Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 53-HĐBT NGÀY 26-3-1988

VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2,3,4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI); Quyết định số 218-CT ngày 3 tháng 7 năm 1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân.

Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định (hoặc tự mình quyết định theo quyền hạn được giao) các chủ trương, chính sách, chế độ và kế hoạch về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, vàng bạc, đá quý; chế độ quản lý đối với các tổ chức tài chính – tín dụng Ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và đối với các cơ quan đại diện Ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài.

2. Thực hiện việc Nhà nước độc quyền phát hành đồng bạc Việt Nam; được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cùng với Bộ Tài chính quản lý dự trữ tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của Nhà nước; công bố tỷ giá hối đoái đồng bạc Việt Nam; trực tiếp điều hành quỹ điều hoà phát hành và tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.

3. Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân và trong hệ thống Ngân hàng.

4. Thực hiện một số hoạt động kinh doanh tổng hợp trong hệ thống Ngân hàng như nhận gửi vốn, cho vay vốn, tái chiết khấu… đối với các Ngân hàng chuyên doanh; thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.

5. Tổ chức chấp hành quỹ Ngân sách Nhà nước.

6. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự án ngân sách Nhà nước, kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch cân đối ngoại tệ, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản…

7. Đại diện Nhà nước tại các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế; ký kết hoặc được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm ký kết các Hiệp định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán đối ngoại, về hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật – nghiệp vụ và đào tạo cán bộ Ngân hàng.

8. Tập trung thống nhất công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật – nghiệp vụ và quản lý chuyên ngành Ngân hàng theo sự phân cấp của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 3. Các Ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp đối với nền kinh tế quốc dân; có tư cách pháp nhân; bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần kinh tế; thực hiện hạch toán kinh tế từ cơ sở và trong hệ thống mỗi Ngân hàng chuyên doanh.

Các Ngân hàng chuyên doanh có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Tổ chức kinh doanh về tín dụng và dịch vụ ngân hàng; về ngoại hối, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trong nước và ngoài nước theo chủ trương, chính sách, luật pháp Nhà nước và theo sự phân công của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng những biện pháp kinh tế năng động, có hiệu quả (kể cả cổ phần, cổ phiếu…); thực hiện cho vay vốn hoặc hùn vốn khi cần thiết đối với các thành phần kinh tế.

3. Thực hiện cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước và trong phạm vi nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển sang.

Thông qua công tác tín dụng, cấp phát, thanh toán và dịch vụ ngân hàng, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Trung ương và địa phương, thực hiện kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động sản xuất – kinh doanh của các tổ chức kinh tế.

Điều 4. Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ các lĩnh vực công tác được giao; giúp việc Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số Phó Tổng giám đốc, trong đó có một Phó Tổng giám đốc thứ nhất.

Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm; Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh.

Điều 5. Hệ thống tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có:

1. Ngân hàng Nhà nước có chi nhánh tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hoặc theo khu vực lãnh thổ khi cần thiết, do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

2. Các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước mắt gồm có:

– Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

– Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam.

– Ngân hàng công – thương Việt Nam.

– Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Các chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh cơ sở được tổ chức tại các khu vực, phù hợp với đặc điểm ngành kinh tế – kỹ thuật với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng chuyên doanh.

Điều 6. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước cấp Trung ương gồm có:

– Vụ Kinh tế kế hoạch.

– Vụ Kinh tế đối ngoại.

– Vụ Lưu thông tiền tệ và kho quỹ.

– Vụ Kế toán – tài vụ.

– Vụ Quỹ ngân sách Nhà nước.

– Vụ Chế độ.

– Vụ Tổ chức và cán bộ.

– Thanh tra Ngân hàng.

– Viện tiền tệ – tín dụng.

– Văn phòng.

Các tổ chức sản xuất – kinh doanh và sự nghiệp khác trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập Hội đồng Ngân hàng để tổ chức phối hợp và điều hoà các mặt hoạt động trong hệ thống Ngân hàng.

Hội đồng Ngân hàng Trung ương do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch, các Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh làm thành viên.

Hội đồng Ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hoặc khu vực do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của các tổ chức nói tại điều 5, điều 6 và điều 7 của Nghị định này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 9. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Các quy định trong các văn bản ban hành trước đây trái với Nghị định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 10. Đồng chí Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 53-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 26/03/1988 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 53-HĐBT NGÀY 26-3-1988

VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2,3,4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI); Quyết định số 218-CT ngày 3 tháng 7 năm 1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân.

Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định (hoặc tự mình quyết định theo quyền hạn được giao) các chủ trương, chính sách, chế độ và kế hoạch về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, vàng bạc, đá quý; chế độ quản lý đối với các tổ chức tài chính – tín dụng Ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và đối với các cơ quan đại diện Ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài.

2. Thực hiện việc Nhà nước độc quyền phát hành đồng bạc Việt Nam; được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cùng với Bộ Tài chính quản lý dự trữ tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của Nhà nước; công bố tỷ giá hối đoái đồng bạc Việt Nam; trực tiếp điều hành quỹ điều hoà phát hành và tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.

3. Tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân và trong hệ thống Ngân hàng.

4. Thực hiện một số hoạt động kinh doanh tổng hợp trong hệ thống Ngân hàng như nhận gửi vốn, cho vay vốn, tái chiết khấu… đối với các Ngân hàng chuyên doanh; thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc.

5. Tổ chức chấp hành quỹ Ngân sách Nhà nước.

6. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự án ngân sách Nhà nước, kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch cân đối ngoại tệ, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản…

7. Đại diện Nhà nước tại các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế; ký kết hoặc được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm ký kết các Hiệp định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán đối ngoại, về hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật – nghiệp vụ và đào tạo cán bộ Ngân hàng.

8. Tập trung thống nhất công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật – nghiệp vụ và quản lý chuyên ngành Ngân hàng theo sự phân cấp của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 3. Các Ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp đối với nền kinh tế quốc dân; có tư cách pháp nhân; bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần kinh tế; thực hiện hạch toán kinh tế từ cơ sở và trong hệ thống mỗi Ngân hàng chuyên doanh.

Các Ngân hàng chuyên doanh có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Tổ chức kinh doanh về tín dụng và dịch vụ ngân hàng; về ngoại hối, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trong nước và ngoài nước theo chủ trương, chính sách, luật pháp Nhà nước và theo sự phân công của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng những biện pháp kinh tế năng động, có hiệu quả (kể cả cổ phần, cổ phiếu…); thực hiện cho vay vốn hoặc hùn vốn khi cần thiết đối với các thành phần kinh tế.

3. Thực hiện cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước và trong phạm vi nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển sang.

Thông qua công tác tín dụng, cấp phát, thanh toán và dịch vụ ngân hàng, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Trung ương và địa phương, thực hiện kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động sản xuất – kinh doanh của các tổ chức kinh tế.

Điều 4. Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ các lĩnh vực công tác được giao; giúp việc Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số Phó Tổng giám đốc, trong đó có một Phó Tổng giám đốc thứ nhất.

Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm; Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh.

Điều 5. Hệ thống tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có:

1. Ngân hàng Nhà nước có chi nhánh tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hoặc theo khu vực lãnh thổ khi cần thiết, do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

2. Các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước mắt gồm có:

– Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

– Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam.

– Ngân hàng công – thương Việt Nam.

– Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Các chi nhánh Ngân hàng chuyên doanh cơ sở được tổ chức tại các khu vực, phù hợp với đặc điểm ngành kinh tế – kỹ thuật với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng chuyên doanh.

Điều 6. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước cấp Trung ương gồm có:

– Vụ Kinh tế kế hoạch.

– Vụ Kinh tế đối ngoại.

– Vụ Lưu thông tiền tệ và kho quỹ.

– Vụ Kế toán – tài vụ.

– Vụ Quỹ ngân sách Nhà nước.

– Vụ Chế độ.

– Vụ Tổ chức và cán bộ.

– Thanh tra Ngân hàng.

– Viện tiền tệ – tín dụng.

– Văn phòng.

Các tổ chức sản xuất – kinh doanh và sự nghiệp khác trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập Hội đồng Ngân hàng để tổ chức phối hợp và điều hoà các mặt hoạt động trong hệ thống Ngân hàng.

Hội đồng Ngân hàng Trung ương do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch, các Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh làm thành viên.

Hội đồng Ngân hàng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hoặc khu vực do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của các tổ chức nói tại điều 5, điều 6 và điều 7 của Nghị định này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 9. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Các quy định trong các văn bản ban hành trước đây trái với Nghị định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 10. Đồng chí Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”