NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 42/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2000
VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2001
QUỐCHỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 62 và Điều 63 của Luật tổ chức Quốc hội, Điều 22 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 286/UBTVQH10 ngày 06 tháng 11 năm 2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001 như sau :
1- Chương trình xây dựng luật bao gồm:
* Tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2001):
a) Trình Quốc hội cho ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước và quyết định thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp.
b) Trình Quốc hội thông qua các dự án:
1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai;
2- Luật phòng cháy, chữa cháy;
3- Luật di sản văn hoá;
4- Luật hải quan;
5- Luật giao thông đường bộ;
6- Luật sửa đổi Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự.
c) Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp các dự án :
1- Luật bảo hiểm xã hội;
2- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.
d) Tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến cùng với việc thảo luận nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước tại các Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương về các dự án:
1- Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);
2- Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
3- Luật tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi);
4- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);
5- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi);
6- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội;
7- Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).
* Tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2001):
a) Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước.
b) Trình Quốc hội thông qua các dự án:
1- Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi);
2- Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
3- Luật tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi);
4- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi);
5- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi);
6- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội;
7- Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).
c) Tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại các Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương về các dự án:
1- Luật phá sản doanh nghiệp (sửa đổi);
2- Luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi);
3- Luật kế toán;
4- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi);
5- Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi);
6- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án pháp lệnh, nghị quyết sau đây:
a) Chương trình chính thức:
1- Pháp lệnh luật sư (sửa đổi);
2- Pháp lệnh đấu thầu;
3- Pháp lệnh phí và lệ phí;
4- Pháp lệnh thi hành án dân sự (sửa đổi);
5- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi);
6- Pháp lệnh về tôn giáo;
7- Pháp lệnh thú y (sửa đổi);
8- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sửa đổi);
9- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sửa đổi);
10- Pháp lệnh bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi (sửa đổi);
11- Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia (sửa đổi);
12- Pháp lệnh cơ yếu;
13- Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các biện pháp tự vệ khắc phục bất lợi trong thương mại quốc tế;
14- Pháp lệnh quảng cáo;
15- Pháp lệnh giám định tư pháp;
16- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
17- Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 1-7-1991.
b) Chương trình dự bị:
1- Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân (sửa đổi);
2- Pháp lệnh bưu chính viễn thông;
3- Pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi;
4- Pháp lệnh thực phẩm;
5- Pháp lệnh quản lý dự trữ quốc gia.
c) Chương trình chuẩn bị:
1- Pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mại dâm;
2- Pháp lệnh trọng tài thương mại;
3- Pháp lệnh động viên công nghiệp;
4- Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển;
5- Pháp lệnh về giá;
6- Pháp lệnh dân số;
7- Pháp lệnh về công tác cảnh vệ.
Điều 2
Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị việc thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu chuẩn bị đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ máy nhà nước và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 3
1- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001. Trong trường hợp thật cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội.
2- Các cơ quan được giao soạn thảo, trình dự án luật, pháp lệnh cần có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể để bảo đảm các dự án được trình đúng tiến độ, quy trình, có chất lượng và bảo đảm ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành.
3- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có kế hoạch chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo để nâng cao chất lượng dự án và báo cáo thẩm tra; làm tốt công tác tham mưu cho Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh; tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh để pháp luật được thực hiện thống nhất.
4- Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan hữu quan trong việc triển khai thực hiện chương trình; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo đảm các luật, pháp lệnh sớm đi vào cuộc sống; tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình soạn thảo, thông qua luật, pháp lệnh, trong đó chú trọng việc đổi mới quy trình thông qua luật để có thể thông qua được nhiều luật tại kỳ họp Quốc hội, đồng thời bảo đảm chất lượng của các văn bản pháp luật.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.
Reviews
There are no reviews yet.