CHÍNH PHỦ ————
Số: 01/NQ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2010
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12 năm 2010, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
1. Chính phủ thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 12 và cả năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành, tình hình thực hiện Quy chế làm việc năm 2010 và Chương trình công tác năm 2011 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình; Báo cáo tình hình soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ quý IV và cả năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết và thỏa thuận kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình; Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 12 và cả năm 2010 do Tổng Thanh tra Chính phủ trình; Báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình.
2. Chính phủ thống nhất đánh giá: Năm 2010, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đất nước ta chịu ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên chống phá, cùng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế làm tăng thêm những khó khăn. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ và điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi; chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, linh hoạt; đoàn kết, nhất trí cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.
Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vừa mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm thực hiện toàn diện mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, vừa xây dựng và chuẩn bị triển khai Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011 – 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015; đồng thời giải quyết có hiệu quả nhiều công việc đột xuất, cấp bách.
Chính phủ đã thực hiện tốt Quy chế làm việc; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ. Tập thể Chính phủ đoàn kết, thống nhất, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm cao trước Đảng, Quốc hội và nhân dân, chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Các thành viên Chính phủ tận tụy với công việc, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp; sâu sát cơ sở, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
Với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2010, chúng ta đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát cao, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội: Tăng trưởng GDP đạt 6,78%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%; dịch vụ tăng 7,52%; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai vẫn tăng 2,78%; kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009; nhập siêu giảm mạnh, bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho đầu tư phát triển tăng 17,1% so với năm 2009, bằng khoảng 41,9% GDP; thu ngân sách trong điều kiện khó khăn vẫn đạt khá, vượt dự toán năm, tăng 19,4% so với năm 2009. An sinh xã hội được chú trọng và triển khai thực hiện có hiệu quả trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo đạt nhiều kết quả; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai được tăng cường; Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được triển khai tích cực. Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa – thông tin, khoa học – công nghệ, thể thao và bảo vệ môi trường được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến rõ nét; nhiều sự kiện chính trị – văn hóa lớn được tổ chức thành công. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị – xã hội ổn định, chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng đạt hiệu quả rõ nét. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, đồng bộ, đạt nhiều thành tựu lớn, ghi dấu ấn sâu đậm, góp phần nâng cao uy tín đất nước trên trường quốc tế. Cải cách hành chính chuyển biến tốt hơn, đã triển khai có hiệu quả Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp tích cực và đạt được một số kết quả cụ thể. Những thành tựu trên đã góp phần tạo thế và lực mới cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và các năm tiếp theo, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2010 cũng còn những hạn chế, yếu kém, nổi lên là: Lạm phát và lãi suất cho vay còn cao; phản ứng chính sách trong quản lý thị trường ngoại hối, thị trường vàng còn chậm; chất lượng tăng trưởng thấp; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế – xã hội chậm được giải quyết; kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập, bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời; công tác phối hợp trong xử lý công việc giữa các cơ quan còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật hành chính ở một số bộ, ngành, địa phương còn yếu. Tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chậm được cải thiện. Cải cách hành chính tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa tạo được sự chuyển biến căn bản…
Năm 2011, tình hình kinh tế – xã hội nước ta có những thuận lợi và cơ hội nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa X) và Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, Chính phủ yêu cầu:
– Các Thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, chuyên ngành; chủ động và khẩn trương triển khai đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn thị trường, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011; quan tâm chăm lo đời sống nhân dân.
– Quan tâm công tác xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan phải đích thân chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng các đề án không khả thi, chậm tiến độ, chất lượng thấp; đẩy nhanh việc soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đúng thời hạn quy định. Trước mắt cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực: quản lý đất đai, khoáng sản, rừng; quản lý doanh nghiệp nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản, gắn với kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên các lĩnh vực này.
– Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực thi các chính sách, giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực; kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm minh những sai phạm.
– Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và có giải pháp ứng phó phù hợp. Tích cực, chủ động phát hiện và xử lý những vấn đề mới, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
– Đề cao trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Tạo bước chuyển biến mới trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, coi hiệu quả công việc, lợi ích của đất nước, của nhân dân là mục tiêu cao nhất. Chú trọng sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
– Kết hợp đồng bộ việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách, bức xúc trước mắt với việc tập trung giải quyết các vấn đề hướng tới mục tiêu trung và dài hạn như đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương rà soát, đánh giá, tổng kết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan mình nhiệm kỳ qua; kiến nghị những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ, ngành mình; đề xuất và tham gia chuẩn bị cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ tới.
– Làm tốt công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhân dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tăng cường đối thoại, tiếp nhận thông tin phản hồi về các cơ chế, chính sách gắn với hoạt động đầu tư, kinh doanh và dân sinh. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa tin trung thực, khách quan vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân, phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến các đại biểu tại phiên họp này và tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2011, Chính phủ giao:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
– Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành, tình hình thực hiện Quy chế làm việc năm 2010 và Chương trình công tác năm 2011 của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Toà án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Cổng TTĐT; – Lưu: Văn thư, TH (5b). 240
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHÍNH PHỦ ————
Số: 01/NQ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2010
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12 năm 2010, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
1. Chính phủ thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 12 và cả năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành, tình hình thực hiện Quy chế làm việc năm 2010 và Chương trình công tác năm 2011 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình; Báo cáo tình hình soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ quý IV và cả năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết và thỏa thuận kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình; Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 12 và cả năm 2010 do Tổng Thanh tra Chính phủ trình; Báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình.
2. Chính phủ thống nhất đánh giá: Năm 2010, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đất nước ta chịu ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên chống phá, cùng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế làm tăng thêm những khó khăn. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ và điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi; chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, linh hoạt; đoàn kết, nhất trí cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội.
Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vừa mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm thực hiện toàn diện mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, vừa xây dựng và chuẩn bị triển khai Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011 – 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015; đồng thời giải quyết có hiệu quả nhiều công việc đột xuất, cấp bách.
Chính phủ đã thực hiện tốt Quy chế làm việc; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ. Tập thể Chính phủ đoàn kết, thống nhất, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm cao trước Đảng, Quốc hội và nhân dân, chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Các thành viên Chính phủ tận tụy với công việc, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp; sâu sát cơ sở, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra.
Với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2010, chúng ta đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát cao, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội: Tăng trưởng GDP đạt 6,78%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%; dịch vụ tăng 7,52%; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai vẫn tăng 2,78%; kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009; nhập siêu giảm mạnh, bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho đầu tư phát triển tăng 17,1% so với năm 2009, bằng khoảng 41,9% GDP; thu ngân sách trong điều kiện khó khăn vẫn đạt khá, vượt dự toán năm, tăng 19,4% so với năm 2009. An sinh xã hội được chú trọng và triển khai thực hiện có hiệu quả trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo đạt nhiều kết quả; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai được tăng cường; Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được triển khai tích cực. Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa – thông tin, khoa học – công nghệ, thể thao và bảo vệ môi trường được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến rõ nét; nhiều sự kiện chính trị – văn hóa lớn được tổ chức thành công. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị – xã hội ổn định, chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng đạt hiệu quả rõ nét. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, đồng bộ, đạt nhiều thành tựu lớn, ghi dấu ấn sâu đậm, góp phần nâng cao uy tín đất nước trên trường quốc tế. Cải cách hành chính chuyển biến tốt hơn, đã triển khai có hiệu quả Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp tích cực và đạt được một số kết quả cụ thể. Những thành tựu trên đã góp phần tạo thế và lực mới cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và các năm tiếp theo, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2010 cũng còn những hạn chế, yếu kém, nổi lên là: Lạm phát và lãi suất cho vay còn cao; phản ứng chính sách trong quản lý thị trường ngoại hối, thị trường vàng còn chậm; chất lượng tăng trưởng thấp; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế – xã hội chậm được giải quyết; kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập, bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời; công tác phối hợp trong xử lý công việc giữa các cơ quan còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật hành chính ở một số bộ, ngành, địa phương còn yếu. Tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chậm được cải thiện. Cải cách hành chính tuy đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa tạo được sự chuyển biến căn bản…
Năm 2011, tình hình kinh tế – xã hội nước ta có những thuận lợi và cơ hội nhất định, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa X) và Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, Chính phủ yêu cầu:
– Các Thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chấp hành nghiêm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, chuyên ngành; chủ động và khẩn trương triển khai đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn thị trường, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011; quan tâm chăm lo đời sống nhân dân.
– Quan tâm công tác xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan phải đích thân chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng các đề án không khả thi, chậm tiến độ, chất lượng thấp; đẩy nhanh việc soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đúng thời hạn quy định. Trước mắt cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực: quản lý đất đai, khoáng sản, rừng; quản lý doanh nghiệp nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản, gắn với kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên các lĩnh vực này.
– Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực thi các chính sách, giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực; kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm minh những sai phạm.
– Nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và có giải pháp ứng phó phù hợp. Tích cực, chủ động phát hiện và xử lý những vấn đề mới, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
– Đề cao trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Tạo bước chuyển biến mới trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, coi hiệu quả công việc, lợi ích của đất nước, của nhân dân là mục tiêu cao nhất. Chú trọng sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
– Kết hợp đồng bộ việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách, bức xúc trước mắt với việc tập trung giải quyết các vấn đề hướng tới mục tiêu trung và dài hạn như đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương rà soát, đánh giá, tổng kết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan mình nhiệm kỳ qua; kiến nghị những vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ, ngành mình; đề xuất và tham gia chuẩn bị cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ tới.
– Làm tốt công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhân dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tăng cường đối thoại, tiếp nhận thông tin phản hồi về các cơ chế, chính sách gắn với hoạt động đầu tư, kinh doanh và dân sinh. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa tin trung thực, khách quan vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân, phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến các đại biểu tại phiên họp này và tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2011, Chính phủ giao:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
– Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành, tình hình thực hiện Quy chế làm việc năm 2010 và Chương trình công tác năm 2011 của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; – Toà án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Cổng TTĐT; – Lưu: Văn thư, TH (5b). 240
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.