NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 23-HĐBT NGÀY 5-3-1988
VỀ VIỆC GIAO CHO UỶ BAN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ điều 36 và điều 42 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước ngày 16-2-1987 phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài (nay gọi là Uỷ ban Kinh tế đối ngoại).
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho Uỷ ban Kinh tế đối ngoại thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại là cơ quan đầu mối giải quyết những vấn dề do tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài yêu cầu.
Điều 2. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại có thẩm quyền tiến hành các hoạt động quy định tại các điểm 1, 4, 5 của điều 36 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các điểm 2, 3 của điều 36 và tại điều 38 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được phân công và phân cấp như sau:
a) Đối với các dự án đầu tư lớn, quan trọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều khu vực, đặc biệt là các dự án về khai thác tài nguyên, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thì Bộ trưởng bộ chủ quản trình dự án để Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại chủ trì bàn với các ngành hữu quan để thẩm tra và kiến nghị với Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng phương hướng, nội dung xử lý. Sau khi có quyết định của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Kinh tế đối ngoại thông báo quyết định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
b) Đối với các dự án đầu tư quy mô nhỏ, dưới 50 vạn đô-la Mỹ ở các lĩnh vực gia công, chế biến, lắp ráp, thì Bộ trưởng Bộ chủ quản (nếu thuộc phạm vi Trung ương quản lý) hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (nếu thuộc phạm vi địa phương quản lý) xét duyệt và báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đồng gửi Uỷ ban Kinh tế đối ngoại biết. Sau 15 ngày nếu không có ý kiến khác thì ngành chủ quản hoặc địa phương cho ký hợp đồng.
c) Uỷ ban Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép đầu tư (theo điều 38 của Luật Đầu tư) cho những dự án đã được xét duyệt của các cơ quan có thẩm quyền theo sự phân công và phân cấp trên đây.
Điều 4. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 23-HĐBT NGÀY 5-3-1988
VỀ VIỆC GIAO CHO UỶ BAN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ điều 36 và điều 42 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước ngày 16-2-1987 phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài (nay gọi là Uỷ ban Kinh tế đối ngoại).
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho Uỷ ban Kinh tế đối ngoại thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại là cơ quan đầu mối giải quyết những vấn dề do tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài yêu cầu.
Điều 2. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại có thẩm quyền tiến hành các hoạt động quy định tại các điểm 1, 4, 5 của điều 36 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các điểm 2, 3 của điều 36 và tại điều 38 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được phân công và phân cấp như sau:
a) Đối với các dự án đầu tư lớn, quan trọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều khu vực, đặc biệt là các dự án về khai thác tài nguyên, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thì Bộ trưởng bộ chủ quản trình dự án để Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Uỷ ban Kinh tế đối ngoại chủ trì bàn với các ngành hữu quan để thẩm tra và kiến nghị với Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng phương hướng, nội dung xử lý. Sau khi có quyết định của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Kinh tế đối ngoại thông báo quyết định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
b) Đối với các dự án đầu tư quy mô nhỏ, dưới 50 vạn đô-la Mỹ ở các lĩnh vực gia công, chế biến, lắp ráp, thì Bộ trưởng Bộ chủ quản (nếu thuộc phạm vi Trung ương quản lý) hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (nếu thuộc phạm vi địa phương quản lý) xét duyệt và báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đồng gửi Uỷ ban Kinh tế đối ngoại biết. Sau 15 ngày nếu không có ý kiến khác thì ngành chủ quản hoặc địa phương cho ký hợp đồng.
c) Uỷ ban Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép đầu tư (theo điều 38 của Luật Đầu tư) cho những dự án đã được xét duyệt của các cơ quan có thẩm quyền theo sự phân công và phân cấp trên đây.
Điều 4. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.