Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị quyết 17/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2005

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2005
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 17/2005/NQ-CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2005

Trong hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ nghe Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006 của Chính phủ do Văn phòng Chính phủ trình.

Chính phủ thống nhất đánh giá, năm 2005, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn gay gắt do thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường thế giới gây ra, nhưng tình hình kinh tế –xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại đều đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, chất lượng tăng trưởng được nâng lên; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được giữ vững; phòng chống thiên tai, dịch bệnh đạt hiệu quả; các lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh quốc phòng được giữ vững; hoạt động đối ngoại có bước phát triển mới, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tập trung, kiên quyết hơn, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, đề ra các giải pháp sát thực; phối hợp liên ngành có hiệu quả hơn, đề cao trách nhiệm cá nhân. Tập thể Chính phủ đoàn kết nhất trí, chỉ đạo điều hành linh hoạt; tập trung xử lý các vấn đề chiến lược vĩ mô, coi trọng xây dựng thể chế và tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, sâu sát cơ sở. Mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân và doanh nghiệp, với các cơ quan lập pháp, tư pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được tăng cường hơn. Việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ và chương trình công tác năm 2005 ngày càng đi vào nề nếp.

Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; nhiều vấn đề xã hội còn rất bức xúc, tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn không thể xem thường; cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả chưa tương xứng; bộ máy hành chính nhà nước còn những mặt bất cập, một bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất đang cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chính phủ thông qua Báo cáo Kiểm điểm chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006. Giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006 của Chính phủ, gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện.

2. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra trình dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự thảo Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

a) Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước, tác động tiêu cực về nhiều mặt đối với chế độ ta. Phòng, chống tham nhũng đang là đòi hỏi bức thiết của nhân dân ta đối với Đảng và Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng bằng các giải pháp: khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, thành thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng với nhiệm vụ, quyền hạn xác định; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách hiện hành, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều bức xúc, hạn chế sơ hở làm phát sinh tham nhũng; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống chính trị, thống nhất tư tưởng và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp để phòng, chống tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí trong thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.

Giao thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Căn cứ vào Chương trình này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng ngay Kế hoạch hành động phòng, chống tham nhũng của cơ quan, địa phương mình với những công việc cụ thể, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, coi đây là công việc trọng tâm của năm 2006.

b) Đi đôi với việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ chủ trương chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung: kịp thời ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chịu trách nhiệm về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến thảo luận tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở cơ quan, địa phương mình.

3. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự án Luật Chứng khoán; Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình dự án Luật về hội; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình dự án Luật Trợ giúp pháp lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình dự án Luật Tiêu chuẩn hoá; Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về các dự án Luật này.

a) Kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả bước đầu quan trọng, hoạt động của thị trường chứng khoán còn rất nhỏ bé và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đầy đủ. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải sớm ban hành Luật Chứng khoán theo các nguyên tắc: bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định hiện hành; đủ cụ thể, giảm bớt việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, có bước đi thận trọng, bảo đảm an toàn, ổn định vĩ mô; phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Chứng khoán; Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

b) Về dự án Luật về hội: Trong những năm qua, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với mô hình rất đa dạng, hoạt động phong phú trên nhiều lĩnh vực và đã có những đóng góp nhất định vào đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy vậy, tổ chức, hoạt động và công tác quản lý nhà nước về hội còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về nội dung; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hội tham gia vào công việc xã hội thiếu đồng bộ; việc phối hợp và phân công, phân cấp quản lý về hội chưa được xác định rõ; quy định về trình tự, thủ tục thành lập hội còn có những điểm chưa hợp lý; một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và đang có xu hướng hành chính hoá trong hoạt động … Những tồn tại trên cần chấn chỉnh kịp thời nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về hội đi vào nề nếp và theo đúng quy định của pháp luật.

Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và đại biểu dự họp đồng thời lấy ý kiến các Ban của Đảng, các Uỷ ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật về hội để trình xin ý kiến Bộ Chính trị.

Thuộc tính văn bản
Nghị quyết 17/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2005
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 17/2005/NQ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị quyết Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/12/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2005
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 17/2005/NQ-CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2005

Trong hai ngày 26 và 27 tháng 12 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ nghe Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006 của Chính phủ do Văn phòng Chính phủ trình.

Chính phủ thống nhất đánh giá, năm 2005, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn gay gắt do thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường thế giới gây ra, nhưng tình hình kinh tế –xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại đều đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, chất lượng tăng trưởng được nâng lên; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được giữ vững; phòng chống thiên tai, dịch bệnh đạt hiệu quả; các lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh quốc phòng được giữ vững; hoạt động đối ngoại có bước phát triển mới, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tập trung, kiên quyết hơn, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, đề ra các giải pháp sát thực; phối hợp liên ngành có hiệu quả hơn, đề cao trách nhiệm cá nhân. Tập thể Chính phủ đoàn kết nhất trí, chỉ đạo điều hành linh hoạt; tập trung xử lý các vấn đề chiến lược vĩ mô, coi trọng xây dựng thể chế và tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, sâu sát cơ sở. Mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân dân và doanh nghiệp, với các cơ quan lập pháp, tư pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được tăng cường hơn. Việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ và chương trình công tác năm 2005 ngày càng đi vào nề nếp.

Tuy vậy, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; nhiều vấn đề xã hội còn rất bức xúc, tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn không thể xem thường; cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả chưa tương xứng; bộ máy hành chính nhà nước còn những mặt bất cập, một bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất đang cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chính phủ thông qua Báo cáo Kiểm điểm chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006. Giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh Báo cáo Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2005 và Chương trình công tác năm 2006 của Chính phủ, gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện.

2. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra trình dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự thảo Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

a) Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng và Nhà nước, tác động tiêu cực về nhiều mặt đối với chế độ ta. Phòng, chống tham nhũng đang là đòi hỏi bức thiết của nhân dân ta đối với Đảng và Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ khẳng định quyết tâm phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng bằng các giải pháp: khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, thành thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng với nhiệm vụ, quyền hạn xác định; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách hiện hành, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều bức xúc, hạn chế sơ hở làm phát sinh tham nhũng; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống chính trị, thống nhất tư tưởng và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp để phòng, chống tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí trong thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.

Giao thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Căn cứ vào Chương trình này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng ngay Kế hoạch hành động phòng, chống tham nhũng của cơ quan, địa phương mình với những công việc cụ thể, triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, coi đây là công việc trọng tâm của năm 2006.

b) Đi đôi với việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ chủ trương chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung: kịp thời ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chịu trách nhiệm về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến thảo luận tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 01 năm 2006. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở cơ quan, địa phương mình.

3. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự án Luật Chứng khoán; Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình dự án Luật về hội; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình dự án Luật Trợ giúp pháp lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình dự án Luật Tiêu chuẩn hoá; Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về các dự án Luật này.

a) Kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả bước đầu quan trọng, hoạt động của thị trường chứng khoán còn rất nhỏ bé và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đầy đủ. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải sớm ban hành Luật Chứng khoán theo các nguyên tắc: bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định hiện hành; đủ cụ thể, giảm bớt việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, có bước đi thận trọng, bảo đảm an toàn, ổn định vĩ mô; phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Chứng khoán; Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

b) Về dự án Luật về hội: Trong những năm qua, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với mô hình rất đa dạng, hoạt động phong phú trên nhiều lĩnh vực và đã có những đóng góp nhất định vào đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy vậy, tổ chức, hoạt động và công tác quản lý nhà nước về hội còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về nội dung; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hội tham gia vào công việc xã hội thiếu đồng bộ; việc phối hợp và phân công, phân cấp quản lý về hội chưa được xác định rõ; quy định về trình tự, thủ tục thành lập hội còn có những điểm chưa hợp lý; một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và đang có xu hướng hành chính hoá trong hoạt động … Những tồn tại trên cần chấn chỉnh kịp thời nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về hội đi vào nề nếp và theo đúng quy định của pháp luật.

Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và đại biểu dự họp đồng thời lấy ý kiến các Ban của Đảng, các Uỷ ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật về hội để trình xin ý kiến Bộ Chính trị.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị quyết 17/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2005”