NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 23/1999/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 4NĂM 1999
VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC KHÔNG CÓ THÂN NHÂN
PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC
ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 20/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
1. Đối tượng được hưởng chế độ theo quy định của Nghị định này bao gồm:
– Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng;
– Sĩ quan, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trước khi có chế độ tiền lương năm 1960;
– Quân nhân, cán bộ đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 (kể cả cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng);
– Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã chết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thân nhân của họ được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định này.
3. Chế độ một lần theo số năm công tác, chiến đấu được tính như sau: Cứ mỗi năm công tác, chiến đấu tại chiến trường, các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này được hưởng 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng). Mức hưởng chế độ một lần thấp nhất đối với những người có thời gian từ 02 năm trở xuống là 1.000.000 đồng/người (một triệu đồng/người).
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 95/CP ngày 23 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm rà soát đối tượng và tổ chức thực hiện đối với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang theo quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành nêu trên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các quy định của Nghị định này.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 23/1999/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 4NĂM 1999
VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC KHÔNG CÓ THÂN NHÂN
PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC
ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 20/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
1. Đối tượng được hưởng chế độ theo quy định của Nghị định này bao gồm:
– Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng;
– Sĩ quan, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trước khi có chế độ tiền lương năm 1960;
– Quân nhân, cán bộ đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 (kể cả cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng);
– Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã chết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thân nhân của họ được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định này.
3. Chế độ một lần theo số năm công tác, chiến đấu được tính như sau: Cứ mỗi năm công tác, chiến đấu tại chiến trường, các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này được hưởng 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng). Mức hưởng chế độ một lần thấp nhất đối với những người có thời gian từ 02 năm trở xuống là 1.000.000 đồng/người (một triệu đồng/người).
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 95/CP ngày 23 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm rà soát đối tượng và tổ chức thực hiện đối với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang theo quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành nêu trên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các quy định của Nghị định này.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.