Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2006/NĐ-CP SỐ 14 THÁNG 9 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.

Điều 3. Chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được thành lập, chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

2. Sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

4. Thời gian hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Công đoàn cấp trên theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

3. Công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.

Chương II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên, đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi đủ điều kiện.

3. Tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.

4. Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 6. Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời

1. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động.

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng – đã ký

Thuộc tính văn bản
Nghị định 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 96/2006/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/09/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2006/NĐ-CP SỐ 14 THÁNG 9 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.

Điều 3. Chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được thành lập, chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

2. Sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

4. Thời gian hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Công đoàn cấp trên theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

3. Công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.

Chương II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên, đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi đủ điều kiện.

3. Tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.

4. Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 6. Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời

1. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động.

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng – đã ký

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 96/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp”