếp lại kinh tế:

Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở chủ động rà soát lại các hoạt động kinh tế – sự nghiệp của mình, chú trọng việc củng cố các cơ sở yếu kém, các mặt hoạt động xét thấy không có hiệu quả. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bàn ngay với các ngành nội dung cụ thể việc sắp xếp lại kinh tế để trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các ngành, các cấp cần xem lại chủ trương xây dựng, tập trung ưu tiên cho những công trình trọng điểm, những công trình có khả năng đi vào sản xuất, sử dụng ngay sau khi xây dựng xong. Kiên quyết đình hoãn những công trình không bảo đảm đủ các điều kiện để sản xuất, những công trình không đem lại hiệu quả. Đối với các công trình đang xây dựng phải soát xét lại từ khâu thiết kế đến việc tổ chức thi công, cắt giảm những khối lượng công việc chưa cần thiết, tập trung hoàn thành sớm các hạng mục chính.

Các ngành quản lý kinh doanh cung ứng vật tư, quản lý sản xuất cần kiểm tra và chấn chỉnh ngay việc bảo quản và sử dụng vật tư, thiết bị còn lãng phí, không đúng mục đích. Các ngành lương thực, thương nghiệp, vật tư rà soát chặt chẽ kế hoạch kinh doanh và mạng lưới phục vụ, bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

Ngành vận tải cần có kế hoạch giảm mức tiêu hao nhiên liệu, phát triển vận tải thô sơ, phát triển máy chạy hơi than thay xăng dầu, nâng cao tỷ trọng vận tải đường thuỷ, đường sắt, tăng nhanh vòng quay và năng suất các loại phương tiện, tổ chức hợp lý mạng lưới vận tải.

2. Tăng cường công tác định mức kinh tế – kỹ thuật:

Các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành ngay việc soát xét lại các định mức kinh tế – kỹ thuật. Sản phẩm (công việc) nào chưa có định mức phải xây dựng ngay định mức, nếu định mức không hợp lý thì phải trở lại các định mức tiến bộ nhất đã đạt được trước đây và tiến lên lập những định mức mới tiến bộ hơn. Cần tăng cường và củng cố hệ thống các cơ quan chuyên trách công tác định mức ở Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các ngành, các cấp. Tổng cục Thống kê dự thảo một chế độ quyết toán kế hoạch, bao gồm cả quyết toán tài chính và vật tư, trình Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng quyết định; đồng thời tổ chức thống kê việc thực hiện các định mức kinh tế – kỹ thuật.

Bộ Tài chính trình thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành các định mức chi tiêu của bộ máy Nhà nước, mức phải tiết kiệm trong các khoản chi tiêu ngân sách của các ngành, các cấp. Đối với các ngành sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào định mức kinh tế – kỹ thuật và mức phải tiết kiệm để giao nhiệm vụ thu và cấp phát.

3. Tăng cường công tác khoa học kỹ thuật: xây dựng và quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy phạm, chống làm dối, làm ẩu.

Chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình và công tác đo lường. Phải có những biện pháp tích cực bắt buộc mọi cơ sở bảo đảm cân, đong, đo, đếm chính xác trong sản xuất, trong lưu thông. Những đơn vị và người có thành tích nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình cần được khen thưởng thích đáng. Ngược lại, cần xử phạt nghiêm minh những việc làm dối, làm ẩu, làm hỏng, dẫn đến giảm phẩm cấp sản phẩm, không bảo đảm chất lượng công trình.

Thực hiện các chương trình khoa học – kỹ thuật đã ghi trong kế hoạch năm 1982 và bổ sung các đề tài cần nghiên cứu phục vụ tiết kiệm. Phổ biến và áp dụng rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật đã được kết luận.

4. Bổ sung và ban hành các chính sách khuyến khích tiết kiệm:

Các xí nghiệp được sử dụng số vật tư nguyên liệu, năng lượng tiết kiệm được dưới định mức để sản xuất vượt mức kế hoạch, sản xuất thêm mặt hàng và được hưởng mức lợi nhuận cao hơn.

Các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố có thể quy định mức thưởng cho các đơn vị hoặc người có thành tích tiết kiệm năng lượng, vật tư, nguyên liệu dưới định mức. Nhà nước quy định, tới 70% giá trị tiết kiệm được, tính theo giá hiện hành của Nhà nước. Nếu vật tư tiết kiệm được là loại phải nhập khẩu, cần xét thưởng với mức cao hơn. Các đơn vị sản xuất được nguyên liệu hoặc phụ tùng thay thế cho các mặt hàng đang phải nhập khẩu có thể được sử dụng một phần ngoại tệ tiết kiệm được để mua nguyên liệu và trang bị phục vụ sản xuất. Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục được quyền trích một phần các khoản tiết kiệm trong ngành để lập quỹ khen thưởng của Bộ, Tổng cục. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc sử dụng và lập quỹ khen thưởng của Bộ, Tổng cục.

Đơn vị hoặc người gây ra lãng phí và thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh… đều phải chịu trách nhiệm vật chất, nếu liên quan đến đơn vị khác thì xét xử theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Những đơn vị sử dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu vượt định mức sẽ bị cắt giảm tỷ lệ phân phối lợi nhuận và lập ba quỹ của xí nghiệp. Đối với vật tư, nguyên liệu dự trữ quá mức tồn kho cho phép, ngân hàng phải chuyển sang cho vay lãi suất cao hơn. Bộ Tài chính chủ trì bàn ngay với các ngành ban hành những quy định cụ thể về thưởng phạt trong việc thực hành tiết kiệm.

5. Gắn công tác thực hành tiết kiệm với việc chống các hiện tượng tiêu cực; coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động quần chúng thực hành tiết kiệm:

Tình trạng quản lý lỏng lẻo về kinh tế – kỹ thuật tạo nên sơ hở cho các hiện tượng tiêu cực phát triển. Thực hành một chế độ tiết kiệm nghiêm ngặt là biên pháp tích cực để khắc phục các hiện tượng tiêu cực, ngược lại chống tiêu cực mạnh mẽ sẽ góp phần thúc đẩy tiết kiệm. Thủ trưởng các ngành, các cấp, các cơ sở phải hết sức coi trọng kết hợp hai mặt công tác này; một mặt tổ chức tốt việc thực hành tiết kiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nghiêm trị bọn ăn cắp, bọn phá hoại; xử lý nghiêm những người vô trách nhiệm gây lãng phí, mất mát, hư hỏng vật tư, lương thực, hàng hoá của Nhà nước, của tập thể. Phát động quần chúng lên án mạnh mẽ và đấu tranh kiên quyết với những hiện tượng tiêu cực, chống tham ô, móc ngoặc, chống tệ xa hoa, lãng phí.

Ban thi đua Trung ương cùng các ngành văn hoá, thông tin, các đài, các báo, các cơ quan, đoàn thể quần chúng, nhất là Tổng công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hành tiết kiệm, về những biện pháp khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm để thực hiện tiết kiệm trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Cần làm cho mọi người thấy rõ phải thực hành tiết kiệm là để làm ăn có hiệu quả, để thúc đẩy sản xuất, xây dựng và cải thiện đời sống; mọi người phải biết quý trọng và tiết kiệm từng giờ lao động, từng gam nguyên liệu, nhiên liệu, từng đồng vốn.

6. Về tổ chức chỉ đạo thực hiện:

– Thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện tiết kiệm, tổ chức một bộ phận gồm những cán bộ có năng lực giúp việc chỉ đạo. Cần gắn chặt việc thực hành tiết kiệm với kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch công tác của mình. Ngay trong tháng 2 năm 1982, các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tổ chức kiểm điểm về tình hình chống lãng phí và xây dựng một kế hoạch thực hành tiết kiệm. Triển khai những việc đã nêu trong chương trình hành động ban hành kèm theo nghị quyết này, đồng thời giao ngay kế hoạch tiết kiệm năm 1982 cho các đơn vị trực thuộc, tổ chức kiểm tra hướng dẫn cơ sở thực hiện nghị quyết. Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ lập đề án riêng về tiết kiệm, có sự tham gia của Bộ Tài chính, trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Chính trị.

– Hội đồng Bộ trưởng giao thường vụ Hội đồng Bộ trưởng lập một số đoàn kiểm tra của Chính phủ. Thành phần của đoàn có các ngành tổng hợp như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động. Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng phối hợp với các Bộ, các tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện nghị quyết ở các vùng trọng điểm, các cơ sở kinh tế quan trọng. Đối với các mặt chuyên môn về quản lý vật tư, tài chính phân phối lưu thông… thì các Bộ vẫn có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc theo chức năng của mình.

– Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ giúp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này. Các Bộ và Uỷ ban Nhà nước như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Lao động có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ cùng Văn phòng Hội đồng Bộ Trưởng trong việc xây dựng các chính sách, các quy định nêu trong chương trình hành động và theo dõi giúp đỡ các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghị quyết.

– Hàng quý các Bộ, Tổng cục, các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện và những kiến nghị cần thiết với Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng, gửi lên văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đồng gửi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
ĐỂ THỰC HIỆN TIẾT KIỆM TRONG NĂM 1982
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15-HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1982
của Hội đồng Bộ trưởng về thực hành tiết kiệm)

Để triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về tiết kiệm ngay từ quý Inăm 1982 phải tiến hành các công việc sau đây một cách khẩn trương, đồng bộ, có sự phối hợp, kết hợp thật chặt chẽ và có sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở.

I. VỀ SẮP XẾP LẠI KINH TẾ

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng đề án về sắp xếp lại kinh tế trong cả nước và có kế hoạch hướng dẫn các ngành, các cấp tiến hành việc này, trước hết tập trung sắp xếp lại những cơ sở, những công trình, những hoạt động đã rõ ràng là lãng phí và có kế hoạch điều chỉnh ngay trong năm 1982.

Các ngành, các cấp có kế hoạch sắp xếp lại kế hoạch sản xuất, xây dựng, kinh doanh, các hoạt động sự nghiệp thuộc ngành, cấp mình. Tiến hành đánh giá phân loại các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp theo ba loại: có lãi, thu đủ chi, và còn lỗ, không hiệu quả. Có kế hoạch và biện pháp về điều chỉnh nhiệm vụ, tăng cường quản lý đối với các đơn vị yếu kém, còn bị lỗ.

II. VỀ GIẢM MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG, VẬT TƯ,
NGUYÊN LIỆU

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, triển khai công tác định mức theo tinh thần Nghị định số 201-CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác định mức kinh tế – kỹ thuật; trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng bổ sung các chế độ quản lý định mức; quy định danh mục các định mức do Nhà nước quản lý; tổ chức soát xét, bổ sung và điều chỉnh hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật đã có, tập trung trước hết vào những loại vật tư quan trọng như xăng dầu, điện, than, kim loại, gỗ, xi măng, hoá chất… định mức xuất đầu tư, định mức lao động ở những ngành và bộ phận chủ yếu, bổ sung danh mục các chỉ tiêu tiết kiệm trong hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh; chủ trì tổ chức các hội đồng xét duyệt định mức kinh tế – kỹ thuật của Nhà nước; hướng dẫn về tổ chức và hoạt động đối với các Hội đồng định mức ở các ngành, các cấp.

Các ngành, các cấp sớm kiện toàn tổ chức chuyên trách định mức ở ngành mình, cấp mình để đưa công tác định mức vào nề nếp.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ Vật tư, Bộ Cơ khí và luyện kim, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Hoá chất, Bộ Nội thương và các ngành liên quan chuẩn bị các quy định về thu hồi các nguyên liệu, vật liệu trong sản xuất và trong xã hội như sắt thép, phụ tùng máy móc, ô-tô, máy kéo, vòng bi, dầu nhờn, lốp ôtô, pin cũ, than qua lửa, than bụi, bông vải, sợi vụn, đồ nhựa, giấy vụn, thuỷ tinh…

Các ngành cần khẩn trương xây dựng và ban hành ngay các tiêu chuẩn kỹ thuật về phế liệu trong sản xuất do ngành mình quản lý.

– Bộ Vật tư chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan như Bộ Cơ khí và luyện kim, Bộ giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Hoá chất, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước xây dựng các đề án, chương trình hành động và tổ chức thực hiện tiết kiệm các loại vật tư như xăng dầu, kim loại, hoá chất và các loại vật tư, vật liệu chủ yếu khác.

– Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành các quy định về tiết kiệm điện. Bộ Điện lực có kế hoạch và biện pháp giảm lượng điện tự dùng và tổn thất trong truyền tải điện; tổ chức triển khai ngay và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm điện.

– Bộ Xây dựng chủ trì cùng Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ vật tư và các Bộ có khối lượng xây dựng lớn dự thảo một kế hoạch tiết kiệm các loại vật liệu xây dựng, trình Thường vụ Hội đồng Bộ Trưởng.

– Bộ Lâm nghiệp chủ trì cùng Bộ Vật tư, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước chuẩn bị đề án và tổ chức thực hiện tiết kiệm gỗ, bao gồm từ khâu khai thác, chế biến và sử dụng gỗ.

– Bộ Mỏ và than chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Vật tư xây dựng một kế hoạch tiết kiệm than bao gồm từ khâu khai thác, sàng tuyển, vận chuyển, cân đong, giao nhận, đến khâu sử dụng than, thu hồi than qua lửa.

– Tổng cục Thống kê chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Vật tư, Bộ Xây dựng chuẩn bị chế độ quyết toán kế hoạch hàng năm (bao gồm cả quyết toán vật tư, tài chính), đưa việc thống kê thực hiện định mức vào chế độ.

– Bộ Vật tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xây dựng các định mức tồn kho,nắm tình hình vật tư ứ đọng và kế hoạch điều động sử dụng.

III. TIẾT KIỆM CHI TIÊU NGOẠI TỆ

– Bộ Ngoại thương chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ Vật tư hướng dẫn các Bộ soát lại các đơn hàng nhập khẩu vật tư, nguyên liêu, vật liệu, thiết bị lẻ của kế hoạch năm 1982 và xem xét kỹ nhu cầu nhập cho năm 1983 những đơn hàng và hợp đồng mua bán kinh doanh với nước ngoài xét thấy không có hiệu quả để có biện pháp điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.

– Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu. Đưa vào kế hoạch sản xuất những loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu thay thế loại phải nhập khẩu.

IV. TIẾT KIỆM CHI TIÊU NGÂN SÁCH

– Trong quý I năm 1982 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng những quy định và biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm trong xây dựng cơ bản năm 1982, trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.

– Bộ Tài chính nghiên cứu cải tiến chế độ quản lý chi phí hành chính, thực hiện khoán chi cho các cơ quan, thủ trưởng cơ quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi khoản thu, chi trong cơ quan.

– Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chủ trì cùng Uỷ ban kế hoạch nhà nước, các Bộ, Tổng cục có liên quan nghiên cứu quy hoạch lại các trường, quản lý thống nhất việc đăng ký mở trường. Có đề án khắc phục việc đào tạo trùng lặp hoặc vượt quá yêu cầu, soát xét quy chế tuyển sinh và kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân, ngay từ kế hoạch năm 1982 thật chặt chẽ.

Cải tiến chế độ cấp phát học bổng hiện nay, không cấp tràn lan.

– Các Bộ giáo dục, Y tế, Văn hoá xây dựng đề án phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Động viên nhân dân đóng góp, cùng Nhà nước xây dựng, tu sửa trường lớp cho con em qua quỹ học đường.

– Bộ Văn hoá và Tổng cục Thể dục Thể thao rà soát lại kế hoạch hoạt động của các đơn vị trong ngành theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về thực hành tiết kiệm. Chuyển mạnh các hoạt động văn công, văn nghệ, thể dục thể thao theo hướng hạch toán kinh doanh, phấn đấu tự thu đủ chi và tiến tới có tích luỹ để phát triển.

– Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về tinh giản biên chế, tất cả các ngành, các cấp phải quản lý chặt chẽ tổ chức và biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể; giảm tỷ lệ biên chế gián tiếp trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc cấp phát tiền lương phải căn cứ vào quỹ tiền lương và kế hoạch định biên đã được duyệt; đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, căn cứ vào định mức lao động tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, hoặc theo mức độ hoàn thành kế hoạch (trong thời gian chưa ban hành định mức cho đơn vị sản phẩm).

V. TIẾT KIỆM LAO ĐỘNG

Bộ Lao động hướng dẫn các ngành, các địa phương và các cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm lao động, có kế hoạch sử dụng lao động dôi ra. Bộ lao đồng cùng với các ngành có liên quan hướng dẫn xây dựng và áp dụng các định mức lao động tiến bộ, định mức tiền lương cho đơn vị sản phẩm; nghiên cứu bổ sung chính sách khuyến khích tiết kiệm lao động như mức thưởng, phạt khi hoàn thành hoặc hụt mức kế hoạch năng suất lao động, thưởng cho việc giảm tiêu hao lao động cho một đơn vị sản phẩm, làm thêm việc.

VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT NHẰM
VÀO MỤC TIÊU TIẾT KIỆM

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn các ngành có kế hoạch ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tiết kiệm và bổ sung vào kế hoạch Nhà nước các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mục tiêu tiết kiệm.

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước có đề án đẩy mạnh công tác đo lường, tiếp tục xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện. Lập kế hoạch phát triển sản xuất và dụng cụ đo lường đáp ứng nhu cầu trong nước. Đề xuất biện pháp bắt buộc các cơ sở cung ứng, giao nhận, cơ sở sản xuất và mua bán vật tư, hàng hóa phải lắp đặt, sử dụng các thiết bị đo lường cần thiết. Các ngành, các cơ sở phải có kế hoạch sửa chữa, hiệu chỉnh các phương tiện đo lường thường xuyên.

Ngoài các đề án nêu trên đây phục vụ cho việc tiết kiệm năm 1982 và một số năm trước mắt, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước chủ trì cùng các Bộ Tài chính, Vật tư, Xây dựng, Lao động, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có chương trình nghiên cứu để xây dựng một chính sách nhà nước về tiết kiệm một cách cơ bản và có hệ thống trình Hội đồng Bộ trưởng vào cuối năm 1982.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm”