NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 35-HĐBT NGÀY 28-1-1992
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để tiếp tục đổi mới quản lý khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển các hoạt động sáng tạo, khuyến khích việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của các hoạt động khoa học và công nghệ;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. – Tất cả các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được quyền tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; được quyền bình đẳng trong việc dự tuyển để chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, đề án về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền định kỳ công bố.
Điều 2. – Các hoạt động khoa học và công nghệ nói ở điều 1 bao gồm:
– Nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai áp dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật mới, các sản phẩm mới, các phương pháp mới và biện pháp tổ chức mới.
– Sản xuất đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ các sản phẩm mới với trình độ công nghệ cao mà các cơ sở sản xuất chưa có điều kiện thực hiện.
– Thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức, quản lý. Việc mở các trường, lớp đào tạo phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. – Các hoạt động nêu ở Điều 2 có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
– Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 tự làm.
– Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài, không trái các quy định và pháp luật hiện hành.
Điều 4. – Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trực thuộc. Việc thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải tuân theo các quy định ở Điều 15 Nghị định này. Việc thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc các cơ quan khoa học và công nghệ phải tuân thủ các quy định trong Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng đối với các doanh nghiệp Nhà nước và trong các luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật đó đối với các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác.
Điều 5. – Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có quyền tự do và dân chủ trong nghiên cứu, sáng tạo, trong việc thực hiện các vấn đề nghiên cứu; được khai thác và trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu của mình nhưng phải tuân theo các quy định trong pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28-10-1991.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. – Hàng năm, Nhà nước dành ít nhất 2% ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Điều 7. – Kinh phí của Nhà nước nói ở điều 6 được tập trung chủ yếu cho các hoạt động sau:
– Nghiên cứu và phát triển theo các nhiệm vụ và chương trình trọng diểm của Nhà nước.
– Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước.
– Hỗ trợ một phần việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm ở các cơ sở sản xuất trọng điểm của Nhà nước.
– Hỗ trợ một phần cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các Bộ và các tỉnh, thành phố.
Điều 8. – Đối với các công trình có vốn đầu tư cơ bản lớn, được phép có một hạng mục chi trong tổng dự toán vốn xây dựng cơ bản để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành của chính công trình đó.
Điều 9. – Thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ và các tỉnh, thành phố để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành và địa phương. Nguồn trích lập quỹ này bao gồm:
– Kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và kinh phí của ngân sách địa phương dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngành và địa phương (không bao gồm kinh phí cho các chương trình, đề tài trọng điểm Nhà nước mà bộ, địa phương chủ trì hoặc tham gia thực hiện, được cấp riêng).
– Kinh phí thu hồi từ các chương trình, đề tài, đề án cấp Bộ, tỉnh và thành phố.
– Kinh phí trích từ lợi nhuận của các doanh nghiệp do Bộ hoặc tỉnh, thành phố quản lý.
– Kinh phí trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất trực thuộc.
v.v…
Điều 10. – Nguồn vốn của các tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ bao gồm :
– Vốn do ngân sách Nhà nước cấp (nếu có).
– Kinh phí do thực hiện các hợp đồng.
– Vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức khác.
– Vốn vay ngân hàng, theo các quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
– Viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và cá nhân trong nước hoặc nước ngoài.
Điều 11. – Lợi nhuận (nếu có) của các tổ chức khoa học và công nghệ được trích đưa vào các quỹ : quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Uỷ ban Khoa học Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các quỹ nói trên.
Điều 12. – Các hợp đồng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử không phải chịu thuế. Các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ không phải nộp thuế lợi tức nhưng phải nộp thuế doanh thu.
Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban Khoa học Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ thuế đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 13. – Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước, từng bước chuyển dần việc cấp kinh phí về lương và chi phí bộ máy từ ngân sách Nhà nước theo tổ chức và biên chế sang chế độ cấp phát theo chương trình, đề tài, đề án thông qua hợp đồng đặt hàng.
Điều 14. – Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước đang theo chế độ biên chế được phép từng bước chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Người làm hợp đồng dài hạn có trách nhiệm và quyền lợi như người trong biên chế, kể cả việc đi nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ hợp tác về khoa học và công nghệ hoặc để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động.
Điều 15. – Các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ do Hội đồng Bộ trưởng hoặc các Bộ, các đoàn thể quần chúng cấp trung ương ra quyết định thành lập phải đăng ký hoạt động tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
Các tổ chức khoa học và công nghệ do cấp tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập hoặc do các tập thể, cá nhân lập ra phải đăng ký hoạt động tại Uỷ ban (ban) khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. – Uỷ ban khoa học Nhà nước có trách nhiệm:
– Lập dự kiến kế hoạch phân bổ các nguồn đầu tư của trung ương cho khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí sự nghiệp, vốn xây dựng cơ bản, vốn ngoại tệ và các nguồn tài trợ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho khoa học và công nghệ), đưa vào tổng hợp trong dự án kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm; Sau khi kế hoạch Nhà nước được giao; chịu trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện các nguồn vốn cấp đúng đối tượng, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
– Hàng năm lập báo cáo tổng hợp các nguồn vốn trong và ngoài nước sử dụng cho khoa học và công nghệ, và đánh giá hiệu quả sử dụng.
– Tổ chức đánh giá chính xác kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ có sử dụng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
– Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện những điều quy định ở chương II có liên quan đến các chế độ về tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc hợp tác với nước ngoài.
– Tổ chức và hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ theo Điều 15 của Nghị định này.
Điều 17 .- Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm :
– Quản lý và khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương theo các quy định tại Nghị định này, phát huy tốt tiềm lực khoa học và công nghệ của ngành, của địa phương.
– Xem xét và quyết định việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương và hướng dẫn thực hiện việc đăng ký hoạt động của các tổ chức đó.
– Huy động cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý của ngành, của địa phương tham gia ý kiến về các chủ trương phát triển, các chương trình, các dự án lớn của ngành, của địa phương trước khi quyết định, nhất là các dự án hợp tác với nước ngoài.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. – Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 35-HĐBT NGÀY 28-1-1992
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để tiếp tục đổi mới quản lý khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển các hoạt động sáng tạo, khuyến khích việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của các hoạt động khoa học và công nghệ;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. – Tất cả các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được quyền tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống; được quyền bình đẳng trong việc dự tuyển để chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, đề án về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền định kỳ công bố.
Điều 2. – Các hoạt động khoa học và công nghệ nói ở điều 1 bao gồm:
– Nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai áp dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật mới, các sản phẩm mới, các phương pháp mới và biện pháp tổ chức mới.
– Sản xuất đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ các sản phẩm mới với trình độ công nghệ cao mà các cơ sở sản xuất chưa có điều kiện thực hiện.
– Thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức, quản lý. Việc mở các trường, lớp đào tạo phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. – Các hoạt động nêu ở Điều 2 có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
– Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 tự làm.
– Các tổ chức và cá nhân nói ở Điều 1 ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài, không trái các quy định và pháp luật hiện hành.
Điều 4. – Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trực thuộc. Việc thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải tuân theo các quy định ở Điều 15 Nghị định này. Việc thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc các cơ quan khoa học và công nghệ phải tuân thủ các quy định trong Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng đối với các doanh nghiệp Nhà nước và trong các luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật đó đối với các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác.
Điều 5. – Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có quyền tự do và dân chủ trong nghiên cứu, sáng tạo, trong việc thực hiện các vấn đề nghiên cứu; được khai thác và trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu của mình nhưng phải tuân theo các quy định trong pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28-10-1991.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. – Hàng năm, Nhà nước dành ít nhất 2% ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Điều 7. – Kinh phí của Nhà nước nói ở điều 6 được tập trung chủ yếu cho các hoạt động sau:
– Nghiên cứu và phát triển theo các nhiệm vụ và chương trình trọng diểm của Nhà nước.
– Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước.
– Hỗ trợ một phần việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm ở các cơ sở sản xuất trọng điểm của Nhà nước.
– Hỗ trợ một phần cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các Bộ và các tỉnh, thành phố.
Điều 8. – Đối với các công trình có vốn đầu tư cơ bản lớn, được phép có một hạng mục chi trong tổng dự toán vốn xây dựng cơ bản để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành của chính công trình đó.
Điều 9. – Thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ và các tỉnh, thành phố để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành và địa phương. Nguồn trích lập quỹ này bao gồm:
– Kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và kinh phí của ngân sách địa phương dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngành và địa phương (không bao gồm kinh phí cho các chương trình, đề tài trọng điểm Nhà nước mà bộ, địa phương chủ trì hoặc tham gia thực hiện, được cấp riêng).
– Kinh phí thu hồi từ các chương trình, đề tài, đề án cấp Bộ, tỉnh và thành phố.
– Kinh phí trích từ lợi nhuận của các doanh nghiệp do Bộ hoặc tỉnh, thành phố quản lý.
– Kinh phí trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất trực thuộc.
v.v…
Điều 10. – Nguồn vốn của các tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ bao gồm :
– Vốn do ngân sách Nhà nước cấp (nếu có).
– Kinh phí do thực hiện các hợp đồng.
– Vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức khác.
– Vốn vay ngân hàng, theo các quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
– Viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và cá nhân trong nước hoặc nước ngoài.
Điều 11. – Lợi nhuận (nếu có) của các tổ chức khoa học và công nghệ được trích đưa vào các quỹ : quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Uỷ ban Khoa học Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các quỹ nói trên.
Điều 12. – Các hợp đồng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử không phải chịu thuế. Các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ không phải nộp thuế lợi tức nhưng phải nộp thuế doanh thu.
Bộ Tài chính cùng với Uỷ ban Khoa học Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ thuế đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 13. – Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước, từng bước chuyển dần việc cấp kinh phí về lương và chi phí bộ máy từ ngân sách Nhà nước theo tổ chức và biên chế sang chế độ cấp phát theo chương trình, đề tài, đề án thông qua hợp đồng đặt hàng.
Điều 14. – Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước đang theo chế độ biên chế được phép từng bước chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Người làm hợp đồng dài hạn có trách nhiệm và quyền lợi như người trong biên chế, kể cả việc đi nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ hợp tác về khoa học và công nghệ hoặc để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động.
Điều 15. – Các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ do Hội đồng Bộ trưởng hoặc các Bộ, các đoàn thể quần chúng cấp trung ương ra quyết định thành lập phải đăng ký hoạt động tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
Các tổ chức khoa học và công nghệ do cấp tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập hoặc do các tập thể, cá nhân lập ra phải đăng ký hoạt động tại Uỷ ban (ban) khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. – Uỷ ban khoa học Nhà nước có trách nhiệm:
– Lập dự kiến kế hoạch phân bổ các nguồn đầu tư của trung ương cho khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí sự nghiệp, vốn xây dựng cơ bản, vốn ngoại tệ và các nguồn tài trợ của các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho khoa học và công nghệ), đưa vào tổng hợp trong dự án kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm; Sau khi kế hoạch Nhà nước được giao; chịu trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện các nguồn vốn cấp đúng đối tượng, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
– Hàng năm lập báo cáo tổng hợp các nguồn vốn trong và ngoài nước sử dụng cho khoa học và công nghệ, và đánh giá hiệu quả sử dụng.
– Tổ chức đánh giá chính xác kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ có sử dụng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp.
– Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện những điều quy định ở chương II có liên quan đến các chế độ về tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc hợp tác với nước ngoài.
– Tổ chức và hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ theo Điều 15 của Nghị định này.
Điều 17 .- Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm :
– Quản lý và khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương theo các quy định tại Nghị định này, phát huy tốt tiềm lực khoa học và công nghệ của ngành, của địa phương.
– Xem xét và quyết định việc thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ trong ngành, trong địa phương và hướng dẫn thực hiện việc đăng ký hoạt động của các tổ chức đó.
– Huy động cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý của ngành, của địa phương tham gia ý kiến về các chủ trương phát triển, các chương trình, các dự án lớn của ngành, của địa phương trước khi quyết định, nhất là các dự án hợp tác với nước ngoài.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. – Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Reviews
There are no reviews yet.