Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 66/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 66/1999/NĐ-CP NGÀY 07THÁNG 8 NĂM 1999
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI ĐIỀU 21
CỦA PHÁP LỆNH ƯU ĐàI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, LIỆT SĨ
VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 01 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Người hoạt động kháng chiến quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến.

Căn cứ khả năng ngân sách, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hưởng trợ cấp một lần.

Điều 2. Trường hợp đặc biệt, người hoạt động kháng chiến chưa đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến gồm:

1. Người hoạt động kháng chiến là thương binh (bao gồm cả thương binh loại B được xác nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993), bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.

2. Người hoạt động kháng chiến chết từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi.

Điều 3. Ngoài các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, căn cứ khả năng ngân sách và hoàn cảnh của người hoạt động kháng chiến, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất với Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định trợ cấp ưu đãi kháng chiến một lần đối với các trường hợp đặc biệt khác.

Điều 4. Mức trợ cấp đối với các đối tượng quy định tại Điều 1, Điều 2 của Nghị định này như sau:

1. Trợ cấp hàng tháng tính theo thời gian hoạt động kháng chiến, cứ một năm hoạt động được trợ cấp bằng 2.400 đồng.

2. Trợ cấp 01 lần tính theo thời gian hoạt động kháng chiến, cứ một năm hoạt động kháng chiến được trợ cấp bằng 120.000 đồng.

3. Trường hợp thời gian hoạt động kháng chiến có tháng lẻ thì từ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm, dưới 06 tháng tính là 1/2 năm.

Điều 5. Người hoạt động kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, lương hưu, trợ cấp mất sức dài hạn thì khi chết người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất theo mức 1.152.000 đồng.

[K1][K2][K3]

Điều 6. Thủ tục, hồ sơ về người hoạt động kháng chiến quy định tại Nghị định này do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hoạt động kháng chiến cư trú lập, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận và giải quyết chế độ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận giải quyết chế độ và thủ tục lưu trữ hồ sơ.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận, giải quyết chế độ và thủ tục lưu trữ hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý.

Điều 7. Bãi bỏ Điều 59 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994.

Điều 8. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định 66/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 66/1999/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/08/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 66/1999/NĐ-CP NGÀY 07THÁNG 8 NĂM 1999
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI ĐIỀU 21
CỦA PHÁP LỆNH ƯU ĐàI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, LIỆT SĨ
VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 01 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Người hoạt động kháng chiến quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến.

Căn cứ khả năng ngân sách, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hưởng trợ cấp một lần.

Điều 2. Trường hợp đặc biệt, người hoạt động kháng chiến chưa đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến gồm:

1. Người hoạt động kháng chiến là thương binh (bao gồm cả thương binh loại B được xác nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993), bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.

2. Người hoạt động kháng chiến chết từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi.

Điều 3. Ngoài các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, căn cứ khả năng ngân sách và hoàn cảnh của người hoạt động kháng chiến, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất với Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định trợ cấp ưu đãi kháng chiến một lần đối với các trường hợp đặc biệt khác.

Điều 4. Mức trợ cấp đối với các đối tượng quy định tại Điều 1, Điều 2 của Nghị định này như sau:

1. Trợ cấp hàng tháng tính theo thời gian hoạt động kháng chiến, cứ một năm hoạt động được trợ cấp bằng 2.400 đồng.

2. Trợ cấp 01 lần tính theo thời gian hoạt động kháng chiến, cứ một năm hoạt động kháng chiến được trợ cấp bằng 120.000 đồng.

3. Trường hợp thời gian hoạt động kháng chiến có tháng lẻ thì từ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm, dưới 06 tháng tính là 1/2 năm.

Điều 5. Người hoạt động kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, lương hưu, trợ cấp mất sức dài hạn thì khi chết người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất theo mức 1.152.000 đồng.

[K1][K2][K3]

Điều 6. Thủ tục, hồ sơ về người hoạt động kháng chiến quy định tại Nghị định này do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hoạt động kháng chiến cư trú lập, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận và giải quyết chế độ.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận giải quyết chế độ và thủ tục lưu trữ hồ sơ.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận, giải quyết chế độ và thủ tục lưu trữ hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến thuộc phạm vi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý.

Điều 7. Bãi bỏ Điều 59 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994.

Điều 8. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 66/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng”