CHÍNH PHỦ ——-
Số: 54/2014/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————————
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tư pháp.
Điều 2. Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Chương 2.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, gồm:
a) Thanh tra Bộ Tư pháp;
b) Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:
a) Cục Bổ trợ tư pháp;
b) Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Điều 5. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
1. Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
3. Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp
Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra.
5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp
1. Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Thanh tra Sở Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Thanh tra Bộ Tư pháp.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp
Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 13. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Chương 3.
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
MỤC 1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH
Điều 14. Nội dung, đối tượng thanh tra hành chính
Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thanh tra, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính
Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và Điều 50 Luật Thanh tra, các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 và Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
MỤC 2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 17. Đối tượng thanh tra chuyên ngành
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Cấp giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Hoạt động hành nghề của luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; thù lao luật sư, chi phí theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư; hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư.
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tư vấn pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
2. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Cấp, thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật; hoạt động của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về tư vấn pháp luật.
Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên tại Sở Tư pháp; tạm đình chỉ hành nghề công chứng; hoạt động của Phòng công chứng; thành lập Văn phòng công chứng, cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng; thu hồi giấy đăng ký hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
2. Tập sự hành nghề công chứng; việc thực hiện công chứng của công chứng viên; đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; hoạt động của Văn phòng công chứng; chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng; thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; lưu trữ hồ sơ công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về công chứng.
Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký danh sách đấu giá viên, cấp thẻ đấu giá viên của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Hoạt động của đấu giá viên, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; đăng ký danh sách đấu giá viên, cấp thẻ đấu giá viên của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; tổ chức và hoạt động của hội đồng bán đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 22. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trọng tài thương mại
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài; đăng ký hoạt động của Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thông báo việc thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn trọng tài viên; tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài; tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trọng tài thương mại.
Điều 23. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký việc sinh, kết hôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Công nhận việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch tại Sở Tư pháp.
Ghi vào sổ hộ tịch các việc về hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, các việc về quốc tịch, việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam.
2. Đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
3. Đăng ký việc sinh, kết hôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn; đăng ký việc sinh, khai tử quá hạn.
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác; ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch; thu, nộp lệ phí hộ tịch; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hộ tịch.
Điều 24. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài; công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Đăng ký nuôi con nuôi trong nước; đăng ký lại việc nuôi con nuôi; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về nuôi con nuôi.
Điều 25. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề xuất việc nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam; kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
2. Thu, nộp lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về quốc tịch.
Điều 26. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chứng thực
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu chung hoặc đang cho thuê; chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản; chứng thực di chúc; chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; chứng thực văn bản khai nhận di sản; chứng thực văn bản từ chối nhận di sản; chứng thực giấy ủy quyền; chứng thực hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
2. Thu, nộp lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch, cấp bản sao; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về chứng thực.
Điều 27. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lý lịch tư pháp
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp, lập lý lịch tư pháp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.
2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về lý lịch tư pháp.
Điều 28. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân và một số đối tượng đặc thù; giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 29. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý; người được trợ giúp pháp lý; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; phạm vi, hình thức trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 30. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Thu, nộp lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 31. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án dân sự.
2. Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 32. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về văn bản được kiểm tra, xử lý; nội dung kiểm tra văn bản; trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành; thẩm quyền, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền do cơ quan nhà nước khác ban hành; xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 33. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nội dung hợp tác, hình thức hợp tác; thủ tục trình hồ sơ thẩm định, trình phê duyệt các chương trình, dự án hợp tác; theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án hợp tác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
Điều 34. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giám định tư pháp
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Sở Tư pháp; thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
2. Hoạt động giám định tư pháp của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về giám định tư pháp.
Điều 35. Nội dung thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hợp tác với nước ngoài về pháp luật, thi hành án dân sự.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng thực, hộ tịch, nuôi con nuôi trong nước, phổ biến, giáo dục pháp luật, đăng ký giao dịch bảo đảm, hôn nhân và gia đình.
Điều 36. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra Bộ Tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 và Điều 35 Nghị định này; thanh tra lại theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thanh tra việc thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
2. Cục Bổ trợ tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 và Điều 22 Nghị định này; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thanh tra việc thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
3. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thanh tra việc thực hiện các quy định tại các Điều 23, 25 và Điều 26 Nghị định này.
4. Thanh tra Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điều 19, Khoản 2 Điều 20, Khoản 2 Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23, Khoản 3 Điều 24, Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30, Khoản 2 Điều 31, Điều 32 và Khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
Giúp Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra theo nội dung tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
Điều 37. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành
Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 và Điều 56 Luật Thanh tra và các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Điều 38. Thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50, 51 và Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
MỤC 3. KẾ HOẠCH THANH TRA, XỬ LÝ CHỒNG CHÉO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
Điều 39. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tư pháp và yêu cầu công tác quản lý của mình, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp.
Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Thanh tra Sở Tư pháp lập kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm. Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
3. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 40. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp.
2. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực với Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tư pháp với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Điều 41. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch:
a) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra;
b) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phân công người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
2. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi được giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp để báo cáo.
b) Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh thanh tra Bộ Tư pháp giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp để báo cáo.
3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra.
Chương 4.
THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 42. Thanh tra viên ngành Tư pháp
1. Thanh tra viên ngành Tư pháp là công chức của Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Thanh tra viên ngành Tư pháp được hưởng lương theo các ngạch công chức; được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp
1. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp là người được Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp trưng tập tham gia đoàn thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
3. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.
Điều 44. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp là công chức của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra viên tư pháp quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn tổ chức, bảo đảm hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối với thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp để Thanh tra Sở Tư pháp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Điều 47. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức và bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp theo thẩm quyền.
5. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
6. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ngành của tỉnh, Thanh tra huyện, Phòng Tư pháp trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan thanh tra ngành Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong hoạt động thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014, thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-GP ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp.
Điều 50. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, TCCV (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHÍNH PHỦ ——-
Số: 54/2014/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————————
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tư pháp.
Điều 2. Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Chương 2.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, gồm:
a) Thanh tra Bộ Tư pháp;
b) Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:
a) Cục Bổ trợ tư pháp;
b) Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Điều 5. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
1. Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
3. Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp
Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra.
5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp
1. Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Thanh tra Sở Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Thanh tra Bộ Tư pháp.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp
Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 4 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 13. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
Chương 3.
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
MỤC 1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH
Điều 14. Nội dung, đối tượng thanh tra hành chính
Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thanh tra, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính
Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và Điều 50 Luật Thanh tra, các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 và Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
MỤC 2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Điều 17. Đối tượng thanh tra chuyên ngành
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Cấp giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài; tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Hoạt động hành nghề của luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; thù lao luật sư, chi phí theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư; hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư.
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tư vấn pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
2. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Cấp, thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật; hoạt động của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về tư vấn pháp luật.
Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên tại Sở Tư pháp; tạm đình chỉ hành nghề công chứng; hoạt động của Phòng công chứng; thành lập Văn phòng công chứng, cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng; thu hồi giấy đăng ký hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
2. Tập sự hành nghề công chứng; việc thực hiện công chứng của công chứng viên; đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; hoạt động của Văn phòng công chứng; chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng; thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; lưu trữ hồ sơ công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về công chứng.
Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký danh sách đấu giá viên, cấp thẻ đấu giá viên của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Hoạt động của đấu giá viên, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; đăng ký danh sách đấu giá viên, cấp thẻ đấu giá viên của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản; tổ chức và hoạt động của hội đồng bán đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 22. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trọng tài thương mại
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài; đăng ký hoạt động của Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thông báo việc thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn trọng tài viên; tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài; tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trọng tài thương mại.
Điều 23. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký việc sinh, kết hôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Công nhận việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch tại Sở Tư pháp.
Ghi vào sổ hộ tịch các việc về hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, các việc về quốc tịch, việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam.
2. Đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
3. Đăng ký việc sinh, kết hôn, khai tử, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn; đăng ký việc sinh, khai tử quá hạn.
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch khác; ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, khóa sổ hộ tịch, báo cáo số liệu thống kê hộ tịch; thu, nộp lệ phí hộ tịch; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hộ tịch.
Điều 24. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đăng ký nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài; công nhận việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
3. Đăng ký nuôi con nuôi trong nước; đăng ký lại việc nuôi con nuôi; thu, nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về nuôi con nuôi.
Điều 25. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề xuất việc nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam; kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
2. Thu, nộp lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về quốc tịch.
Điều 26. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chứng thực
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực hợp đồng mua bán nhà thuộc sở hữu chung hoặc đang cho thuê; chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản; chứng thực di chúc; chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; chứng thực văn bản khai nhận di sản; chứng thực văn bản từ chối nhận di sản; chứng thực giấy ủy quyền; chứng thực hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
2. Thu, nộp lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch, cấp bản sao; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về chứng thực.
Điều 27. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lý lịch tư pháp
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp, lập lý lịch tư pháp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.
2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về lý lịch tư pháp.
Điều 28. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân và một số đối tượng đặc thù; giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 29. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý; người được trợ giúp pháp lý; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; phạm vi, hình thức trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 30. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Thu, nộp lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 31. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án dân sự.
2. Việc giải quyết bồi thường của Nhà nước, việc yêu cầu hoàn trả và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 32. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về văn bản được kiểm tra, xử lý; nội dung kiểm tra văn bản; trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành; thẩm quyền, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền do cơ quan nhà nước khác ban hành; xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 33. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nội dung hợp tác, hình thức hợp tác; thủ tục trình hồ sơ thẩm định, trình phê duyệt các chương trình, dự án hợp tác; theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án hợp tác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
Điều 34. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giám định tư pháp
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về:
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Sở Tư pháp; thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
2. Hoạt động giám định tư pháp của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về giám định tư pháp.
Điều 35. Nội dung thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hợp tác với nước ngoài về pháp luật, thi hành án dân sự.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng thực, hộ tịch, nuôi con nuôi trong nước, phổ biến, giáo dục pháp luật, đăng ký giao dịch bảo đảm, hôn nhân và gia đình.
Điều 36. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra Bộ Tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 và Điều 35 Nghị định này; thanh tra lại theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thanh tra việc thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
2. Cục Bổ trợ tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 và Điều 22 Nghị định này; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thanh tra việc thực hiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
3. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thanh tra việc thực hiện các quy định tại các Điều 23, 25 và Điều 26 Nghị định này.
4. Thanh tra Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điều 19, Khoản 2 Điều 20, Khoản 2 Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23, Khoản 3 Điều 24, Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30, Khoản 2 Điều 31, Điều 32 và Khoản 2 Điều 35 Nghị định này.
Giúp Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra theo nội dung tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
Điều 37. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành
Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 và Điều 56 Luật Thanh tra và các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Điều 38. Thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
2. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50, 51 và Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
MỤC 3. KẾ HOẠCH THANH TRA, XỬ LÝ CHỒNG CHÉO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ THẨM QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
Điều 39. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm
1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ Tư pháp và yêu cầu công tác quản lý của mình, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề xuất kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tư pháp để tổng hợp.
Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Thanh tra Sở Tư pháp lập kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm. Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
3. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 40. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp.
2. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực với Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tư pháp với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Điều 41. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành
1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch:
a) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra;
b) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phân công người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
2. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi được giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp để báo cáo.
b) Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chánh thanh tra Bộ Tư pháp giao hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp để báo cáo.
3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra.
Chương 4.
THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 42. Thanh tra viên ngành Tư pháp
1. Thanh tra viên ngành Tư pháp là công chức của Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Thanh tra viên ngành Tư pháp được hưởng lương theo các ngạch công chức; được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp
1. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp là người được Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp trưng tập tham gia đoàn thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
3. Cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.
Điều 44. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp là công chức của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra viên tư pháp quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn tổ chức, bảo đảm hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và bảo đảm chế độ chính sách đối với thanh tra viên, công chức của Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp để Thanh tra Sở Tư pháp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Điều 47. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức và bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở Tư pháp theo thẩm quyền.
5. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
6. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra ngành Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ngành của tỉnh, Thanh tra huyện, Phòng Tư pháp trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan thanh tra ngành Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong hoạt động thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014, thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-GP ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp.
Điều 50. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, TCCV (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.