Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2009

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý thuốc pháo, pháo các loại; quản lý sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và thuốc pháo hoa; tổ chức bắn pháo hoa và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quản lý, sử dụng pháo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuốc pháo nổ là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên một phản ứng hóa học nhanh, nhạy, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra tiếng nổ.

2. Thuốc pháo hoa là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất để sản xuất pháo hoa, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên phản ứng hoá học tốc độ cao, toả nhiệt, phát quang, sinh khí có thể kèm theo tiếng nổ.

3. Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên tiếng nổ.

4. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện sẽ gây phản ứng hoá học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.

5. Pháo hoa đơn là pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 01 quả pháo.

6. Pháo hoa kép là loại pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 02 quả pháo.

7. Bắn pháo hoa tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy pháo hoa lên độ cao trên 90 m.

8. Bắn pháo hoa tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không sử dụng ống phóng) để đẩy pháo hoa lên độ cao từ 90 m trở xuống.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Chương II. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC BẮN PHÁO HOA

Điều 6.Nguyên tắc quản lý

1. Chính phủ thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo hoa trong phạm vi cả nước.

2. Việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng pháo hoa phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.

3. Việc sản xuất pháo hoa phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo hoa phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức bắn pháo hoa do địa phương đảm nhiệm, không sử dụng từ ngân sách nhà nước.

Điều 7.Tổ chức bắn pháo hoa

Việc tổ chức bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:

1. Tết Nguyên đán

a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;

c) Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm)

a) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, tại Đền Hùng;

b) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

3. Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam

a) Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9)

– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 02 tháng 9.

b) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5)

– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 07 tháng 5.

c) Ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4)

– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 30 tháng 4.

4. Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;

c) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày giải phóng địa phương.

5. Ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

6. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8.Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa

1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.

2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho phép bắn pháo hoa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 9.Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo.

3. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, tuần tra, kiểm soát đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo và bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm bắn pháo hoa.

4. Cấp giấy phép mang pháo hoa và thiết bị bắn pháo hoa từ nước ngoài vào Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài để tham dự hội thi bắn pháo hoa sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

1. Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức bắn pháo hoa của các địa phương; tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức bắn pháo hoa.

2. Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép địa phương tổ chức bắn pháo hoa trên cơ sở đề nghị của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.

3. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội thi bắn pháo hoa quốc tế tại Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển tiến hành tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, biển, đảo để phát hiện, xử lý các hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép, buôn lậu các loại pháo.

2. Sản xuất pháo hoa và thiết bị dùng để bắn pháo hoa; tổ chức chỉ huy, huấn luyện kỹ thuật bắn pháo hoa trong phạm vi cả nước, cụ thể như sau:

a) Việc sản xuất pháo hoa phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

b) Căn cứ vào kế hoạch bắn pháo hoa của các địa phương, chủ động tổ chức sản xuất pháo hoa bảo đảm chất lượng, số lượng, giá thành hợp lý. Chỉ được phép bán pháo hoa cho các đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa theo quy định;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quốc phòng có liên quan chuẩn bị nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho việc bắn pháo hoa; phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc vận chuyển, bắn pháo hoa bảo đảm an toàn và đúng quy định;

d) Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa và thiết bị dùng để bắn pháo hoa.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng trái phép các loại pháo.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chỉ đạo lực lượng Hải quan tiến hành kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu để ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các loại pháo.

2. Hướng dẫn việc huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để tổ chức bắn pháo hoa theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Bảo đảm kinh phí phục vụ cho việc tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng khác tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, sử dụng trái phép các loại pháo và tổ chức thực hiện tốt việc bắn pháo hoa, bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn và tiết kiệm.

2. Bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức bắn pháo hoa tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định về tầm bắn pháo hoa, thời gian, thời lượng và địa điểm tổ chức bắn pháo hoa. Thông báo kết quả thực hiện với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2009. Những quy định trước đây về quản lý, sử dụng pháo đều bị bãi bỏ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 17. Hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 36/2009/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 15/04/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , An ninh trật tự
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2009

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý thuốc pháo, pháo các loại; quản lý sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và thuốc pháo hoa; tổ chức bắn pháo hoa và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quản lý, sử dụng pháo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, tàng trữ và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuốc pháo nổ là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên một phản ứng hóa học nhanh, nhạy, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra tiếng nổ.

2. Thuốc pháo hoa là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất để sản xuất pháo hoa, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên phản ứng hoá học tốc độ cao, toả nhiệt, phát quang, sinh khí có thể kèm theo tiếng nổ.

3. Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện gây nên tiếng nổ.

4. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá, điện sẽ gây phản ứng hoá học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.

5. Pháo hoa đơn là pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 01 quả pháo.

6. Pháo hoa kép là loại pháo hoa tầm thấp mà trong mỗi thiết bị kỹ thuật chuyên dụng có chứa 02 quả pháo.

7. Bắn pháo hoa tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy pháo hoa lên độ cao trên 90 m.

8. Bắn pháo hoa tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không sử dụng ống phóng) để đẩy pháo hoa lên độ cao từ 90 m trở xuống.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Chương II. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC BẮN PHÁO HOA

Điều 6.Nguyên tắc quản lý

1. Chính phủ thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo hoa trong phạm vi cả nước.

2. Việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng pháo hoa phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.

3. Việc sản xuất pháo hoa phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo hoa phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức bắn pháo hoa do địa phương đảm nhiệm, không sử dụng từ ngân sách nhà nước.

Điều 7.Tổ chức bắn pháo hoa

Việc tổ chức bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:

1. Tết Nguyên đán

a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;

c) Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm)

a) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, tại Đền Hùng;

b) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

3. Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam

a) Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9)

– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 02 tháng 9.

b) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5)

– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 07 tháng 5.

c) Ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4)

– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 30 tháng 4.

4. Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;

c) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày giải phóng địa phương.

5. Ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

6. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 8.Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa

1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.

2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho phép bắn pháo hoa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 9.Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo.

3. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, tuần tra, kiểm soát đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo và bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm bắn pháo hoa.

4. Cấp giấy phép mang pháo hoa và thiết bị bắn pháo hoa từ nước ngoài vào Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài để tham dự hội thi bắn pháo hoa sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

1. Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức bắn pháo hoa của các địa phương; tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức bắn pháo hoa.

2. Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép địa phương tổ chức bắn pháo hoa trên cơ sở đề nghị của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.

3. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội thi bắn pháo hoa quốc tế tại Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển tiến hành tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, biển, đảo để phát hiện, xử lý các hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép, buôn lậu các loại pháo.

2. Sản xuất pháo hoa và thiết bị dùng để bắn pháo hoa; tổ chức chỉ huy, huấn luyện kỹ thuật bắn pháo hoa trong phạm vi cả nước, cụ thể như sau:

a) Việc sản xuất pháo hoa phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

b) Căn cứ vào kế hoạch bắn pháo hoa của các địa phương, chủ động tổ chức sản xuất pháo hoa bảo đảm chất lượng, số lượng, giá thành hợp lý. Chỉ được phép bán pháo hoa cho các đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa theo quy định;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quốc phòng có liên quan chuẩn bị nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho việc bắn pháo hoa; phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc vận chuyển, bắn pháo hoa bảo đảm an toàn và đúng quy định;

d) Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa và thiết bị dùng để bắn pháo hoa.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng trái phép các loại pháo.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chỉ đạo lực lượng Hải quan tiến hành kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu để ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các loại pháo.

2. Hướng dẫn việc huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để tổ chức bắn pháo hoa theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Bảo đảm kinh phí phục vụ cho việc tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng khác tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, sử dụng trái phép các loại pháo và tổ chức thực hiện tốt việc bắn pháo hoa, bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn và tiết kiệm.

2. Bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức bắn pháo hoa tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định về tầm bắn pháo hoa, thời gian, thời lượng và địa điểm tổ chức bắn pháo hoa. Thông báo kết quả thực hiện với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2009. Những quy định trước đây về quản lý, sử dụng pháo đều bị bãi bỏ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 17. Hướng dẫn thi hành và trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo”