Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết 29/2008/NQ-CP của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2008

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2008/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2008

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 11 NĂM 2008

Trong hai ngày 01 và 02 tháng 12 năm 2008, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2008, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau đây:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2008, các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự đình trệ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước.

Với sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt và linh hoạt của Chính phủ, sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, nền kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực: Lạm phát về cơ bản đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm dần qua các tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao: ước cả năm, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5 – 7%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,1%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 65 tỷ USD, tăng 33,9%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD; thu ngân sách cả năm vượt 23,5% so với dự toán; đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2007. An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả: tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội năm 2008 khoảng 19.800 tỷ đồng, tăng 14.700 tỷ đồng so với năm 2007; cấp không thu tiền hàng chục nghìn tấn gạo cho đồng bào vùng bị thiên tai, thiếu đói; chi khoảng 28.900 tỷ đồng để điều chỉnh tăng lương tối thiểu và điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, người lương thấp. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin và bảo vệ môi trường được chú trọng. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có những chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả. Chính trị, xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp…đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Trong 3 tháng 9, 10 và 11 năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng thấp hơn các tháng trước; giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng âm; xuấtkhẩu và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn; nền kinh tế có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại…

Trước tình hình đó, trên cơ sở tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp đã đề ra, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo, điều hành từ nay đến hết năm 2008 và năm 2009 là tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế, khắc phục tình trạng đình trệ trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm này, cần phải có những giải pháp đột phá phù hợp với tình hình mới.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết về các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; xin ý kiến các thành viên Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.

2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về Cơ chế chỉ định thầu đối với các dự án xây dựng thuộc Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 – 2012; Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về công tác triển khai và tiến độ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế năm 2008 trong khuôn khổ Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án nêu trên và cả các công trình, dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác như giao thông, thuỷ lợi…, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo kiên quyết, chủ động tháo gỡ khó khăn về thủ tục đầu tư, mua sắm; giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quyết định thực hiện chỉ định thầu hoặc các hình thức chọn thầu khác đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước có tổng mức vốn dưới 05 tỷ đồng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo đúng quy định của pháp luật.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình bày tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ về Dự án Luật nói trên.

Luật Điện ảnh là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện ảnh ở nước ta đã được Quốc hội ban hành năm 2006. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành Luật thời gian qua đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập, đặc biệt là một số điều khoản không phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới; đồng thời, căn cứ theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh được quy định tại Luật Điện ảnh cũng đã có sự thay đổi. Để thống nhất quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điện ảnh phát triển phù hợp với xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, đẩy mạnh sản xuất phim Việt Nam nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh.

Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này.

4. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày tờ trình về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo ý kiến về việc phê chuẩn Công ước.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng tham gia hội nhập sâu, rộng và trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng là cần thiết. Điều đó phù hợp với xu thế chung của thế giới và khẳng định trước cộng đồng quốc tế quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thể hiện thiện chí hợp tác quốc tế của Việt Nam trong giải quyết một vấn đề toàn cầu, góp phần nâng cao uy tín, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra cơ chế hỗ trợ quốc tế để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo thêm diễn đàn mở rộng hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, cân nhắc các nội dung cần bảo lưu trên tinh thần bảo đảm chủ quyền quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thừa ủy quyền Chính phủ dự thảo tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

5. Chính phủ đã xem xét và thông qua các báo cáo về: tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính tháng 11 năm 2008; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 11 năm 2008; tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 11 và các quyết nghị của Chính phủ từ phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2008, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các đề án, công việc còn lại của tháng 12; tiếp tục rà soát và loại bỏ các thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Cần sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ các rào cản về thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Bên cạnh 08 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã được nêu trong Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2008 và Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2008, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt ngay từ tháng 12 năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 các giải pháp cấp bách được đề ra trong Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Để chuẩn bị và phục vụ tốt việc đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, không để xảy ra thiếu hàng hóa, đầu cơ, tích trữ gây tăng giá. Các lực lượng quản lý thị trường và lực lượng công an tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm nạn buôn lậu và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chủ động rà soát, kiểm tra và kiên quyết ngăn chặn tình trạng đốt pháo trở lại, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết 29/2008/NQ-CP của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2008
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 29/2008/NQ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/12/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2008/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2008

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 11 NĂM 2008

Trong hai ngày 01 và 02 tháng 12 năm 2008, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2008, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau đây:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2008, các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự đình trệ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước.

Với sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt và linh hoạt của Chính phủ, sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, nền kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực: Lạm phát về cơ bản đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm dần qua các tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao: ước cả năm, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5 – 7%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,1%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 65 tỷ USD, tăng 33,9%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD; thu ngân sách cả năm vượt 23,5% so với dự toán; đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2007. An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả: tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội năm 2008 khoảng 19.800 tỷ đồng, tăng 14.700 tỷ đồng so với năm 2007; cấp không thu tiền hàng chục nghìn tấn gạo cho đồng bào vùng bị thiên tai, thiếu đói; chi khoảng 28.900 tỷ đồng để điều chỉnh tăng lương tối thiểu và điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, người lương thấp. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin và bảo vệ môi trường được chú trọng. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có những chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả. Chính trị, xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp…đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Trong 3 tháng 9, 10 và 11 năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng thấp hơn các tháng trước; giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng âm; xuấtkhẩu và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn; nền kinh tế có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại…

Trước tình hình đó, trên cơ sở tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp đã đề ra, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo, điều hành từ nay đến hết năm 2008 và năm 2009 là tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế, khắc phục tình trạng đình trệ trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm này, cần phải có những giải pháp đột phá phù hợp với tình hình mới.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết về các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; xin ý kiến các thành viên Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.

2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về Cơ chế chỉ định thầu đối với các dự án xây dựng thuộc Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008 – 2012; Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về công tác triển khai và tiến độ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế năm 2008 trong khuôn khổ Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án nêu trên và cả các công trình, dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khác như giao thông, thuỷ lợi…, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo kiên quyết, chủ động tháo gỡ khó khăn về thủ tục đầu tư, mua sắm; giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quyết định thực hiện chỉ định thầu hoặc các hình thức chọn thầu khác đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước có tổng mức vốn dưới 05 tỷ đồng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo đúng quy định của pháp luật.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình bày tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên Chính phủ về Dự án Luật nói trên.

Luật Điện ảnh là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện ảnh ở nước ta đã được Quốc hội ban hành năm 2006. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành Luật thời gian qua đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập, đặc biệt là một số điều khoản không phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới; đồng thời, căn cứ theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh được quy định tại Luật Điện ảnh cũng đã có sự thay đổi. Để thống nhất quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điện ảnh phát triển phù hợp với xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, đẩy mạnh sản xuất phim Việt Nam nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh.

Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này.

4. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày tờ trình về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo ý kiến về việc phê chuẩn Công ước.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng tham gia hội nhập sâu, rộng và trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng là cần thiết. Điều đó phù hợp với xu thế chung của thế giới và khẳng định trước cộng đồng quốc tế quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thể hiện thiện chí hợp tác quốc tế của Việt Nam trong giải quyết một vấn đề toàn cầu, góp phần nâng cao uy tín, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra cơ chế hỗ trợ quốc tế để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo thêm diễn đàn mở rộng hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, cân nhắc các nội dung cần bảo lưu trên tinh thần bảo đảm chủ quyền quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thừa ủy quyền Chính phủ dự thảo tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

5. Chính phủ đã xem xét và thông qua các báo cáo về: tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính tháng 11 năm 2008; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 11 năm 2008; tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 11 và các quyết nghị của Chính phủ từ phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2008, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các đề án, công việc còn lại của tháng 12; tiếp tục rà soát và loại bỏ các thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Cần sớm ban hành Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ các rào cản về thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Bên cạnh 08 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã được nêu trong Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2008 và Nghị quyết số 20/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2008, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt ngay từ tháng 12 năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 các giải pháp cấp bách được đề ra trong Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Để chuẩn bị và phục vụ tốt việc đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, không để xảy ra thiếu hàng hóa, đầu cơ, tích trữ gây tăng giá. Các lực lượng quản lý thị trường và lực lượng công an tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm nạn buôn lậu và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chủ động rà soát, kiểm tra và kiên quyết ngăn chặn tình trạng đốt pháo trở lại, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết 29/2008/NQ-CP của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2008”