Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 17-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng

NGHị địNH

CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 17-HĐBT NGàY 17-1-1992

Về THI HàNHLUậT BảO Vệ Và PHáT TRIểN RừNG

HộI đồNG Bộ TRưởNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp;

NGHị địNH:

CHươNG I
NHữNG đIềU KHOảN CHUNG

Điều 1. – Luật bảo vệ và phát triển rừng điều chỉnh những quan hệ chủ yếu tác động trực tiếp đến rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp. Rừng tự nhiên bao gồm rừng gỗ và rừng tre, nứa ở các cấp tuổi khác nhau, kể cả rừng non đang được phục hồi. Rừng trồng bao gồm rừng trồng bằng vốn của Nhà nước hoặc bằng vốn không phải của Nhà nước, do các tổ chức, cá nhân gây trồng trên đất lâm nghiệp.

Những dải cây, hàng cây, cây lâm nghiệp trồng tập trung hoặc trồng phân tán trên đất không phải đất lâm nghiệp, không kể bằng nguồn vốn nào đều không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với đất lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi có liên quan trực tiếp đến rừng.

Đối với việc chế biến, lưu thông tiêu thụ lâm sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi cần xác định nguồn gốc lâm sản có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

Những hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên trong phạm vi đất lâm nghiệp đều phải tuân theo những quy định có liên quan của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2.– Nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng bằng phương pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chế độ, thể lệ.

Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.

Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh ổn định lâu dài.

Điều 3. – Rừng tự nhiên, rừng được gây trồng bằng vốn của Nhà nước đã giao hoặc chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu Nhà nước.

Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật. Khi làng, bản đó chuyển đi nơi khác, thì Nhà nước thu hồi và bồi hoàn thoả đáng.

Rừng do tổ chức, cá nhân gây trồng bằng vốn của mình thì sản phẩm thực vật rừng trên đất được giao quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đã bỏ vốn. Khi chủ rừng là tổ chức bị giải thể, là cá nhân bị chết mà không có người thừa kế, thì rừng, đất trồng rừng đó thuộc sở hữu Nhà nước.

Điều 4.– Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế về nhiều mặt trong lĩnh vực lâm nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc gây trồng rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lâm nghiệp xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước khuyến khích và cải tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước để phát triển lâm nghiệp.

Bộ Lâm nghiệp xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành những chính sách nói trên.

CHươNG II
QUảN Lý NHà NướC Về RừNG, đấT TRồNG RừNG

Điều 5. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong cả nước, nội dung gồm:

1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc điều tra, phúc tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; theo dõi diễn biến tình hình tài nguyên rừng trong cả nước và ở từng địa phương.

2. Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch các vùng lâm nghiệp các hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giống trong phạm vi cả nước; Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.

3. Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.

4. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các quy phạm, quy trình kỹ thuật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng.

5. Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.

6. Phối hợp với Tổng cục quản lý ruộng đất xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng.

7. Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý, ngành lâm nghiệp.

8. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong, ngoài ngành lâm nghiệp về việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. Khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử phạt hoặc đề nghị xử phạt những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Điều 6. – Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi địa phương, nội dung gồm:

1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch; kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ ấy đối với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức của trung ương đóng tại địa phương.

3. Chỉ đạo thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng cho các thành phần kinh tế trong địa phương.

4. Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 7.– Các Bộ, ngành ở trung ương được Nhà nước giao quản lý sử dụng rừng, đất trồng rừng phải chấp hành đầy đủ những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và sự hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp.

Điều 8.– Nguyên tắc, thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:

a) Xác lập các khu rừng phòng hộ có diện tích từ 20.000 ha trở lên hoặc nằm trên lãnh thổ của nhiều tỉnh; các Vườn quốc gia; các khu rừng bảo tồn thiên nhiên quan trọng và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp quản lý, xây dựng.

b) Xác lập các khu rừng di tích văn hoá, lịch sử, khu rừng cảnh quan, du lịch có ý nghĩa quốc gia và giao cho các tổ chức thuộc ngành có liên quan hoặc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, xây dựng.

c) Xác lập các khu rừng sản xuất quan trọng có diện tích từ 20.000 ha trở lên; các khu rừng đặc sản có diện tích từ 5.000 ha trở lên; các khu rừng giống quốc gia và giao cho các tổ chức lâm nghiệp quốc doanh quản lý, kinh doanh.

d) Cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất; kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1.000 ha trở lên.

e) Cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trồng rừng sản xuất để phát triển, kinh doanh rừng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

a) Xác lập các khu rừng phòng hộ có quy mô diện tích dưới 20. 000 ha; các khu rừng di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan, du lịch ở địa phương sau khi có sự nhất trí của Bộ lâm nghiệp hoặc các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức thuộc Sở lâm nghiệp hoặc Sở khác có liên quan ở địa phương quản lý, xây dựng.

b) Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1.000 ha đến dưới 20.000 ha; các khu rừng đặc sản dưới 5.000 ha và giao cho các tổ chức lâm nghiệp quốc doanh hoặc các xí nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý, kinh doanh.

c) Cho doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 100 ha đến dưới 1000 ha.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định:

a) Giao cho mỗi hộ gia đình một diện tích rừng, đất trồng rừng để làm vườn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 1.000 ha và giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân xã giao cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc các tổ chức tập thể khác ở địa phương sản xuất kinh doanh.

c) Cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất kinh doang rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 100 ha.

Điều 9. – Tổ chức, cá nhân được giao rừng, trồng rừng và những làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, mà không trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý, sử dụng. Trường hợp trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì Uỷ ban Nhân dân các cấp xét quyết định thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao theo quy định tại điều 14 và điều 15 của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 10.– Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp được quy định như sau:

– Đối với rừng, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng giống quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ trưởng ngành có liên quan.

– Đối với rừng, đất trồng rừng sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 điều 13 Luật đất đai.

Người được sử dụng rừng, đất trồng rừng vào mục đích không phải lâm nghiệp phải đền bù, bồi hoàn cho Nhà nước hoặc cho chủ rừng thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng.

Việc chặt bỏ rừng phải tiến hành từng bước theo phương án, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có biện pháp, kế hoạch tận thu lâm sản.

CHươNG III
PHáT TRIểN RừNG, Sử DụNG RừNG, đấT TRồNG RừNG.

A- RừNG PHòNG Hộ

Điều 11. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành và địa phương có liên quan quy hoạch xây dựng hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt; trên cơ sở đó, tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức thuộc ngành lâm nghiệp quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại điều 8 Nghị định này.

Ban quản lý các khu rừng phòng hộ có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật hoặc phương án quản lý, xây dựng khu rừng phòng hộ đó và tổ chức việc thực hiện.

Điều 12. – Việc quản lý, xây dựng rừng phòng hộ phải tuân theo những quy định sau đây:

1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc vùng xung yếu, phải có kế hoạch, biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, nhanh chóng gây trồng rừng trên đất trống, tạo nên rừng nhiều tầng, liền vùng.

Trong quá trình gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, được kết hợp kinh doanh các loại đặc sản rừng, động vật rừng, sản xuất nông – lâm kết hợp; được thu hái lâm sản phụ; được chặt tỉa cây ở những nơi mật độ quá dầy, hoặc cây già, cây sâu bệnh. Trường hợp cần khai thác gỗ phải thực hiện theo phương án kế hoạch đã được Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.

2. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, v.v… phải có kế hoạch bảo vệ và phát triển tạo nên các đai rừng dầy kín, liền dải.

Khi rừng đã phát huy đầy đủ chức năng phòng hộ, được chặt tỉa cây hay khai thác theo thiết kế được duyệt. Sau khi khai thác, phải thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng.

3. Đối với rừng phòng hộ – môi sinh hoặc ở những vùng phòng hộ ít xung yếu, phải quy định cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng, trong đó phải đảm bảo trên mỗi ha có một tỷ lệ nhất định loại cây sống lâu năm, không được khai thác.

Điều 13. – Tổ chức cá nhân nhận khoán bảo vệ, gây trồng, nuôi dưỡng rừng phòng hộ được tận thu lâm sản phụ, đặc sản thông thường theo chính sách của Nhà nước và được hưởng các sản phẩm do sản xuất kết hợp tạo ra.

Tổ chức, cá nhân được giao đất trống để gây trồng rừng phòng hộ bằng vốn của mình có quyền sở hữu đối với sản phẩm thực vật rừng và được hưởng nguồn lợi động vật rừng thông thường. Nhưng việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng thông thường phải tuân theo quy chế rừng phòng hộ và điều lệ về săn bắt. Khi không còn yêu cầu hoặc khả năng sử dụng, chủ rừng được chuyển nhượng rừng đó cho Nhà nước và được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng.

B – RừNG đặC DụNG

Điều 14. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, các địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước, bao gồm các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan, du lịch v.v… trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, trên cơ sở đó, tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp hoặc ngành, địa phương có liên quan để quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại điều 8 của Nghị định này.

Ban quản lý các khu rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật khu rừng đó và tổ chức việc thực hiện.

Điều 15. – Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng và luận chứng kinh tế – kỹ thuật được duyệt.

C- RừNG SảN XUấT

Điều 16.– Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng sản xuất trong cả nước, trên cơ sở đó tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo thẩm quyền thuộc quy định tại điều 8 của Nghị định này để sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy mọi khả năng về lao động, vật tư, tiền vốn của mình hoặc vay vốn Ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu công nghiệp theo hướng thâm canh, nông lâm ngư kết hợp.

Tuỳ theo mục đích kinh doanh và đặc điểm sinh thái của từng vùng, từng loại cây, Nhà nước có chính sách ưu tiên, đầu tư, ưu đãi về tín dụng hoặc miễn hay giảm thuế phù hợp. Bộ Lâm nghiệp cùng với các ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách cụ thể trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Điều 17.– Nhà nước thống nhất quản lý chất lượng hạt giống, cây giống, con giống và tập trung đầu mối nhập khẩu hạt giống vào ngành lâm nghiệp. Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm quy hoạch và xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia; tổ chức công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhân giống.

Điều 18.– Việc sử dụng rừng sản xuất phải tuân thủ những quy định sau đây:

1. Đối với rừng tự nhiên, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn nguyên vẹn diện tích rừng được giao, có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và phải có biện pháp nâng cao năng suất rừng.

Việc khai thác phải theo thiết kế khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải chấp hành đầy đủ quy phạm, quy trình khai thác; phải tận dụng cành ngọn, cây đổ, gẫy trong rừng và phải dọn rừng, đóng cửa rừng sau khi khai thác.

2. Đối với rừng trồng, chủ yếu phải có kế hoạch gây trồng rừng theo quy hoạch lâm nghiệp từng vùng.

Kế hoạch gây trồng rừng, phải bao gồm kế hoạch thâm canh, sản xuất nông – lâm – ngư kết hợp và các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ phì của đất.

Việc khai thác rừng phải tuân theo phương án sản xuất kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế – kỹ thuật được duyệt; phải thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng sau khai thác.

CHươNG IV
Tổ CHứC THựC HIệN

Điều 19. – Tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng Luật bảo vệ và phát triển rừng ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân nhằm làm chuyển biến nhận thức yêu cầu cấp bách và quan trọng về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.

– Các cơ quan thông tấn, báo chí, văn hoá, tư tưởng ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ và nhân dân.

– Bộ Giáo dục và đào tạo có kế hoạch đưa nội dung Luật bảo vệ và phát triển rừng vào chương trình giảng dạy của các trường ở mọi cấp.

– Các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng trong ngành, đoàn thể, tổ chức mình.

Điều 20. – Bộ Lâm nghiệp cùng với các Bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xác định cụ thể diện tích phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp trong cả nước và ở từng địa phương để có kế hoạch phân cấp trách nhiệm quản lý rừng, đất trồng rừng và tổ chức việc giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Điều 21. – Bộ Lâm nghiệp và các Bộ, ngành hữu quan ra Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương mình Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước về rừng.

Điều 22. – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định 17-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 17-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/01/1992 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHị địNH

CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 17-HĐBT NGàY 17-1-1992

Về THI HàNHLUậT BảO Vệ Và PHáT TRIểN RừNG

HộI đồNG Bộ TRưởNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp;

NGHị địNH:

CHươNG I
NHữNG đIềU KHOảN CHUNG

Điều 1. – Luật bảo vệ và phát triển rừng điều chỉnh những quan hệ chủ yếu tác động trực tiếp đến rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp. Rừng tự nhiên bao gồm rừng gỗ và rừng tre, nứa ở các cấp tuổi khác nhau, kể cả rừng non đang được phục hồi. Rừng trồng bao gồm rừng trồng bằng vốn của Nhà nước hoặc bằng vốn không phải của Nhà nước, do các tổ chức, cá nhân gây trồng trên đất lâm nghiệp.

Những dải cây, hàng cây, cây lâm nghiệp trồng tập trung hoặc trồng phân tán trên đất không phải đất lâm nghiệp, không kể bằng nguồn vốn nào đều không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với đất lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi có liên quan trực tiếp đến rừng.

Đối với việc chế biến, lưu thông tiêu thụ lâm sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng chỉ điều chỉnh khi cần xác định nguồn gốc lâm sản có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

Những hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên trong phạm vi đất lâm nghiệp đều phải tuân theo những quy định có liên quan của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2.– Nhà nước thống nhất quản lý rừng, đất trồng bằng phương pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chế độ, thể lệ.

Nhà nước thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.

Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để quản lý, bảo vệ, xây dựng và sản xuất, kinh doanh ổn định lâu dài.

Điều 3. – Rừng tự nhiên, rừng được gây trồng bằng vốn của Nhà nước đã giao hoặc chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu Nhà nước.

Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật. Khi làng, bản đó chuyển đi nơi khác, thì Nhà nước thu hồi và bồi hoàn thoả đáng.

Rừng do tổ chức, cá nhân gây trồng bằng vốn của mình thì sản phẩm thực vật rừng trên đất được giao quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đã bỏ vốn. Khi chủ rừng là tổ chức bị giải thể, là cá nhân bị chết mà không có người thừa kế, thì rừng, đất trồng rừng đó thuộc sở hữu Nhà nước.

Điều 4.– Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế về nhiều mặt trong lĩnh vực lâm nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc gây trồng rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lâm nghiệp xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước khuyến khích và cải tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước để phát triển lâm nghiệp.

Bộ Lâm nghiệp xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành những chính sách nói trên.

CHươNG II
QUảN Lý NHà NướC Về RừNG, đấT TRồNG RừNG

Điều 5. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong cả nước, nội dung gồm:

1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc điều tra, phúc tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; theo dõi diễn biến tình hình tài nguyên rừng trong cả nước và ở từng địa phương.

2. Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch các vùng lâm nghiệp các hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giống trong phạm vi cả nước; Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.

3. Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng từ trung ương đến cơ sở.

4. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các quy phạm, quy trình kỹ thuật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng.

5. Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.

6. Phối hợp với Tổng cục quản lý ruộng đất xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng.

7. Xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý, ngành lâm nghiệp.

8. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong, ngoài ngành lâm nghiệp về việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. Khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử phạt hoặc đề nghị xử phạt những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Điều 6. – Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng, đất trồng rừng trong phạm vi địa phương, nội dung gồm:

1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch; kế hoạch phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tài nguyên rừng ở địa phương.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng và tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ ấy đối với mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức của trung ương đóng tại địa phương.

3. Chỉ đạo thực hiện chủ trương giao rừng, đất trồng rừng cho các thành phần kinh tế trong địa phương.

4. Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 7.– Các Bộ, ngành ở trung ương được Nhà nước giao quản lý sử dụng rừng, đất trồng rừng phải chấp hành đầy đủ những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và sự hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp.

Điều 8.– Nguyên tắc, thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:

a) Xác lập các khu rừng phòng hộ có diện tích từ 20.000 ha trở lên hoặc nằm trên lãnh thổ của nhiều tỉnh; các Vườn quốc gia; các khu rừng bảo tồn thiên nhiên quan trọng và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp quản lý, xây dựng.

b) Xác lập các khu rừng di tích văn hoá, lịch sử, khu rừng cảnh quan, du lịch có ý nghĩa quốc gia và giao cho các tổ chức thuộc ngành có liên quan hoặc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, xây dựng.

c) Xác lập các khu rừng sản xuất quan trọng có diện tích từ 20.000 ha trở lên; các khu rừng đặc sản có diện tích từ 5.000 ha trở lên; các khu rừng giống quốc gia và giao cho các tổ chức lâm nghiệp quốc doanh quản lý, kinh doanh.

d) Cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất; kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1.000 ha trở lên.

e) Cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trồng rừng sản xuất để phát triển, kinh doanh rừng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

a) Xác lập các khu rừng phòng hộ có quy mô diện tích dưới 20. 000 ha; các khu rừng di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan, du lịch ở địa phương sau khi có sự nhất trí của Bộ lâm nghiệp hoặc các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức thuộc Sở lâm nghiệp hoặc Sở khác có liên quan ở địa phương quản lý, xây dựng.

b) Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 1.000 ha đến dưới 20.000 ha; các khu rừng đặc sản dưới 5.000 ha và giao cho các tổ chức lâm nghiệp quốc doanh hoặc các xí nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý, kinh doanh.

c) Cho doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất kinh doanh rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích từ 100 ha đến dưới 1000 ha.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định:

a) Giao cho mỗi hộ gia đình một diện tích rừng, đất trồng rừng để làm vườn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Xác lập các khu rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 1.000 ha và giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân xã giao cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất hoặc các tổ chức tập thể khác ở địa phương sản xuất kinh doanh.

c) Cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất kinh doang rừng, đất trồng rừng sản xuất có quy mô diện tích dưới 100 ha.

Điều 9. – Tổ chức, cá nhân được giao rừng, trồng rừng và những làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, mà không trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý, sử dụng. Trường hợp trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai thì Uỷ ban Nhân dân các cấp xét quyết định thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao theo quy định tại điều 14 và điều 15 của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 10.– Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp được quy định như sau:

– Đối với rừng, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng giống quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ trưởng ngành có liên quan.

– Đối với rừng, đất trồng rừng sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 điều 13 Luật đất đai.

Người được sử dụng rừng, đất trồng rừng vào mục đích không phải lâm nghiệp phải đền bù, bồi hoàn cho Nhà nước hoặc cho chủ rừng thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng.

Việc chặt bỏ rừng phải tiến hành từng bước theo phương án, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có biện pháp, kế hoạch tận thu lâm sản.

CHươNG III
PHáT TRIểN RừNG, Sử DụNG RừNG, đấT TRồNG RừNG.

A- RừNG PHòNG Hộ

Điều 11. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành và địa phương có liên quan quy hoạch xây dựng hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt; trên cơ sở đó, tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức thuộc ngành lâm nghiệp quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại điều 8 Nghị định này.

Ban quản lý các khu rừng phòng hộ có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật hoặc phương án quản lý, xây dựng khu rừng phòng hộ đó và tổ chức việc thực hiện.

Điều 12. – Việc quản lý, xây dựng rừng phòng hộ phải tuân theo những quy định sau đây:

1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc vùng xung yếu, phải có kế hoạch, biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, nhanh chóng gây trồng rừng trên đất trống, tạo nên rừng nhiều tầng, liền vùng.

Trong quá trình gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, được kết hợp kinh doanh các loại đặc sản rừng, động vật rừng, sản xuất nông – lâm kết hợp; được thu hái lâm sản phụ; được chặt tỉa cây ở những nơi mật độ quá dầy, hoặc cây già, cây sâu bệnh. Trường hợp cần khai thác gỗ phải thực hiện theo phương án kế hoạch đã được Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.

2. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, v.v… phải có kế hoạch bảo vệ và phát triển tạo nên các đai rừng dầy kín, liền dải.

Khi rừng đã phát huy đầy đủ chức năng phòng hộ, được chặt tỉa cây hay khai thác theo thiết kế được duyệt. Sau khi khai thác, phải thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng.

3. Đối với rừng phòng hộ – môi sinh hoặc ở những vùng phòng hộ ít xung yếu, phải quy định cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng, trong đó phải đảm bảo trên mỗi ha có một tỷ lệ nhất định loại cây sống lâu năm, không được khai thác.

Điều 13. – Tổ chức cá nhân nhận khoán bảo vệ, gây trồng, nuôi dưỡng rừng phòng hộ được tận thu lâm sản phụ, đặc sản thông thường theo chính sách của Nhà nước và được hưởng các sản phẩm do sản xuất kết hợp tạo ra.

Tổ chức, cá nhân được giao đất trống để gây trồng rừng phòng hộ bằng vốn của mình có quyền sở hữu đối với sản phẩm thực vật rừng và được hưởng nguồn lợi động vật rừng thông thường. Nhưng việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng thông thường phải tuân theo quy chế rừng phòng hộ và điều lệ về săn bắt. Khi không còn yêu cầu hoặc khả năng sử dụng, chủ rừng được chuyển nhượng rừng đó cho Nhà nước và được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng.

B – RừNG đặC DụNG

Điều 14. – Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, các địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước, bao gồm các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan, du lịch v.v… trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, trên cơ sở đó, tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Lâm nghiệp hoặc ngành, địa phương có liên quan để quản lý, xây dựng theo thẩm quyền quy định tại điều 8 của Nghị định này.

Ban quản lý các khu rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật khu rừng đó và tổ chức việc thực hiện.

Điều 15. – Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng và luận chứng kinh tế – kỹ thuật được duyệt.

C- RừNG SảN XUấT

Điều 16.– Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng các ngành, địa phương có liên quan quy hoạch hệ thống rừng sản xuất trong cả nước, trên cơ sở đó tiến hành việc xác lập và giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo thẩm quyền thuộc quy định tại điều 8 của Nghị định này để sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy mọi khả năng về lao động, vật tư, tiền vốn của mình hoặc vay vốn Ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu công nghiệp theo hướng thâm canh, nông lâm ngư kết hợp.

Tuỳ theo mục đích kinh doanh và đặc điểm sinh thái của từng vùng, từng loại cây, Nhà nước có chính sách ưu tiên, đầu tư, ưu đãi về tín dụng hoặc miễn hay giảm thuế phù hợp. Bộ Lâm nghiệp cùng với các ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách cụ thể trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Điều 17.– Nhà nước thống nhất quản lý chất lượng hạt giống, cây giống, con giống và tập trung đầu mối nhập khẩu hạt giống vào ngành lâm nghiệp. Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm quy hoạch và xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia; tổ chức công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhân giống.

Điều 18.– Việc sử dụng rừng sản xuất phải tuân thủ những quy định sau đây:

1. Đối với rừng tự nhiên, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn nguyên vẹn diện tích rừng được giao, có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và phải có biện pháp nâng cao năng suất rừng.

Việc khai thác phải theo thiết kế khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải chấp hành đầy đủ quy phạm, quy trình khai thác; phải tận dụng cành ngọn, cây đổ, gẫy trong rừng và phải dọn rừng, đóng cửa rừng sau khi khai thác.

2. Đối với rừng trồng, chủ yếu phải có kế hoạch gây trồng rừng theo quy hoạch lâm nghiệp từng vùng.

Kế hoạch gây trồng rừng, phải bao gồm kế hoạch thâm canh, sản xuất nông – lâm – ngư kết hợp và các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, nâng cao độ phì của đất.

Việc khai thác rừng phải tuân theo phương án sản xuất kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế – kỹ thuật được duyệt; phải thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại rừng sau khai thác.

CHươNG IV
Tổ CHứC THựC HIệN

Điều 19. – Tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng Luật bảo vệ và phát triển rừng ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân nhằm làm chuyển biến nhận thức yêu cầu cấp bách và quan trọng về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.

– Các cơ quan thông tấn, báo chí, văn hoá, tư tưởng ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ và nhân dân.

– Bộ Giáo dục và đào tạo có kế hoạch đưa nội dung Luật bảo vệ và phát triển rừng vào chương trình giảng dạy của các trường ở mọi cấp.

– Các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích Luật bảo vệ và phát triển rừng trong ngành, đoàn thể, tổ chức mình.

Điều 20. – Bộ Lâm nghiệp cùng với các Bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xác định cụ thể diện tích phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp trong cả nước và ở từng địa phương để có kế hoạch phân cấp trách nhiệm quản lý rừng, đất trồng rừng và tổ chức việc giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Điều 21. – Bộ Lâm nghiệp và các Bộ, ngành hữu quan ra Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương mình Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước về rừng.

Điều 22. – Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 17-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng”