Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 37/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ GIÁO DỤC

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 1534/CP-KG, ngày 14 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về tình hình giáo dục; Báo cáo thẩm tra số 662BC/VH-GD-TTN, ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về báo cáo của Chính phủ và ý kiến của đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Quốc hội cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về giáo dục.

Trong những năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về quy mô, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000 và đến năm học 2004-2005 đã có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục phát triển chưa cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học. Quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của xã hội. Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, công tác quản lý giáo dục còn hạn chế. Những tiêu cực trong giáo dục như thiếu trung thực trong học tập, dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính áp đặt, thi cử nặng nề, tốn kém… gây bức xúc trong xã hội.

Quốc hội ghi nhận những thành tựu của giáo dục đã đạt được và giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đổi mới giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiếp cận với trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới. Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược giáo dục đến năm 2010 và xây dựng chiến lược giáo dục dài hạn cho những năm tiếp theo.

Quốc hội nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục mầm non. Nâng cao chất lượng thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 và Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội. Nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban trung học phổ thông góp phần tích cực hướng nghiệp cho học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

2. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học và tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đại học. Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học xong trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh có cơ hội được học nghề. Phát triển giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân và xây dựng xã hội học tập.

3. Đầu tư ngân sách cho giáo dục – đào tạo đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi lương và chi cho các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tiếp tục ban hành các chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các trường ngoài công lập và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường ngoài công lập.

4. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

5. Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân công, phân cấp rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ sở giáo dục, lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; củng cố tổ chức thanh tra và đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm. Đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005, tiếp tục cải tiến công tác thicử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực.

6. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy và học. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để khắc phục và chấm dứt sự gian dối trong thi cử, làm luận văn, luận án, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính áp đặt, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh nhất là ở tiểu học và trung học cơ sở.

7. Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiênphát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và giáo dục cho trẻ em khuyết tật.

Chính phủ triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục
Cơ quan ban hành: Quốc hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 37/2004/QH11 Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 03/12/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Chính sách
Tóm tắt văn bản

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 37/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ GIÁO DỤC

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 1534/CP-KG, ngày 14 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về tình hình giáo dục; Báo cáo thẩm tra số 662BC/VH-GD-TTN, ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về báo cáo của Chính phủ và ý kiến của đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Quốc hội cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về giáo dục.

Trong những năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về quy mô, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000 và đến năm học 2004-2005 đã có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục phát triển chưa cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học. Quy mô giáo dục nghề nghiệp còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của xã hội. Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, công tác quản lý giáo dục còn hạn chế. Những tiêu cực trong giáo dục như thiếu trung thực trong học tập, dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính áp đặt, thi cử nặng nề, tốn kém… gây bức xúc trong xã hội.

Quốc hội ghi nhận những thành tựu của giáo dục đã đạt được và giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đổi mới giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiếp cận với trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới. Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược giáo dục đến năm 2010 và xây dựng chiến lược giáo dục dài hạn cho những năm tiếp theo.

Quốc hội nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục mầm non. Nâng cao chất lượng thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 và Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội. Nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban trung học phổ thông góp phần tích cực hướng nghiệp cho học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

2. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học và tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đại học. Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học xong trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh có cơ hội được học nghề. Phát triển giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân và xây dựng xã hội học tập.

3. Đầu tư ngân sách cho giáo dục – đào tạo đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi lương và chi cho các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tiếp tục ban hành các chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các trường ngoài công lập và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường ngoài công lập.

4. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

5. Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân công, phân cấp rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ sở giáo dục, lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; củng cố tổ chức thanh tra và đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm. Đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005, tiếp tục cải tiến công tác thicử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực.

6. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy và học. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để khắc phục và chấm dứt sự gian dối trong thi cử, làm luận văn, luận án, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính áp đặt, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh nhất là ở tiểu học và trung học cơ sở.

7. Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiênphát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và giáo dục cho trẻ em khuyết tật.

Chính phủ triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục”