Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

QUỐC HỘI
——–
Nghị quyết số: 63/2013/QH13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
NGHỊ QUYẾT
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
——————-
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm2013;
Trên cơ sở xem xét các Báo cáo số 399/BC-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, Báo cáo số 414/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác thi hành án, Báo cáo số 126/BC-VKSTC ngày 5 tháng 10 năm 2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Báo cáo số 60/BC-TA ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án năm 2013, Báo cáo số 391/BC-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Báo cáo thẩm tra số 1453/BC-UBTP13 ngày 15 tháng 10 năm 2013của Ủy ban tư pháp của Quốc hội và ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Báo cáo thẩm tra số 1553/BC-UBTP13 ngày 21 tháng 10 năm 2013;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
Năm 2013, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thực hiện tốt Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 37); bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; tình hình tội phạm, tham nhũng cònnghiêm trọng và diễn biến phức tạp; một số tội phạm có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong dư luận. Năm 2014 và những năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới, khu vực có những biến động phức tạp khó lường, kinh tế – xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực tác động đến sự gia tăng của tội phạm. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Điều 2
Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đề ra và yêu cầu trong năm 2014 và những năm tiếp theo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37; đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ trong tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng như giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ma túy, chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người đứng đầu chính quyền và cơ quan Công an các địa phương phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn; không để xảy ra tội phạm lộng hành, các trường hợp bao che tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; không để hình thành các tụ điểmcờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong dư luận. Công an các cấp tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội; triệt phá các tụ điểm phức tạp về hình sự, ma túy; giảm tỷ lệ tái phạm tội, giảm số đối tượng bị truy nã còn ở ngoài xã hội.
Cơ quan điều tra, Điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra; nâng cao chất lượng công tác điều tra, thu thập đầy đủ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình; tăng cường các biện pháp chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; đẩy nhanh tiến độ điều tra các loại án; bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật; hằng năm, tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá các loại tội phạm.
Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012-2016 và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong lĩnh vực quản lý; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt. Người đứng đầu, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; chịu trách nhiệm về những trường hợp xử lý hành chính, kỷ luật không đúng quy định của pháp luật để lọt tội phạm, bao che cán bộ do mình quản lý có hành vi tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước tập trung thanh tra, kiểm toán các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Qua thanh tra, kiểm toán phải xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường thu hồi tài sản; kịp thời kiến nghị khởi tố và chủ động chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố hình sự. Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định và kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm toán; phát hiện những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện, phòng ngừa tham nhũng. Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán phải chịu trách nhiệm về kết luận vụ việc được thanh tra, kiểm toán, xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật các trường hợp rõ ràng có dấu hiệu tội phạm, sau đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án phát hiện bỏ lọt tội phạm và khởi tố, xử lý hình sự.
Cơ quan điều tra chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, cơ quan Thanh tra và Kiểm toán, tập trung khám phá, bảo đảm thời hạn điều tra theo luật định các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; hằng năm, phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá loại án này và các vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt; nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng; nêu rõ các bộ, ngành, địa phương làm tốt và chưa tốt. Trong năm 2014, Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng; hướng dẫn việc bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng.
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời thanh lọc, xử lý nghiêm minh người mắc sai phạm, tiêu cực; nâng cao chất lượng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thanh tra viên, Kiểm toán viên;từng bước kiện toàn các đơn vị chuyên trách trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp trong suốt quá trình tố tụng; chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan giảm đáng kể tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ, tham nhũng đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố; khắc phục các trường hợp lạm dụng khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, đối đáp đầy đủ ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ phải đúng quy định của pháp luật; kiên quyết kháng nghị yêu cầu Tòa án xét xử nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
Trong năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành hướng dẫn phối hợp hoạt động giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán trong xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm toán; xây dựng Đề án về “Cơ chế, chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, hối lộ”.Hằng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo tiến độ giải quyết các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn; đánh giá đầy đủ tình hình đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự.
3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự; áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản nhà nước. Tòa án các cấp phải tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án, không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; triệt để khắc phục tình trạng lạm dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điều 46, 47 và 60 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”,“số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các điều 139, 140 và 163 của Bộ luật hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và “Tội cho vay lãi nặng”.
Hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình quyết định hình phạt, áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng ở Tòa án các cấp.
4. Ủy ban tư pháp của Quốc hội tăng cường giám sát việc phát hiện và xử lý tội phạm, tham nhũng; kịp thời kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục hạn chế, thiếu sót. Hằng năm, giám sát một số chuyên đề, một số vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm; giám sát, đôn đốc các cơ quan hữu quan ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật nêu tại Nghị quyết này và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội kết quả giám sát.
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực phụ trách của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban tư pháp trong giám sát việc phát hiện, xử lý tội phạm, tham nhũng.
Điều 3
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37 và Nghị quyết này; hằng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.
Điều 4
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thực hiện Nghị quyết này.
______________________________________________________________________
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
Thuộc tính văn bản
Nghị quyết 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm
Cơ quan ban hành: Quốc hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 63/2013/QH13 Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 27/11/2013 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUỐC HỘI
——–
Nghị quyết số: 63/2013/QH13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
NGHỊ QUYẾT
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
——————-
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm2013;
Trên cơ sở xem xét các Báo cáo số 399/BC-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, Báo cáo số 414/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác thi hành án, Báo cáo số 126/BC-VKSTC ngày 5 tháng 10 năm 2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Báo cáo số 60/BC-TA ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án năm 2013, Báo cáo số 391/BC-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Báo cáo thẩm tra số 1453/BC-UBTP13 ngày 15 tháng 10 năm 2013của Ủy ban tư pháp của Quốc hội và ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Báo cáo thẩm tra số 1553/BC-UBTP13 ngày 21 tháng 10 năm 2013;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
Năm 2013, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp thực hiện tốt Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 37); bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; tình hình tội phạm, tham nhũng cònnghiêm trọng và diễn biến phức tạp; một số tội phạm có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong dư luận. Năm 2014 và những năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới, khu vực có những biến động phức tạp khó lường, kinh tế – xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực tác động đến sự gia tăng của tội phạm. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Điều 2
Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đề ra và yêu cầu trong năm 2014 và những năm tiếp theo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37; đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ trong tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng như giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ma túy, chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người đứng đầu chính quyền và cơ quan Công an các địa phương phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn; không để xảy ra tội phạm lộng hành, các trường hợp bao che tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; không để hình thành các tụ điểmcờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong dư luận. Công an các cấp tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội; triệt phá các tụ điểm phức tạp về hình sự, ma túy; giảm tỷ lệ tái phạm tội, giảm số đối tượng bị truy nã còn ở ngoài xã hội.
Cơ quan điều tra, Điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra; nâng cao chất lượng công tác điều tra, thu thập đầy đủ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình; tăng cường các biện pháp chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; đẩy nhanh tiến độ điều tra các loại án; bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật; hằng năm, tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá các loại tội phạm.
Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012-2016 và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong lĩnh vực quản lý; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt. Người đứng đầu, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; chịu trách nhiệm về những trường hợp xử lý hành chính, kỷ luật không đúng quy định của pháp luật để lọt tội phạm, bao che cán bộ do mình quản lý có hành vi tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước tập trung thanh tra, kiểm toán các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Qua thanh tra, kiểm toán phải xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường thu hồi tài sản; kịp thời kiến nghị khởi tố và chủ động chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố hình sự. Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định và kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm toán; phát hiện những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện, phòng ngừa tham nhũng. Cơ quan Thanh tra, Kiểm toán phải chịu trách nhiệm về kết luận vụ việc được thanh tra, kiểm toán, xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật các trường hợp rõ ràng có dấu hiệu tội phạm, sau đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án phát hiện bỏ lọt tội phạm và khởi tố, xử lý hình sự.
Cơ quan điều tra chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, cơ quan Thanh tra và Kiểm toán, tập trung khám phá, bảo đảm thời hạn điều tra theo luật định các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; hằng năm, phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá loại án này và các vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt; nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng; nêu rõ các bộ, ngành, địa phương làm tốt và chưa tốt. Trong năm 2014, Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng; hướng dẫn việc bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng.
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời thanh lọc, xử lý nghiêm minh người mắc sai phạm, tiêu cực; nâng cao chất lượng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thanh tra viên, Kiểm toán viên;từng bước kiện toàn các đơn vị chuyên trách trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp trong suốt quá trình tố tụng; chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan giảm đáng kể tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ, tham nhũng đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố; khắc phục các trường hợp lạm dụng khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, đối đáp đầy đủ ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ phải đúng quy định của pháp luật; kiên quyết kháng nghị yêu cầu Tòa án xét xử nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
Trong năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành hướng dẫn phối hợp hoạt động giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán trong xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm toán; xây dựng Đề án về “Cơ chế, chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, hối lộ”.Hằng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo tiến độ giải quyết các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn; đánh giá đầy đủ tình hình đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự.
3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự; áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản nhà nước. Tòa án các cấp phải tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án, không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; triệt để khắc phục tình trạng lạm dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điều 46, 47 và 60 của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”,“số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các điều 139, 140 và 163 của Bộ luật hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và “Tội cho vay lãi nặng”.
Hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình quyết định hình phạt, áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng ở Tòa án các cấp.
4. Ủy ban tư pháp của Quốc hội tăng cường giám sát việc phát hiện và xử lý tội phạm, tham nhũng; kịp thời kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục hạn chế, thiếu sót. Hằng năm, giám sát một số chuyên đề, một số vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm; giám sát, đôn đốc các cơ quan hữu quan ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật nêu tại Nghị quyết này và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội kết quả giám sát.
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực phụ trách của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban tư pháp trong giám sát việc phát hiện, xử lý tội phạm, tham nhũng.
Điều 3
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37 và Nghị quyết này; hằng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.
Điều 4
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thực hiện Nghị quyết này.
______________________________________________________________________
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”