Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 21/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 21/2009/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2009

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN THÔI PHỤC VỤ TẠI NGŨ; SĨ QUAN TẠI NGŨ HY SINH, TỪ TRẦN;

SĨ QUAN TẠI NGŨ CHUYỂN SANG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP

HOẶC CÔNG CHỨC QUỐC PHÒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần, sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; quy đổi thời gian để hưởng chế độ trợ cấp một lần, quy định tại các Điều 34, 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 và các khoản 11, 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi chung là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam).
Điều 2. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu
1. Sĩ quan nghỉ hưu quy định tại Điều 36, điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm:
– Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
– Sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.
b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng gồm:
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác. Từ năm từ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
1. Sĩ quan chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) được hưởng quyền lợi như sau:

a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức quy định đối với đối tượng tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương sĩ quan với hệ số lương (theo công việc) mới trong thời gian tối thiểu là 18 tháng, kể từ khi quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;
đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
2. Sĩ quan chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị, hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi nghỉ hưu, tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.

3. Sĩ quan đã chuyển ngành do nhu cầu của quân đội, được cấp có thẩm quyền điều động trở lại phục vụ trong quân đội thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương và thâm niên công tác theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 4. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Sĩ quan chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; khi nghỉ hưu không được tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ nghỉ theo chế độ bệnh binh, được hưởng chế độ bệnh binh theo pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần

1. Sĩ quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của sĩ quan trước khi hy sinh.
2. Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của sĩ quan trước khi từ trần.
Điều 8. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng

1. Sỹ quan tại ngũ thuộc diện chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng theo quy định, được xếp lương theo diện bố trí mới phù hợp với nhóm, ngành cán bộ được sắp xếp; trình độ học vấn, đào tạo; thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc bậc lương hiện tại. Trường hợp hệ số mức lương mới được xếp thấp hơn hệ số mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển diện bố trí thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương của sĩ quan so với hệ số mức lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.
2. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang công chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 9 Nghị định này; khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
Điều 9. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ. Cụ thể như sau:
a) Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 6 tháng;
b) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 4 tháng;
c) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 2 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác sĩ quan có đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì được hưởng theo mức quy đổi cao nhất. Trường hợp thời gian công tác nêu trên không liên tục thì được cộng dồn để xác định tính tổng thời gian được hưởng chế độ.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi tại khoản 1 Điều này được tính hưởng trợ cấp một lần với mức cứ một năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương.
Điều 10. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương tháng để tính trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: tiền lương theo cấp bậc quân hàm; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7; khoản 2 Điều 9 Nghị định này được tính là tiền lương, phụ cấp hiện hưởng.

3. Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian phục vụ trong quân đội và thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong quân đội.
Khi tính hưởng chế độ nếu có tháng lẻ được tính như sau: dưới 3 tháng không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng nửa (1/2) mức hưởng của một năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính bằng mức hưởng của một năm.

Điều 11. Kinh phí bảo đảm
Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp quy định tại Nghị định này theo Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 12. Xử lý vi phạm
1. Các quyền lợi của sĩ quan quy định tại Nghị định này sẽ bị cắt giảm hoặc hủy bỏ nếu hồ sơ bị làm sai lệch hoặc giả mạo để hưởng chế độ; quyền lợi được hưởng không đúng phải hoàn trả.
Trường hợp do sai lệch hồ sơ mà sĩ quan không được hưởng hoặc hưởng không đầy đủ thì được khôi phục quyền lợi theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngoài biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999.
3. Các chế độ, chính sách đối với sĩ quan quy định tại Nghị định này được áp dụng thực hiện đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều kiện tính tuổi hưởng trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp khi nghỉ hưu trước hạn tuổi được xác định tương ứng như sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm, nhưng hạn tuổi cao nhất thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị định 21/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 21/2009/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 23/02/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Chính sách
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 21/2009/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2009

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN THÔI PHỤC VỤ TẠI NGŨ; SĨ QUAN TẠI NGŨ HY SINH, TỪ TRẦN;

SĨ QUAN TẠI NGŨ CHUYỂN SANG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP

HOẶC CÔNG CHỨC QUỐC PHÒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần, sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; quy đổi thời gian để hưởng chế độ trợ cấp một lần, quy định tại các Điều 34, 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 và các khoản 11, 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi chung là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam).
Điều 2. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu
1. Sĩ quan nghỉ hưu quy định tại Điều 36, điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm:
– Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
– Sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.
b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng gồm:
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác. Từ năm từ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
1. Sĩ quan chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) được hưởng quyền lợi như sau:

a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức quy định đối với đối tượng tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương sĩ quan với hệ số lương (theo công việc) mới trong thời gian tối thiểu là 18 tháng, kể từ khi quyết định chuyển ngành có hiệu lực và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương sĩ quan đã được hưởng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;
đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
2. Sĩ quan chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị, hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi nghỉ hưu, tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.

3. Sĩ quan đã chuyển ngành do nhu cầu của quân đội, được cấp có thẩm quyền điều động trở lại phục vụ trong quân đội thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương và thâm niên công tác theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 4. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Sĩ quan chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; khi nghỉ hưu không được tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ nghỉ theo chế độ bệnh binh, được hưởng chế độ bệnh binh theo pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần

1. Sĩ quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của sĩ quan trước khi hy sinh.
2. Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của sĩ quan trước khi từ trần.
Điều 8. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng

1. Sỹ quan tại ngũ thuộc diện chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng theo quy định, được xếp lương theo diện bố trí mới phù hợp với nhóm, ngành cán bộ được sắp xếp; trình độ học vấn, đào tạo; thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc bậc lương hiện tại. Trường hợp hệ số mức lương mới được xếp thấp hơn hệ số mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển diện bố trí thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương của sĩ quan so với hệ số mức lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.
2. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang công chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 9 Nghị định này; khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
Điều 9. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ. Cụ thể như sau:
a) Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 6 tháng;
b) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 4 tháng;
c) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 2 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác sĩ quan có đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì được hưởng theo mức quy đổi cao nhất. Trường hợp thời gian công tác nêu trên không liên tục thì được cộng dồn để xác định tính tổng thời gian được hưởng chế độ.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi tại khoản 1 Điều này được tính hưởng trợ cấp một lần với mức cứ một năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương.
Điều 10. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương tháng để tính trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: tiền lương theo cấp bậc quân hàm; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5; Điều 7; khoản 2 Điều 9 Nghị định này được tính là tiền lương, phụ cấp hiện hưởng.

3. Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian phục vụ trong quân đội và thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong quân đội.
Khi tính hưởng chế độ nếu có tháng lẻ được tính như sau: dưới 3 tháng không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng nửa (1/2) mức hưởng của một năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính bằng mức hưởng của một năm.

Điều 11. Kinh phí bảo đảm
Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp quy định tại Nghị định này theo Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 12. Xử lý vi phạm
1. Các quyền lợi của sĩ quan quy định tại Nghị định này sẽ bị cắt giảm hoặc hủy bỏ nếu hồ sơ bị làm sai lệch hoặc giả mạo để hưởng chế độ; quyền lợi được hưởng không đúng phải hoàn trả.
Trường hợp do sai lệch hồ sơ mà sĩ quan không được hưởng hoặc hưởng không đầy đủ thì được khôi phục quyền lợi theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngoài biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999.
3. Các chế độ, chính sách đối với sĩ quan quy định tại Nghị định này được áp dụng thực hiện đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều kiện tính tuổi hưởng trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp khi nghỉ hưu trước hạn tuổi được xác định tương ứng như sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm, nhưng hạn tuổi cao nhất thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 21/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng”