Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 90/2003/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 90/2003/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các dự án quan trọng của ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

3. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế – kỹ thuậtđược áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

4. Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật;

5. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức;

6. Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, các trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

7. Quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

8. Thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

10. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật;

11. Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, nhân viên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán;

12. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức và cho công chúng;

13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

16. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật;

17. Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

a) Các tổ chức giúp Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán;

2. Vụ Quản lý phát hành chứng khoán;

3. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán;

4. Vụ Hợp tác quốc tế;

5. Vụ Tổ chức cán bộ;

6. Vụ Kế hoạch – Tài chính;

7. Vụ Pháp chế;

8. Thanh tra;

9. Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban:

1. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

2. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;

3. Trung tâm Tin học;

4. Trung tâm Nghiên cứu khoa học vàĐào tạo chứng khoán;

5. Tạp chí Chứng khoán.

Điều 4. Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có:

1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;

2. Các ủy viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; các ủy viên kiêm nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các ủy viên kiêm nhiệm làm việc theo Quy chế hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các quy định pháp luật trước đây trái với Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định 90/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 90/2003/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/08/2003 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức , Chứng khoán
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 90/2003/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các dự án quan trọng của ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

3. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế – kỹ thuậtđược áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

4. Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật;

5. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức;

6. Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, các trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

7. Quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán của tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

8. Thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

10. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật;

11. Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, nhân viên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán;

12. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức và cho công chúng;

13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

16. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật;

17. Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

a) Các tổ chức giúp Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Vụ Phát triển thị trường chứng khoán;

2. Vụ Quản lý phát hành chứng khoán;

3. Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán;

4. Vụ Hợp tác quốc tế;

5. Vụ Tổ chức cán bộ;

6. Vụ Kế hoạch – Tài chính;

7. Vụ Pháp chế;

8. Thanh tra;

9. Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban:

1. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

2. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;

3. Trung tâm Tin học;

4. Trung tâm Nghiên cứu khoa học vàĐào tạo chứng khoán;

5. Tạp chí Chứng khoán.

Điều 4. Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có:

1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;

2. Các ủy viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; các ủy viên kiêm nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các ủy viên kiêm nhiệm làm việc theo Quy chế hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các quy định pháp luật trước đây trái với Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 90/2003/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước”