Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 95/2012/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

CHÍNH PHỦ
——-
Số: 95/2012/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương,
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế – kỹ thuật, các dự án quan trọng thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phế duyệt.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép, giấy kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.
8. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường:
a) Quản lý, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương theo quy định của pháp luật;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
c) Ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Về cơ khí, luyện kim:
a) Xây dựng, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ – điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm cơ khí, luyện kim, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử công nghiệp ưu tiên phát triển.
10. Về công nghiệp hỗ trợ:
a) Xây dựng, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng;
b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về điện hạt nhân, năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động điều tiết điện lực theo quy định của pháp luật;.
đ) Thực hiện việc quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
a) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
c) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
d) Tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
13. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn – xuất khẩu các loại khoáng sản;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
14. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp hóa chất; quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất; quản lý công nghiệp hóa chất theo quy định của pháp luật;
b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quản lý vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật.
15. Về an toàn thực phẩm; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
d) Quản lý an toàn thực phẩm đối với với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm;
đ) Ban hành các quy định và kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
e) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
g) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dự trữ, phân phối sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
h) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trường hợp nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Y tế;
i) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
16. Về công nghiệp và thương mại địa phương:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại địa phương trong phạm vi cả nước; hướng dẫn triển khai sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
c) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc khuyến công; quản lý kinh phí khuyến công quốc gia theo quy định của pháp luật;
đ) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương trong phạm vi cả nước; quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở địa phương.
17. Về thương mại và thị trường trong nước:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; về bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường trong nước (bao gồm cả thị trường hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan);
c) Theo dõi, kiểm tra hoạt động thương mại và thị trường trong nước trên phạm vi cả nước đối với hàng hóa, dịch vụ thương mại.
18. Về xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
c) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật
19. Về thương mại điện tử:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; kiểm tra, hướng dẫn triển khai sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển thương mại điện tử.
20. Về quản lý thị trường:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hóa, các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
b) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp hoạt động với các ngành, địa phương trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.
21. Về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các quy định về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp; đề xuất áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; chuyển cơ quan có thẩm quyền về xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
22. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật.
23. Về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
24. Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của thương nhân và cơ quan nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Ngoại giao quản lý công tác chuyên môn của bộ phận làm công tác kinh tế, thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
25. Tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
26. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật; làm đầu mối tổng hợp và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại, đầu tư của ngành công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
27. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình phát triển khoa học công nghệ ngành Công Thương; tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
28. Về dịch vụ công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
29. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
30. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
31. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
32. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
33. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
34. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố theo quy định của pháp luật.
35. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Phát triển nguồn nhân lực.
7. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ Công nghiệp nặng.
10. Vụ Công nghiệp nhẹ.
11. Vụ Thị trường trong nước.
12. Vụ Thương mại biên giới và Miền núi.
13. Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
14. Vụ Thị trường châu Âu.
15. Vụ Thị trường châu Mỹ.
16. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
17. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
18. Thanh tra Bộ.
19. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng).
20. Tổng cục Năng lượng.
21. Cục Quản lý thị trường.
22. Cục Điều tiết điện lực.
23. Cục Quản lý cạnh tranh.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
25. Cục Xuất nhập khẩu.
26. Cục Công nghiệp địa phương.
27. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
28. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
29. Cục Hóa chất.
30. Cục Công tác phía Nam.
31. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.
32. Viện Nghiên cứu Thương mại.
33. Báo Công Thương.
34. Tạp chí Công Thương.
35. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 35 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Các Vụ sau đây được thành lập phòng:
Vụ Kế hoạch (04 phòng), Vụ Pháp chế (05 phòng), Vụ Tổ chức cán bộ (04 phòng), Vụ Hợp tác quốc tế (03 phòng), Vụ Khoa học và Công nghệ (04 phòng), Vụ Phát triển nguồn nhân lực (03 phòng), Vụ Tài chính (02 phòng), Vụ Công nghiệp nặng (01 phòng), Vụ Công nghiệp nhẹ (02 phòng), Vụ Chính sách thương mại đa biên (04 phòng), Vụ Thị trường trong nước (06 phòng), Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (03 phòng), Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (04 phòng), Vụ Thị trường châu Âu (04 phòng), Vụ Thị trường châu Mỹ (03 phòng), Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (03 phòng).
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Năng lượng, ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập khác còn lại trực thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2012.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
3. Bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổng cục Năng lượng tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị này.
2. Cục Quản lý thị trường, Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý cạnh tranh tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, TCCV (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị định 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 95/2012/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 12/11/2012 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản

CHÍNH PHỦ
——-
Số: 95/2012/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương,
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế – kỹ thuật, các dự án quan trọng thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phế duyệt.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép, giấy kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.
8. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường:
a) Quản lý, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương theo quy định của pháp luật;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
c) Ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù của ngành Công Thương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật công nghiệp và bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Về cơ khí, luyện kim:
a) Xây dựng, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ – điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm cơ khí, luyện kim, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử công nghiệp ưu tiên phát triển.
10. Về công nghiệp hỗ trợ:
a) Xây dựng, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng;
b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về điện hạt nhân, năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động điều tiết điện lực theo quy định của pháp luật;.
đ) Thực hiện việc quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
a) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
c) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
d) Tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
13. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn – xuất khẩu các loại khoáng sản;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản.
14. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp hóa chất; quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất; quản lý công nghiệp hóa chất theo quy định của pháp luật;
b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, quản lý vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật.
15. Về an toàn thực phẩm; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
d) Quản lý an toàn thực phẩm đối với với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm;
đ) Ban hành các quy định và kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
e) Quy định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm và đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
g) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dự trữ, phân phối sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
h) Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trường hợp nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Y tế;
i) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
16. Về công nghiệp và thương mại địa phương:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại địa phương trong phạm vi cả nước; hướng dẫn triển khai sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
c) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc khuyến công; quản lý kinh phí khuyến công quốc gia theo quy định của pháp luật;
đ) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương trong phạm vi cả nước; quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở địa phương.
17. Về thương mại và thị trường trong nước:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; về bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển thương mại và thị trường trong nước (bao gồm cả thị trường hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan);
c) Theo dõi, kiểm tra hoạt động thương mại và thị trường trong nước trên phạm vi cả nước đối với hàng hóa, dịch vụ thương mại.
18. Về xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
c) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật
19. Về thương mại điện tử:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; kiểm tra, hướng dẫn triển khai sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển thương mại điện tử.
20. Về quản lý thị trường:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hóa, các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
b) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp hoạt động với các ngành, địa phương trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.
21. Về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các quy định về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp; đề xuất áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; chuyển cơ quan có thẩm quyền về xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
22. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật.
23. Về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
24. Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của thương nhân và cơ quan nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Ngoại giao quản lý công tác chuyên môn của bộ phận làm công tác kinh tế, thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
25. Tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
26. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật; làm đầu mối tổng hợp và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại, đầu tư của ngành công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
27. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình phát triển khoa học công nghệ ngành Công Thương; tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
28. Về dịch vụ công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
29. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
30. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
31. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
32. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
33. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
34. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố theo quy định của pháp luật.
35. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Phát triển nguồn nhân lực.
7. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ Công nghiệp nặng.
10. Vụ Công nghiệp nhẹ.
11. Vụ Thị trường trong nước.
12. Vụ Thương mại biên giới và Miền núi.
13. Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
14. Vụ Thị trường châu Âu.
15. Vụ Thị trường châu Mỹ.
16. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
17. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
18. Thanh tra Bộ.
19. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng).
20. Tổng cục Năng lượng.
21. Cục Quản lý thị trường.
22. Cục Điều tiết điện lực.
23. Cục Quản lý cạnh tranh.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
25. Cục Xuất nhập khẩu.
26. Cục Công nghiệp địa phương.
27. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
28. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
29. Cục Hóa chất.
30. Cục Công tác phía Nam.
31. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.
32. Viện Nghiên cứu Thương mại.
33. Báo Công Thương.
34. Tạp chí Công Thương.
35. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 35 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Các Vụ sau đây được thành lập phòng:
Vụ Kế hoạch (04 phòng), Vụ Pháp chế (05 phòng), Vụ Tổ chức cán bộ (04 phòng), Vụ Hợp tác quốc tế (03 phòng), Vụ Khoa học và Công nghệ (04 phòng), Vụ Phát triển nguồn nhân lực (03 phòng), Vụ Tài chính (02 phòng), Vụ Công nghiệp nặng (01 phòng), Vụ Công nghiệp nhẹ (02 phòng), Vụ Chính sách thương mại đa biên (04 phòng), Vụ Thị trường trong nước (06 phòng), Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (03 phòng), Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (04 phòng), Vụ Thị trường châu Âu (04 phòng), Vụ Thị trường châu Mỹ (03 phòng), Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (03 phòng).
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Năng lượng, ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập khác còn lại trực thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2012.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
3. Bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổng cục Năng lượng tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị này.
2. Cục Quản lý thị trường, Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý cạnh tranh tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, TCCV (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 95/2012/NĐ-CP cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương”