NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 52/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THI HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯA VÀO
TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 70 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và các Điều 277 và 279 của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội (sau đây viết gọn là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong Bộ Luật Hình sự, là biện pháp do Toà án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).
3. Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng từ một năm đến hai năm, được tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng.
Điều 2.
1. Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.
Điều 3. Việc thi hành biện pháp giáo dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng và theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của học sinh.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG
Điều 4.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm :
a) Triển khai kế hoạch phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương và gia đình người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng để quản lý, giám sát họ chặt chẽ;
b) Tổ chức thi hành quyết định của Toà án.
2. Trường hợp người đã có quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng mà bỏ trốn thì Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định tổ chức truy tìm và đưa người đó vào trường.
3. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng bỏ trốn đang bị truy tìm, mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.
Điều 5. Hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng gồm :
– Lý lịch cá nhân;
– Danh bản, chỉ bản;
– Phiếu khám sức khoẻ;
– Quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án;
– Văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền chỉ định trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành quyết định của Toà án;
– Các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người được đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
Điều 6.
1. Người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng có thể được tạm hoãn thi hành biện pháp này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
b) Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Trưởng Công an cấp huyện xác nhận.
2. Việc tạm hoãn thi hành biện pháp giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng về trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp người được tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không còn lý do để tạm hoãn, để Toà án xem xét, quyết định việc tạm hoãn hoặc tiếp tục thi hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 7.
1. Người trực tiếp nhận người được đưa vào trường giáo dưỡng, phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bản giao nhận.
2. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm lập hồ sơ cá nhân học sinh để theo dõi quá trình chấp hành biện pháp giáo dưỡng của họ; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phải báo cáo cơ quan quản lý trường giáo dưỡng của Bộ Công an về tình hình quản lý, giáo dục học sinh.
Điều 8. Trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh, Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, Công an cấp huyện và cấp xã nơi người đó đã cư trú.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 9.
1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ phạm tội, trường bố trí học sinh thành các đội, lớp. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ, giáo viên của trường trực tiếp phụ trách.
Điều 10. Nếu học sinh bỏ trốn, Hiệu trưởng phải huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên truy tìm ngay và thông báo bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi trường đóng tổ chức truy tìm. Khi truy tìm, nếu phát hiện phải lưu giữ học sinh đó, Công an cấp huyện phải lập biên bản và báo cho trường biết; khi nhận được thông báo, trường có trách nhiệm đến nhận học sinh. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 11.
1. Việc trích xuất học sinh đưa đi phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án. Lệnh trích xuất, thủ tục trích xuất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh trích xuất đến trường đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận học sinh phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 12. Thời gian học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập, lao động phù hợp.
Kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh mua sách vở, đồ dùng học tập do ngân sách nhà nước cấp được thực hiện theo quy định hiện hành đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 13.
1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi (học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi…) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Điều 14.
1. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập trên lớp và lao động không quá 7 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong tuần. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ hoặc làm ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Học sinh được nghỉ ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước.
5. Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của họ.
Điều 15. Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
Điều 16. Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nơi ở tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 m2.
Điều 20.
1. Trường hợp học sinh bị chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân, Công an cấp huyện nơi trường đóng đến lập biên bản và xác định nguyên nhân chết, có học sinh của trường chứng kiến. Trường có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân của người chết biết.
Sau khi được Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thống nhất cho phép mai táng thì trường có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ hiện hành. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị tự tổ chức mai táng thì nhà trường giao cho họ. Việc tổ chức mai táng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đúng quy định của pháp luật và phù hợp phong tục tập quán.
2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp học sinh bị tai nạn.
Điều 21.
1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.
2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm). Trường có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi gửi hoặc nhận. Nếu học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi vào bộ phận lưu ký và sử dụng theo quy định của trường.
3. Chế độ thăm, gặp, nhận quà, nhận và gửi thư quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 22. Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng và thực sự ăn năn hối lỗi, nhận rõ việc làm sai trái của bản thân, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng có thể đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này cho học sinh đó.
Điều 23.
1. Chậm nhất là 15 ngày trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.
2. Khi học sinh hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho họ và gửi bản sao cho Toà án đã ra quyết định, Công an cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Học sinh khi ra trường có trách nhiệm trả lại chăn, màn và những đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có), tiền ăn đường và tiền tàu xe. Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục, quản lý tiếp theo gửi Toà án nơi đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
4. Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với Toà án đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cùng cấp với Toà án để đề nghị có biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp để ổn định cuộc sống cho họ.
5. Đối với học sinh dưới 15 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, thì trường có trách nhiệm cử cán bộ, giáo viên đưa về gia đình hoặc giao ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Điều 24.
1. Học sinh có tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường hoặc lập công, thì được Hiệu trưởng xem xét, quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau :
a) Biểu dương;
b) Cho đi tham quan do trường tổ chức;
c) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
d) Đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
2. Học sinh không chịu học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường, thì Hiệu trưởng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà quyết định kỷ luật bằng một trong các hình thức sau :
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại buồng kỷ luật 5 ngày.
Học sinh bị đưa vào buồng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.
3. Quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với học sinh phải thể hiện bằng văn bản do Hiệu trưởng ký và lưu vào hồ sơ theo quy định.
4. Nếu học sinh vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành biện pháp giáo dưỡng phải trình báo ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC
THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG
Điều 26. Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức lực lượng thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Chủ trì, phối hợp với Toà án, Viện Kiểm sát, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương trong việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.
4. Thống kê về thi hành biện pháp giáo dưỡng.
5. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 27. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp dập tắt dịch bệnh; tổ chức cứu chữa trong trường hợp ngộ độc hàng loạt hoặc trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích vượt quá khả năng điều trị của trường.
Điều 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục của trường; đào tạo, huấn luyện hoặc hỗ trợ giáo viên cho trường; tạo điều kiện cho học sinh ra trường tiếp tục được học tập tại địa phương.
Điều 29. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề trong trường và giới thiệu việc làm cho học sinh khi ra trường.
Điều 30.
1. Kinh phí để tổ chức thi hành biện pháp giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Việc sử dụng kinh phí phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
Điều 31. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường đóng tại địa phương mình trong quá trình hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Người nào vi phạm các quy định pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 33.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 34. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 52/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THI HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯA VÀO
TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 70 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và các Điều 277 và 279 của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội (sau đây viết gọn là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong Bộ Luật Hình sự, là biện pháp do Toà án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).
3. Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng từ một năm đến hai năm, được tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng.
Điều 2.
1. Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.
Điều 3. Việc thi hành biện pháp giáo dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng và theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của học sinh.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG
Điều 4.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm :
a) Triển khai kế hoạch phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương và gia đình người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng để quản lý, giám sát họ chặt chẽ;
b) Tổ chức thi hành quyết định của Toà án.
2. Trường hợp người đã có quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng mà bỏ trốn thì Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định tổ chức truy tìm và đưa người đó vào trường.
3. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng bỏ trốn đang bị truy tìm, mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.
Điều 5. Hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng gồm :
– Lý lịch cá nhân;
– Danh bản, chỉ bản;
– Phiếu khám sức khoẻ;
– Quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án;
– Văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền chỉ định trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành quyết định của Toà án;
– Các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người được đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
Điều 6.
1. Người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng có thể được tạm hoãn thi hành biện pháp này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
b) Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Trưởng Công an cấp huyện xác nhận.
2. Việc tạm hoãn thi hành biện pháp giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng về trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp người được tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không còn lý do để tạm hoãn, để Toà án xem xét, quyết định việc tạm hoãn hoặc tiếp tục thi hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 7.
1. Người trực tiếp nhận người được đưa vào trường giáo dưỡng, phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bản giao nhận.
2. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm lập hồ sơ cá nhân học sinh để theo dõi quá trình chấp hành biện pháp giáo dưỡng của họ; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phải báo cáo cơ quan quản lý trường giáo dưỡng của Bộ Công an về tình hình quản lý, giáo dục học sinh.
Điều 8. Trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh, Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, Công an cấp huyện và cấp xã nơi người đó đã cư trú.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 9.
1. Học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
2. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất và mức độ phạm tội, trường bố trí học sinh thành các đội, lớp. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ, giáo viên của trường trực tiếp phụ trách.
Điều 10. Nếu học sinh bỏ trốn, Hiệu trưởng phải huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên truy tìm ngay và thông báo bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi trường đóng tổ chức truy tìm. Khi truy tìm, nếu phát hiện phải lưu giữ học sinh đó, Công an cấp huyện phải lập biên bản và báo cho trường biết; khi nhận được thông báo, trường có trách nhiệm đến nhận học sinh. Thời gian học sinh bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 11.
1. Việc trích xuất học sinh đưa đi phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án. Lệnh trích xuất, thủ tục trích xuất thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh trích xuất đến trường đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận học sinh phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 12. Thời gian học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập, lao động phù hợp.
Kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh mua sách vở, đồ dùng học tập do ngân sách nhà nước cấp được thực hiện theo quy định hiện hành đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 13.
1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi (học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi…) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Điều 14.
1. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập trên lớp và lao động không quá 7 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong tuần. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ hoặc làm ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Học sinh được nghỉ ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước.
5. Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của họ.
Điều 15. Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
Điều 16. Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nơi ở tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 m2.
Điều 20.
1. Trường hợp học sinh bị chết, Hiệu trưởng phải báo ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân, Công an cấp huyện nơi trường đóng đến lập biên bản và xác định nguyên nhân chết, có học sinh của trường chứng kiến. Trường có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân của người chết biết.
Sau khi được Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thống nhất cho phép mai táng thì trường có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ hiện hành. Trường hợp thân nhân của người chết đề nghị tự tổ chức mai táng thì nhà trường giao cho họ. Việc tổ chức mai táng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đúng quy định của pháp luật và phù hợp phong tục tập quán.
2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp học sinh bị tai nạn.
Điều 21.
1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.
2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm). Trường có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi gửi hoặc nhận. Nếu học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi vào bộ phận lưu ký và sử dụng theo quy định của trường.
3. Chế độ thăm, gặp, nhận quà, nhận và gửi thư quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 22. Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng và thực sự ăn năn hối lỗi, nhận rõ việc làm sai trái của bản thân, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng có thể đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này cho học sinh đó.
Điều 23.
1. Chậm nhất là 15 ngày trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.
2. Khi học sinh hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho họ và gửi bản sao cho Toà án đã ra quyết định, Công an cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Học sinh khi ra trường có trách nhiệm trả lại chăn, màn và những đồ dùng được trường cho mượn; được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có), tiền ăn đường và tiền tàu xe. Trường hợp hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp giáo dục, quản lý tiếp theo gửi Toà án nơi đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
4. Đối với học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường có trách nhiệm liên hệ với Toà án đã ra quyết định và ủy ban nhân dân cùng cấp với Toà án để đề nghị có biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp để ổn định cuộc sống cho họ.
5. Đối với học sinh dưới 15 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, thì trường có trách nhiệm cử cán bộ, giáo viên đưa về gia đình hoặc giao ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Điều 24.
1. Học sinh có tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường hoặc lập công, thì được Hiệu trưởng xem xét, quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau :
a) Biểu dương;
b) Cho đi tham quan do trường tổ chức;
c) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
d) Đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
2. Học sinh không chịu học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường, thì Hiệu trưởng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà quyết định kỷ luật bằng một trong các hình thức sau :
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại buồng kỷ luật 5 ngày.
Học sinh bị đưa vào buồng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.
3. Quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với học sinh phải thể hiện bằng văn bản do Hiệu trưởng ký và lưu vào hồ sơ theo quy định.
4. Nếu học sinh vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra trường, học sinh đã chấp hành biện pháp giáo dưỡng phải trình báo ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC
THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG
Điều 26. Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức lực lượng thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Chủ trì, phối hợp với Toà án, Viện Kiểm sát, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các địa phương trong việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.
4. Thống kê về thi hành biện pháp giáo dưỡng.
5. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thi hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 27. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp dập tắt dịch bệnh; tổ chức cứu chữa trong trường hợp ngộ độc hàng loạt hoặc trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích vượt quá khả năng điều trị của trường.
Điều 28. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục của trường; đào tạo, huấn luyện hoặc hỗ trợ giáo viên cho trường; tạo điều kiện cho học sinh ra trường tiếp tục được học tập tại địa phương.
Điều 29. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề trong trường và giới thiệu việc làm cho học sinh khi ra trường.
Điều 30.
1. Kinh phí để tổ chức thi hành biện pháp giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Việc sử dụng kinh phí phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho việc thi hành biện pháp giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trường được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
Điều 31. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường đóng tại địa phương mình trong quá trình hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Người nào vi phạm các quy định pháp luật về thi hành biện pháp giáo dưỡng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 33.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Điều 34. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Reviews
There are no reviews yet.