Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 19/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH SỐ 19/2008/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham những số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 01/2007/QH12 ngày 04 tháng 8 năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Thành viên Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ởTrung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là thành viên Ban Chỉ đạo).
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhưng (sau đây gọi chung là Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh).
Điều 2. Mức phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng

1. Các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương hoặc thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được áp dụng phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham những theo phần trăm (%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:
a) Mức 20% áp dụng đối với cán bộ xếp tương chức vụ Bộ trưởng và tương đương trở lên; chuyên gia cao cấp; cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
b) Mức 25% áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên chính và tương đương.
c) Mức 30% áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
2. Thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương không thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh không thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được áp dụng phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Mức 1,0 áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương không thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương.
b) Mức 0,8 áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh không thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh.
3. Phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính dùng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thành viên Ban Chỉ đạo khi thôi làm nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo và cán bộ, công chức, viên chức của Ban Chỉ đạo chuyển công tác ra ngoài biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh thì thôi hưởng phụ cấp kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Các trường hợp được biệt phái, trưng tập có thời hạn tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo ở Trung ương hoặc quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được hưởng chế độ thù lao do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều 3. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo .
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng quy định tại Nghị định này được tính hưởng như sau:
a) Đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương được tính hưởng kể từ ngày Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương được tính hưởng kể từ ngày Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và Quy chế hoạt động của Vãn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
c) Đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được tính hưởng kể từ ngày Nghị quyết số 294A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
d) Các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này có quyết định của cấp có thẩm quyền sau ngày các văn bản tương ứng có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm hướng dẫn
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Nghị định 19/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 19/2008/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/02/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH SỐ 19/2008/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM

TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham những số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng số 01/2007/QH12 ngày 04 tháng 8 năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Thành viên Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ởTrung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là thành viên Ban Chỉ đạo).
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhưng (sau đây gọi chung là Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh).
Điều 2. Mức phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng

1. Các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương hoặc thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được áp dụng phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham những theo phần trăm (%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:
a) Mức 20% áp dụng đối với cán bộ xếp tương chức vụ Bộ trưởng và tương đương trở lên; chuyên gia cao cấp; cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
b) Mức 25% áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên chính và tương đương.
c) Mức 30% áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức xếp ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
2. Thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương không thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh không thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được áp dụng phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng theo hệ số so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Mức 1,0 áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương không thuộc biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương.
b) Mức 0,8 áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh không thuộc biên chế của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh.
3. Phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính dùng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thành viên Ban Chỉ đạo khi thôi làm nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo và cán bộ, công chức, viên chức của Ban Chỉ đạo chuyển công tác ra ngoài biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh thì thôi hưởng phụ cấp kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Các trường hợp được biệt phái, trưng tập có thời hạn tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo ở Trung ương hoặc quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được hưởng chế độ thù lao do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều 3. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo .
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng quy định tại Nghị định này được tính hưởng như sau:
a) Đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương được tính hưởng kể từ ngày Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của Văn phòng Ban Chỉ đạo ở Trung ương được tính hưởng kể từ ngày Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và Quy chế hoạt động của Vãn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
c) Đối với thành viên Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hoạt động chuyên trách của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo ở cấp tỉnh được tính hưởng kể từ ngày Nghị quyết số 294A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành.
d) Các trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này có quyết định của cấp có thẩm quyền sau ngày các văn bản tương ứng có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Trách nhiệm hướng dẫn
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 19/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng”