Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 160/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2005
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT KHOÁNG SẢN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005

Theo đề nghị củaBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (sau đây gọi chung là Luật Khoáng sản).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

1. Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhận hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản).

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quản đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Chương II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 3. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

1. Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản; trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước; phê duyệt các đề án, báo cáo kết quả về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế hoạch nhà nước giao đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

3. Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại khoản l Điều 9 của Luật Khoáng sản; cung cấp cho Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng các tài liệu điều tra, đánh giá về khoáng sản phục vụ công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại theo quy định tại Điều 15 của Luật Khoáng sản và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan; tổ chức thực hiện việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước.

4. Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

5 . Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản và công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

6. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

7. Tổ chức việc đăng ký, thu thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

8. Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng

1. Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

c) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản; .

2. Bộ Công nghiệp ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu. .

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản

1. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thành phần của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

b) Thống kê trữ lượng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, để cung cấp cho các cơ quan liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

c) Thẩm định quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản và quy định về nội dung báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

d) Xét duyệt, công nhận các chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản.

Điều 6. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Văn hóa – Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch khoanh định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này, khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này;

c) Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

d) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

đ) Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

e) Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bô khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoáng sản ở các khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng không nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt;

h) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương; giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

i) Giải quyết việc giao đất, cho thuê đất để hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng do Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng quy định.

3. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được pháp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương III. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 7. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản Hoạt động điều tra cơ. bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

1. Điều tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập các loại bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, các bản đồ chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản.

2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản và đối với các cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.

Điều 8. Quản lý hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được thực hiện đồng thời với điều tra cơ bản địa chất và theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch ngân sách nhà nước giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án, bảo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do các đơn vị trực thuộc thực hiện.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, việc lưu trữ địa chất nhà nước và bảo tàng địa chất; ban hành định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Tiến hành các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch được giao;

b) Được nhà nước khen thưởng khi có thành tích trong việc nghiên cứu, phát hiện lưới về địa chất và tài nguyên khoáng sản;

c) Được gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích thử nghiệm theo đề án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

b) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu thông tin về địa chất và khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước những thông tinvề địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

d) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vào Lưu trữ địa chất và các mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 10. Lưu trữ kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được đăng ký và bảo quản tại Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước về dữ liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất, khoáng sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham khảo, sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Chương IV. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN

Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước;

b) Kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản đã thực hiện; đặc điểm cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng về khoáng sản.

2. Nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/25.000; xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu, thông tin về địa chất và khoáng sản;

b) Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên mặt và dưới sâu đối với từng loại, nhóm khoáng sản; xác định các vùng có triển vọng về tài nguyên khoáng sản;

c) xác định quy mô đầu tư và nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

d) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

3 . Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;

b) Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;

c) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản của cả nước;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại vùng có khoáng sản và nhu cầu của thị trường;

d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

đ) Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó.

3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó; xác định mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nhu cầu sử dụng khoáng sản trong từng thời kỳ;

c) Xác định khu vực, mỏ và loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến;

d) Xác định khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản;

đ) Xác định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;

e) Thể hiện khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

g) Định hướng về đầu tư, khoa học, công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

h) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

4. Trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được quy định như sau:

a) Bộ Công nghiệp chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Chương V. KHOÁNG SẢN QUÝ, HIẾM, ĐẶC BIỆT VÀ ĐỘC HẠI

Điều 13. Khoáng sản quý, hiếm

Khoáng sản quý, hiếm là khoáng sản kim loại thường gặp ở dạng tự sinh hoặc hỗn hợp tự nhiên với các kim loại khác, khoáng sản thuộc nhóm kim cương, đá quý có giá trị kinh tế đặc biệt, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật, công nghệ cao hoặc để làm đồ trang sức, bao gồm: vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (corindon) và emơrot.

Điều 14. Khoáng sản đặc biệt và độc hại

1. Khoáng sản đặc biệt và độc hại là khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm và loại khoáng sản có chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu đến môi trường, bao gồm: Uran (U), thori (Th), lan tan (La), se len (Se), prazeodim (Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), te bi (Tb), diprozi (Dy), honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) và các loại khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì – kẽm và asbest.

2. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Chương VI. KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG

Điều 15. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các khoáng sản có thành phần, tính chất cơ lý, cấu tạo, màu sắc hoặc tính chất khác không đạt yêu cầu làm nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 16. Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có các khoáng vật casiterit, volfiamit, monazit, ziricon, ilmenit và vàng đi kèm.

2. Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất vật liệu chịu lửa samot theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, các nguyên tố xạ, hiếm hoặc không đạt yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

4. Các loại đá trầm tích (trừ các đá chứa keramzit, diatomit), đá magma (trừ đá bazan dạng cột, dạng bọt), đá biến chất không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, bán quý và các nguyên tố xạ, hiến, không đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nanh và tiêu chuẩn Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu trường thạch (felspat) sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

5. Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten, hoặc silimanit với hàm lượng lớn hơn 30%.

6. Các loại cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, topa, beril, ruby, saphia, ziricon), đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại.

7. Các loại đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

8. Đá đolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá đolomit không đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tinh xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Chương VII. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 17. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân

1. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

b) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam được khảo sát, thăm dò khoáng sản;

c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động khoáng sản dược khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có các diều kiện sau đây thì được xem xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:

a) Có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;

c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 18. Điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản

1. Tổ chức chuyên ngành về địa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc các tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư được hành nghề thăm dò khoáng sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có người phụ trách kỹ thuật là kỹ sư địa chất đã công tác thực tế trong công tác thăm dò khoáng sản ít nhất là năm (05) năm; có hiểu biết và nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về thăm dò khoáng sản;

b) Có cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn – địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;

c) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công các công trình thăm dò khoáng sản.

Điều 19. Tiêu chuẩn Giám đốc điều hành mỏ

Giám đốc điều hành mỏ được bổ nhiệm theo Điều 36 của Luật Khoáng sản phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn:

a) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hầm lò hoặc,kỹ sư xây dựng mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là năm (05) năm;

b) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên hoặc mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là năm (05) năm;

c) Giám đốc điều hành mỏ đổi với các mỏ không kim loại được khai thác bằng phương pháp lộ thiên mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được khai thác bằng phương pháp thủ công đơn giản thì phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp khai thác mỏ hoặc trung cấp địa chất thăm dò trở lên; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp khai thác mỏ thì phải có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm.

2. Tiêu chuẩn về năng lực quản lý, điều hành:

a) Nắm vững các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và những quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

b) Nắm vững quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và nguyên tắc kỹ thuật thiết kế khai thác mỏ, định mức kỹ thuật khai thác mỏ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, nội quy, quy tắc an toàn lao động trong khai thác mỏ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Có trình độ tổ chức, quản lý và kinh nghiệm thực tế, điều hành kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Chương VIII. KHU VỰC, DIỆN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 20. Khu vục cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm các khu vực:

a) Có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng bảo vệ;

b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu vực bảo tồn địa chất;

c) Đã có quy hoạch đất đai dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

d) Thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông, công trình thuỷ lợi, đê điều, thông tin;

đ) Dành riêng cho tôn giáo;

e) Đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 21. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được quy định trong các trường hợp sau đây:

a) Do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh;

b) Do yêu cầu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong qúa trình thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Do yêu cầu phòng tránh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 22. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản

1. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là khu vực bị hạn chế bằng các hình thức sau đây:

a) Dành riêng cho một hoặc một số tổ chức độc quyền hoạt động khoáng sản;

b) Hạn chế sản lượng khai thác;

c) Hạn chế xuất khẩu sản phẩm khai thác.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 23. Khu vục đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản bao gồm các khu vực sau đây:

a) Khu vực đã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu thăm dò;

b) Mỏ khoáng sản đã được thăm dò bằng nguồn vốn, từ ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác.

2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản, khu vực hoặc mỏ khoáng sản đã được thăm dò được đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác và tổ chức thực hiện việc đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt, trừ khu vực đấu thầu thuộc thẩm quyền trình thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt của ủy ban nhàn dân cấp tỉnh quy định tại điểm g khoản l Điều 6 của Nghị định này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản.

Điều 24. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản

1. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản được cấp cho một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá năm trăm kilômet vuông (500 km2) trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động khoáng sản trong một khu vực.

Điều 25. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

1. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản kim loại, đá quý (kim cương, ruby, saphia, êmorôt) không quá năm mươi kilômet vuông (50 km2).

2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò than, các khoáng sản không kim loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng đất liền, có hoặc không có mặt nước, không quá một trăm kilôlnet vuông ( 100 km2).

3 . Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản các loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng thềm lục địa không quá hai trăm kilômet vuông (200 km2).

4. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền không quá hai kilômet vuông (02 km2), ở vùng có mặt nước không quá một kilômet vuông (01 km2).

5. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không quá hai kilômet vuông (02 km2)

6. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản, khoản 2 Điều 17 của Nghị định này được cấp không quá năm giấy phép, không kể các giấy phép thăm dò đã cấp cho tổ chức hoặc cá nhân nhưng đã chấm dứt hiệu lực, nhưng tổng diện tích các giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản không quá hai lần diện tích thăm dò của một giấy phép được quy định tại các khoản l, 2, 3, 4 và 5 Điều này, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 26. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản

1. Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác do cơ quan nhà nước có thần quyền phê duyệt.

2. Diện tích khu vực khoáng sản có kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 hoặc lớn hơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản Điều 56 của Luật Khoáng sản.

Điều 27. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản

Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của một giấy phép trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 4l của Luật Khoáng sản không quá mười (10 ha) đối với một tổ chức và không quá một (01 ha) đối với cá nhân.

Chương IX. TÀI CHÍNH VÀ QUYỀN TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 28. Lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản

1 . Lệ phí cấp phép bao gồm lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản.

2. Bộ Tài chính quy định mức, thủ tục thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản.

Điều 29. Lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản

1. Lệ phí độc quyền thăm dò, được tính trên đơn vị diện tích khu thăm dò và thời hạn hiệu lực của giấy phép thăm dò khoáng sản.

2. Mức lệ phí độc quyền thăm dò được tính theo quy định sau đây:

Năm thứ l: 300.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 2: 400.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 3 : 550.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 4: 700.000 đồng/km2/năm.

3. Lệ phí độc quyền thăm dò không áp dụng đối với các trường hợpsau đây:

a) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép thăm dò, kể cả thời gian được gia hạn ít hơn mười hai tháng;

b) Hoạt động thăm dò trong khu vực tổ chức, cá nhân được phép khai thác.

4. Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.

Điều 30. Đặt cọc thăm dò khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải nộp tiền đặt cọc tại kho bạc nhà nước, trừ trường hợp hoạt động thăm dò theo giấy phép được thực hiện bằng vốn của ngân sách nhà nước.

2. Tiền đặt cọc được thực hiện một lần khi cấp giấy phép thăm dò. Mức tiền dặt cọc bằng hai mươi lăm phần trăm (25 %) giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm thăm dò đầu tiên.

3. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có quyền sử dụng hình thức ký quỹ tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thay cho hình thức nộp tiền đặt cọc.

4. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày, giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thăm dò không được tiến hành mà giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì tiền đặt cọc hoặc tiền ký quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước.

5. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoảng sản có hiệu lực công việc thăm dò đã được tiến hành đúng kế hoạch thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò có quyền nhận lại tiền đặc cọc hoặc ký quỹ.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục nộp,quản lý tiền đặt cọc hoặc ký quỹ tiền đặt cọc thăm dò khoáng sản.

Điều 31. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm và quyền đối với thông tin như sau:

a) Trả tiền sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm đò khoảng sản theo một trong hai phương thức: thanh toán gọn một lần hoặc trả dần theo sản lượng khai thác;

b) Được chuyển nhượng, để thừa kế các thông tin về khảo sát, thăm dò khoáng sản sau khi đã hoàn tất việc trả tiền sử dụng thông tin đó;

c) Trường hợp trả tiền dần theo sản lượng khai thác thì không được chuyển nhượng để thừa kế hoặc tiết lộ thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho khảo sát, thăm dò thì việc sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản l Điều này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định phương pháp xác định giá trị, phương thức, thủ tục thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin về kểt quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Điều 32. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản có quyền chuyển nhượng, để thừa kế những thông tin về kết quả, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được thực hiện bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân đó.

2. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc đã được phê duyệt trữ lượng mà không nộp đơn xin cấp giấy phép khai thác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác những thông tin về khoáng sản có liên quan đến các giấy phép đó.

Điều 33. Sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế quyền khai thác, chế biến khoáng sản

Việc sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, quyền khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 34. Quyền sở hữu tài sản khi giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực

l. Khi giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì quyền sở hữu đối với những tài sản liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b và c khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản và các điểm b, c khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

2. Bộ Tài chính quy định phương pháp xác định giá trị tài sản chuyển giao và thủ tục chuyển giao cho nhà nước các tài sản của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong trường hợp giấy phép chấm dứt hiệu lực.

Điều 35. Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

2. Mức tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiến độ khai thác, phục hồi và dự toán chi phí phục hồi môi trường và đất đai xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Tiền ký quỹ được tính lãi suất như đối với tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Điều 36. Trích nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản để lại cho địa phương

1. Khoản trích để lại cho ngân sách địa phương từ nguồn thu ngân sách của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải được thể hiện trong dự toán ngân sách hằng năm và chỉ được sử dụng để đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng tại vùng có khoáng sản được khai thác, chế biến.

2. Việc quản lý, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn có khoáng sản được khai thác, chế biến thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 37. Đầu tư của Nhà nước đối với công tác thăm dò khoáng sản

1. Nhà nước có thể đầu tư thăm dò đối với một số loại khoáng sản mà việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác không thể thực hiện được hoặc theo yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế, xã hội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng thẩm định các dự án được đề nghị cấp vốn nhà nước để thăm dò, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Doanh nghiệp được cấp vốn để thăm dò có trách nhiệm hoàn trả nhà nước tiền vốn đã cấp theo phương thức trả dần theo sản lượng khoáng sản khi đưa mỏ vào khai thác.

3 . Việc sử dụng thông tin về kết quả thăm dò quy định tại khoản l Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 3 l của Nghị định này.

Chương X. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 38. Thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản, tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát thăm dò khoáng sản.

Điều 39. Thẩm định và phê duyệt báo cáo thăm dò khoáng sản

l. Báo cáo thăm dò khoáng sản được thẩm định theo các yêu cầu sau đây:

a) Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng và chất lượng khoáng sản, kể cả khoáng sản có ích đi kèm;

b) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.

2. Báo cáo thăm dò khoảng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, phải nộp vào Lưu trữ địa chất nhà nước. Báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn phải nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khoáng sản được thăm dò.

Điều 40. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản

l. Việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng.

2. Việc thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 41. Thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ

l. Thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư khai thác khoáng sản được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế mỏ phải là tổ chức, cá nhân độc lập về lợi ích đối với tổ chức, cá nhân lập thiết kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết nội dung thiết kế, thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ.

Điều 42. Báo cáo về hoạt động khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về khoảng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

2. Báo cáo về hoạt động khoáng sản bao gồm:

a) Báo cáo về hoạt động khảo sát khoáng sản, báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản, báo cáo về hoạt động chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo về hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.

3. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện theo định kỳ tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 0 l tháng 0 l đến hết ngày 3 l tháng 12 của năm báo cáo;

b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo nêu tại điểm a, khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.

4. Trách nhiệm nộp báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này phải nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân lập báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này và chậm nhất là sau mười lăm ( l5) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam), Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 43. Đề án đóng cửa mỏ

l. Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều 40của Luật Khoáng sản.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác loại khoáng sản nào thì có quyền thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với loại khoáng sản đó.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung đề án và thủ tục đóng cửa mỏ.

Chương XI. GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 44. Căn cứ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

Căn cứ xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

l. Chiến lược của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản.

2. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hiệu quả kinh tể – xã hội của từng dự án cụ thể trong hoạt động khoáng sản, gắn liền với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

4. Tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của pháp luật và các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

5. Đề án khảo sát, thăm dò trên diện tích không trùng với các khu vực đã được cấp phép hoặc đang được cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá khoáng sản.

6. Trữ lượng khoáng sản, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn,môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

7. Văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích dự kiến thăm dò để khai thác hoặc xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản quy định tại Điều 45 của Nghị định này.

8. Đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại quy định tại khoản l Điều 14 của Nghị định này, còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép thăm dò, khai thác, chế biến.

Điều 45. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Trước khi cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, làm rõ diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đên khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 20 và Điều 2l của Nghị định này.

3. Trong trường hợp đặc biệt, cần thăm dò hoặc khai thác khoáng sản ở những khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản phải báo cảo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 46. Cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài

l. Trước khi cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải trả lời cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

2. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan cấp phép đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 47. Thời hạn giấy phép chế biến khoáng sản

Thời hạn của một giấy phép chế biến khoáng sản quy định tại Điều 44 Luật Khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này.

Điều 48. Gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

l. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Khu vực được phép khảo sát có diện tích từ một trăm kilômet vuông ( 100 km2) trở lên;

b) Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở khu vực xin gia hạn;

c) Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn.

2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn một lần với thời gian gia hạn không quá mười hai tháng.

Điều 49. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

l. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm đò khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn;

b) Giấy phép thăm dò còn hiệu lực ít nhất là (30) ngày;

c) Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vực thăm dò theo giấy phép đã được cấp.

2. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn không quá hai lần vớitổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.

3. Trường hợp thời gian gia hạn của giấy phép thăm dò đã hết, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã thực hiện đầy đủ khối lượng thăm dò theo đề án và theo các quy định của giấy phép thăm dò mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập dự án đầu tư khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại một lần với thời hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng trên diện tích đã được gia hạn trước đó và không được gia hạn tiếp.

Điều 50. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

1. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép khai thác dã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

2. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa khai thác; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

Điều 51. Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

l. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép chế biến đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép chế biến đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

2. Có nguồn khoáng sản hợp pháp bảo đảm phù hợp công suất chế biến và thời gian xin gia hạn.

3. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

Điều 52. Trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản hoặc trả lại từng phần diện tích hoạt động khoáng sản

Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền trả lại từng phần diện tích hoặc trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đến thời điểm xin trả lại giấy phép; phục hồi môi trường, đất đai, bảo đảm an toàn ở phần diện tích xin trả lại;

2. Trong thời hạn không quá chín mươi ngày (90) ngày, kể từ ngày giấy phép thăm dò được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò phải thác hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản.

Trong thời hạn không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép khai thác, giấy phép chế biến được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản; tổ chức, cá nhân được phép chế biến phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép đó cho phép trả lại bằng văn bản.

Điều 53. Chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Việc chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy định trong giấy phép và theo quy định của pháp luật.

2. Bên chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng khi đã thực hiện đầy đủ các quy định, nghĩa vụ có liên quan theo giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản đã được cấp đến thời điểm xin chuyển nhượng.

3. Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; kèm theo hợp đồng và đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến phải có báo cáo kết quả thăm dò hoặc khai thác, chế biến đến thời điểm xin chuyển nhượng.

4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này; đối với khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại còn phải tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Nghị định này.

5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyền nhượng quyền khai thác, chế biến khoáng sản là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài thì phải có giấy phép đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh có bên nước ngoài chuyển đổi thành doanh nghiệp một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chấp thuận làm cơ sở cấp giấy phép khai thác, chế biến mới.

6. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó cho phép và phải nộp thuế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính trình Chính phủ mức thuế chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Điều 54. Thừa kế quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

l. Cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản có quyền để thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

2. Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản được tiếp tục thực hiện quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khi giấy phép vẫn còn hiệu lực và phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động thì giải quyết như sau:

a) Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức cá nhân khác phù hợp với quy định tại Điều 53 của Nghị định này;

b) Trường hợp người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản không thực hiện quyền chuyển nhượng trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ thời điểm được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật thì giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được coi là hết hạn.

3. Trường hợp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản không còn hiệu lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì người được thừa kế có quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của quật Khoáng sản, khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

Điều 55. Thời hạn khắc phục vi phạm trong khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 23 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 27 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản có văn bản thông báo.

Điều 56. Thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản

Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản không thực hiện đúng nội dung, kế hoạch chế biến khoáng sản theo dự án chế biến và các quy định tại giấy phép chế biến đã được cấp.

2. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 46 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

3. Khu vực chế biến bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản và Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.

4. Cá nhân được phép chế biến khoáng sản chết mà không có người thừa kế, tổ chức được phép chế biến bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.

Điều 57. Chấm dứt hiệu lực giấy phép chế biến khoáng sản

l Giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau:

a) Giấy phép hết hạn;

b) Giấy phép được trả lại;

c) Giấy phép bị thu hồi.

2. Khi giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì :

a) Các quyền liên quan đến giấy phép đó cũng chấm dứt;

b) Các công trình, thiết bị để bảo vệ môi trường ở khu vực chế biến đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá hủy;

c) Ngoài những tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực chế biến khoáng sản;

d) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc phục hồi môi trường và đất đai tlleo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 58. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản

Việc giao đất, cho thuê đất trong hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chương XII. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

Điều 59. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

l. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khảo sát;

b) Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn;

b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn.

Trong trường hợp giấy phép khảo sát khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép;

b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép.

Điều 60. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyến nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

l. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản

Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định này, hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm đò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.

3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30 %) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.

Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia đoạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

4. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểmtrả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép;

c) Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, chương trình thăm dò tiếp tục đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò.

5. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bản kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.

6. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền thăm dò khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp Nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

Điều 61. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

b) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoảng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tồ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;

b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.

Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản;

b) Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điềm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;

c) Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.

4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

b) Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác lại thời điểm xin chuyển nhượng;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chúng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kê quyền khai thác khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

d) Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.

Việc cho phép tiếp ,tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai ,thác. khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

6. Việc cấp giấy phép khai thác khoảng sản trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 l Luật Khoáng sản và trong trường hợp khai thác khoáng sản ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản thìhồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.

Điều 62. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển thượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quán tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép chế biển khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả hoạt động chế biển khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.

Trong trường lợp giấy phép chế biến khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản trực tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời tổ chức xin gia hạn về lý do giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.

4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực củacông chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền chế biến được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách, pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

d) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản được thể hiện bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

Điều 63. Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép

l. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức trong nước xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, của tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khảo sát thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép.

Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi (90) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày tổchức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

3 . Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền, hoạt động khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép.

4. Thời hạn quy định tại khoản l và khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

7. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khóang sản thuộc thẩm quyền cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, mẫu giấy phép hoạt động khoáng sản và bản đồ khu vực xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Điều 64. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm:

l. Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

2. Đề án thăm dò và Bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước.

3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

4. Bốn bộ tài liệu, trong đó có ba bộ bản in và một bộ ghi trên đĩa CD bao gồm:bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan.

Điều 65. Trình tự thực hiện việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

l. Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ quy định tại Điều 64 của Nghị đinh này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải hoàn thành việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Trường hợp không xét duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương XIII. KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

Điều 66. Diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản

Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha.

Điều 67. Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Giấy phép khai thác tận thu được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng với các điều kiện sau đây, tại thời điểm xin gia hạn:

l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản;

2. Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực không ít hơn ba mươi (30) ngày.

Điều 68. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 6l và Điều 63 của Nghị định này.

Chương XIV. THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 69. Thanh tra khoáng sản

l. Thanh tra khoáng sản là thanh tra chuyên ngành về khoáng sản.

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản do Chính phủ quy định.

Điều 70. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố, cáo trong lĩnh vực khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương XV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 71. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 76/200/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).

Điều 72. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Thuộc tính văn bản
Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 160/2005/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 27/12/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 160/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2005
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT KHOÁNG SẢN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005

Theo đề nghị củaBộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (sau đây gọi chung là Luật Khoáng sản).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

1. Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhận hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản).

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quản đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Chương II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 3. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

1. Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản; trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước; phê duyệt các đề án, báo cáo kết quả về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế hoạch nhà nước giao đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

3. Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại khoản l Điều 9 của Luật Khoáng sản; cung cấp cho Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng các tài liệu điều tra, đánh giá về khoáng sản phục vụ công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại theo quy định tại Điều 15 của Luật Khoáng sản và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan; tổ chức thực hiện việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước.

4. Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

5 . Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản và công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

6. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

7. Tổ chức việc đăng ký, thu thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

8. Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng

1. Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

c) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản; .

2. Bộ Công nghiệp ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu. .

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản

1. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thành phần của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

b) Thống kê trữ lượng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, để cung cấp cho các cơ quan liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

c) Thẩm định quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản và quy định về nội dung báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

d) Xét duyệt, công nhận các chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản.

Điều 6. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Văn hóa – Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch khoanh định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này, khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này;

c) Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

d) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

đ) Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

e) Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bô khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoáng sản ở các khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng không nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt;

h) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương; giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

i) Giải quyết việc giao đất, cho thuê đất để hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng do Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng quy định.

3. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được pháp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương III. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 7. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản Hoạt động điều tra cơ. bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

1. Điều tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập các loại bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, các bản đồ chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản.

2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản và đối với các cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.

Điều 8. Quản lý hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được thực hiện đồng thời với điều tra cơ bản địa chất và theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch ngân sách nhà nước giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án, bảo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do các đơn vị trực thuộc thực hiện.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, việc lưu trữ địa chất nhà nước và bảo tàng địa chất; ban hành định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Tiến hành các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch được giao;

b) Được nhà nước khen thưởng khi có thành tích trong việc nghiên cứu, phát hiện lưới về địa chất và tài nguyên khoáng sản;

c) Được gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích thử nghiệm theo đề án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

b) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu thông tin về địa chất và khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước những thông tinvề địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

d) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vào Lưu trữ địa chất và các mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 10. Lưu trữ kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được đăng ký và bảo quản tại Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước về dữ liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất, khoáng sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham khảo, sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Chương IV. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN

Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước;

b) Kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản đã thực hiện; đặc điểm cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng về khoáng sản.

2. Nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/25.000; xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu, thông tin về địa chất và khoáng sản;

b) Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên mặt và dưới sâu đối với từng loại, nhóm khoáng sản; xác định các vùng có triển vọng về tài nguyên khoáng sản;

c) xác định quy mô đầu tư và nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

d) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

3 . Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;

b) Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;

c) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản của cả nước;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại vùng có khoáng sản và nhu cầu của thị trường;

d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

đ) Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó.

3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó; xác định mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nhu cầu sử dụng khoáng sản trong từng thời kỳ;

c) Xác định khu vực, mỏ và loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến;

d) Xác định khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản;

đ) Xác định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;

e) Thể hiện khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

g) Định hướng về đầu tư, khoa học, công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

h) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

4. Trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được quy định như sau:

a) Bộ Công nghiệp chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Chương V. KHOÁNG SẢN QUÝ, HIẾM, ĐẶC BIỆT VÀ ĐỘC HẠI

Điều 13. Khoáng sản quý, hiếm

Khoáng sản quý, hiếm là khoáng sản kim loại thường gặp ở dạng tự sinh hoặc hỗn hợp tự nhiên với các kim loại khác, khoáng sản thuộc nhóm kim cương, đá quý có giá trị kinh tế đặc biệt, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật, công nghệ cao hoặc để làm đồ trang sức, bao gồm: vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (corindon) và emơrot.

Điều 14. Khoáng sản đặc biệt và độc hại

1. Khoáng sản đặc biệt và độc hại là khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm và loại khoáng sản có chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu đến môi trường, bao gồm: Uran (U), thori (Th), lan tan (La), se len (Se), prazeodim (Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), te bi (Tb), diprozi (Dy), honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) và các loại khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì – kẽm và asbest.

2. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Chương VI. KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG

Điều 15. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các khoáng sản có thành phần, tính chất cơ lý, cấu tạo, màu sắc hoặc tính chất khác không đạt yêu cầu làm nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 16. Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có các khoáng vật casiterit, volfiamit, monazit, ziricon, ilmenit và vàng đi kèm.

2. Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất vật liệu chịu lửa samot theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, các nguyên tố xạ, hiếm hoặc không đạt yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

4. Các loại đá trầm tích (trừ các đá chứa keramzit, diatomit), đá magma (trừ đá bazan dạng cột, dạng bọt), đá biến chất không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, bán quý và các nguyên tố xạ, hiến, không đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nanh và tiêu chuẩn Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu trường thạch (felspat) sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

5. Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten, hoặc silimanit với hàm lượng lớn hơn 30%.

6. Các loại cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, topa, beril, ruby, saphia, ziricon), đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại.

7. Các loại đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

8. Đá đolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá đolomit không đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tinh xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Chương VII. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 17. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân

1. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

b) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam được khảo sát, thăm dò khoáng sản;

c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động khoáng sản dược khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có các diều kiện sau đây thì được xem xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:

a) Có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;

c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 18. Điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản

1. Tổ chức chuyên ngành về địa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc các tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư được hành nghề thăm dò khoáng sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có người phụ trách kỹ thuật là kỹ sư địa chất đã công tác thực tế trong công tác thăm dò khoáng sản ít nhất là năm (05) năm; có hiểu biết và nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về thăm dò khoáng sản;

b) Có cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn – địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;

c) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công các công trình thăm dò khoáng sản.

Điều 19. Tiêu chuẩn Giám đốc điều hành mỏ

Giám đốc điều hành mỏ được bổ nhiệm theo Điều 36 của Luật Khoáng sản phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn:

a) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hầm lò hoặc,kỹ sư xây dựng mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là năm (05) năm;

b) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên hoặc mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là năm (05) năm;

c) Giám đốc điều hành mỏ đổi với các mỏ không kim loại được khai thác bằng phương pháp lộ thiên mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được khai thác bằng phương pháp thủ công đơn giản thì phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp khai thác mỏ hoặc trung cấp địa chất thăm dò trở lên; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp khai thác mỏ thì phải có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm.

2. Tiêu chuẩn về năng lực quản lý, điều hành:

a) Nắm vững các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và những quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

b) Nắm vững quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và nguyên tắc kỹ thuật thiết kế khai thác mỏ, định mức kỹ thuật khai thác mỏ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, nội quy, quy tắc an toàn lao động trong khai thác mỏ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Có trình độ tổ chức, quản lý và kinh nghiệm thực tế, điều hành kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Chương VIII. KHU VỰC, DIỆN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 20. Khu vục cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm các khu vực:

a) Có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng bảo vệ;

b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu vực bảo tồn địa chất;

c) Đã có quy hoạch đất đai dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

d) Thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông, công trình thuỷ lợi, đê điều, thông tin;

đ) Dành riêng cho tôn giáo;

e) Đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 21. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được quy định trong các trường hợp sau đây:

a) Do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh;

b) Do yêu cầu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong qúa trình thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Do yêu cầu phòng tránh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 22. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản

1. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là khu vực bị hạn chế bằng các hình thức sau đây:

a) Dành riêng cho một hoặc một số tổ chức độc quyền hoạt động khoáng sản;

b) Hạn chế sản lượng khai thác;

c) Hạn chế xuất khẩu sản phẩm khai thác.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

Điều 23. Khu vục đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản bao gồm các khu vực sau đây:

a) Khu vực đã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu thăm dò;

b) Mỏ khoáng sản đã được thăm dò bằng nguồn vốn, từ ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác.

2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản, khu vực hoặc mỏ khoáng sản đã được thăm dò được đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác và tổ chức thực hiện việc đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt, trừ khu vực đấu thầu thuộc thẩm quyền trình thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt của ủy ban nhàn dân cấp tỉnh quy định tại điểm g khoản l Điều 6 của Nghị định này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản.

Điều 24. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản

1. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản được cấp cho một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá năm trăm kilômet vuông (500 km2) trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động khoáng sản trong một khu vực.

Điều 25. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

1. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản kim loại, đá quý (kim cương, ruby, saphia, êmorôt) không quá năm mươi kilômet vuông (50 km2).

2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò than, các khoáng sản không kim loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng đất liền, có hoặc không có mặt nước, không quá một trăm kilôlnet vuông ( 100 km2).

3 . Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản các loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng thềm lục địa không quá hai trăm kilômet vuông (200 km2).

4. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền không quá hai kilômet vuông (02 km2), ở vùng có mặt nước không quá một kilômet vuông (01 km2).

5. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không quá hai kilômet vuông (02 km2)

6. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản, khoản 2 Điều 17 của Nghị định này được cấp không quá năm giấy phép, không kể các giấy phép thăm dò đã cấp cho tổ chức hoặc cá nhân nhưng đã chấm dứt hiệu lực, nhưng tổng diện tích các giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản không quá hai lần diện tích thăm dò của một giấy phép được quy định tại các khoản l, 2, 3, 4 và 5 Điều này, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 26. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản

1. Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác do cơ quan nhà nước có thần quyền phê duyệt.

2. Diện tích khu vực khoáng sản có kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 hoặc lớn hơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản Điều 56 của Luật Khoáng sản.

Điều 27. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản

Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của một giấy phép trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 4l của Luật Khoáng sản không quá mười (10 ha) đối với một tổ chức và không quá một (01 ha) đối với cá nhân.

Chương IX. TÀI CHÍNH VÀ QUYỀN TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 28. Lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản

1 . Lệ phí cấp phép bao gồm lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản.

2. Bộ Tài chính quy định mức, thủ tục thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản.

Điều 29. Lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản

1. Lệ phí độc quyền thăm dò, được tính trên đơn vị diện tích khu thăm dò và thời hạn hiệu lực của giấy phép thăm dò khoáng sản.

2. Mức lệ phí độc quyền thăm dò được tính theo quy định sau đây:

Năm thứ l: 300.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 2: 400.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 3 : 550.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 4: 700.000 đồng/km2/năm.

3. Lệ phí độc quyền thăm dò không áp dụng đối với các trường hợpsau đây:

a) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép thăm dò, kể cả thời gian được gia hạn ít hơn mười hai tháng;

b) Hoạt động thăm dò trong khu vực tổ chức, cá nhân được phép khai thác.

4. Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.

Điều 30. Đặt cọc thăm dò khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải nộp tiền đặt cọc tại kho bạc nhà nước, trừ trường hợp hoạt động thăm dò theo giấy phép được thực hiện bằng vốn của ngân sách nhà nước.

2. Tiền đặt cọc được thực hiện một lần khi cấp giấy phép thăm dò. Mức tiền dặt cọc bằng hai mươi lăm phần trăm (25 %) giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm thăm dò đầu tiên.

3. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có quyền sử dụng hình thức ký quỹ tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thay cho hình thức nộp tiền đặt cọc.

4. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày, giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thăm dò không được tiến hành mà giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì tiền đặt cọc hoặc tiền ký quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước.

5. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoảng sản có hiệu lực công việc thăm dò đã được tiến hành đúng kế hoạch thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò có quyền nhận lại tiền đặc cọc hoặc ký quỹ.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục nộp,quản lý tiền đặt cọc hoặc ký quỹ tiền đặt cọc thăm dò khoáng sản.

Điều 31. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm và quyền đối với thông tin như sau:

a) Trả tiền sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm đò khoảng sản theo một trong hai phương thức: thanh toán gọn một lần hoặc trả dần theo sản lượng khai thác;

b) Được chuyển nhượng, để thừa kế các thông tin về khảo sát, thăm dò khoáng sản sau khi đã hoàn tất việc trả tiền sử dụng thông tin đó;

c) Trường hợp trả tiền dần theo sản lượng khai thác thì không được chuyển nhượng để thừa kế hoặc tiết lộ thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho khảo sát, thăm dò thì việc sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản l Điều này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định phương pháp xác định giá trị, phương thức, thủ tục thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin về kểt quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Điều 32. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản có quyền chuyển nhượng, để thừa kế những thông tin về kết quả, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được thực hiện bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân đó.

2. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc đã được phê duyệt trữ lượng mà không nộp đơn xin cấp giấy phép khai thác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác những thông tin về khoáng sản có liên quan đến các giấy phép đó.

Điều 33. Sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế quyền khai thác, chế biến khoáng sản

Việc sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, quyền khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 34. Quyền sở hữu tài sản khi giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực

l. Khi giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì quyền sở hữu đối với những tài sản liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b và c khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản và các điểm b, c khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

2. Bộ Tài chính quy định phương pháp xác định giá trị tài sản chuyển giao và thủ tục chuyển giao cho nhà nước các tài sản của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong trường hợp giấy phép chấm dứt hiệu lực.

Điều 35. Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

2. Mức tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiến độ khai thác, phục hồi và dự toán chi phí phục hồi môi trường và đất đai xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Tiền ký quỹ được tính lãi suất như đối với tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Điều 36. Trích nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản để lại cho địa phương

1. Khoản trích để lại cho ngân sách địa phương từ nguồn thu ngân sách của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải được thể hiện trong dự toán ngân sách hằng năm và chỉ được sử dụng để đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng tại vùng có khoáng sản được khai thác, chế biến.

2. Việc quản lý, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn có khoáng sản được khai thác, chế biến thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 37. Đầu tư của Nhà nước đối với công tác thăm dò khoáng sản

1. Nhà nước có thể đầu tư thăm dò đối với một số loại khoáng sản mà việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác không thể thực hiện được hoặc theo yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế, xã hội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng thẩm định các dự án được đề nghị cấp vốn nhà nước để thăm dò, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Doanh nghiệp được cấp vốn để thăm dò có trách nhiệm hoàn trả nhà nước tiền vốn đã cấp theo phương thức trả dần theo sản lượng khoáng sản khi đưa mỏ vào khai thác.

3 . Việc sử dụng thông tin về kết quả thăm dò quy định tại khoản l Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 3 l của Nghị định này.

Chương X. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 38. Thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản, tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát thăm dò khoáng sản.

Điều 39. Thẩm định và phê duyệt báo cáo thăm dò khoáng sản

l. Báo cáo thăm dò khoáng sản được thẩm định theo các yêu cầu sau đây:

a) Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng và chất lượng khoáng sản, kể cả khoáng sản có ích đi kèm;

b) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.

2. Báo cáo thăm dò khoảng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, phải nộp vào Lưu trữ địa chất nhà nước. Báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn phải nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khoáng sản được thăm dò.

Điều 40. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản

l. Việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng.

2. Việc thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 41. Thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ

l. Thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư khai thác khoáng sản được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế mỏ phải là tổ chức, cá nhân độc lập về lợi ích đối với tổ chức, cá nhân lập thiết kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết nội dung thiết kế, thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ.

Điều 42. Báo cáo về hoạt động khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về khoảng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

2. Báo cáo về hoạt động khoáng sản bao gồm:

a) Báo cáo về hoạt động khảo sát khoáng sản, báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản, báo cáo về hoạt động chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo về hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.

3. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện theo định kỳ tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 0 l tháng 0 l đến hết ngày 3 l tháng 12 của năm báo cáo;

b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo nêu tại điểm a, khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.

4. Trách nhiệm nộp báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này phải nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân lập báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này và chậm nhất là sau mười lăm ( l5) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam), Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 43. Đề án đóng cửa mỏ

l. Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều 40của Luật Khoáng sản.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác loại khoáng sản nào thì có quyền thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với loại khoáng sản đó.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung đề án và thủ tục đóng cửa mỏ.

Chương XI. GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 44. Căn cứ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

Căn cứ xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

l. Chiến lược của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản.

2. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hiệu quả kinh tể – xã hội của từng dự án cụ thể trong hoạt động khoáng sản, gắn liền với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

4. Tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của pháp luật và các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

5. Đề án khảo sát, thăm dò trên diện tích không trùng với các khu vực đã được cấp phép hoặc đang được cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá khoáng sản.

6. Trữ lượng khoáng sản, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn,môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

7. Văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích dự kiến thăm dò để khai thác hoặc xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản quy định tại Điều 45 của Nghị định này.

8. Đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại quy định tại khoản l Điều 14 của Nghị định này, còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép thăm dò, khai thác, chế biến.

Điều 45. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Trước khi cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, làm rõ diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đên khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 20 và Điều 2l của Nghị định này.

3. Trong trường hợp đặc biệt, cần thăm dò hoặc khai thác khoáng sản ở những khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản phải báo cảo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 46. Cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài

l. Trước khi cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải trả lời cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

2. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan cấp phép đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 47. Thời hạn giấy phép chế biến khoáng sản

Thời hạn của một giấy phép chế biến khoáng sản quy định tại Điều 44 Luật Khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này.

Điều 48. Gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

l. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Khu vực được phép khảo sát có diện tích từ một trăm kilômet vuông ( 100 km2) trở lên;

b) Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở khu vực xin gia hạn;

c) Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn.

2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn một lần với thời gian gia hạn không quá mười hai tháng.

Điều 49. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

l. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm đò khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn;

b) Giấy phép thăm dò còn hiệu lực ít nhất là (30) ngày;

c) Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vực thăm dò theo giấy phép đã được cấp.

2. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn không quá hai lần vớitổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.

3. Trường hợp thời gian gia hạn của giấy phép thăm dò đã hết, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã thực hiện đầy đủ khối lượng thăm dò theo đề án và theo các quy định của giấy phép thăm dò mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập dự án đầu tư khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại một lần với thời hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng trên diện tích đã được gia hạn trước đó và không được gia hạn tiếp.

Điều 50. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

1. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép khai thác dã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

2. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa khai thác; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

Điều 51. Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

l. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép chế biến đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép chế biến đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

2. Có nguồn khoáng sản hợp pháp bảo đảm phù hợp công suất chế biến và thời gian xin gia hạn.

3. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

Điều 52. Trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản hoặc trả lại từng phần diện tích hoạt động khoáng sản

Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền trả lại từng phần diện tích hoặc trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đến thời điểm xin trả lại giấy phép; phục hồi môi trường, đất đai, bảo đảm an toàn ở phần diện tích xin trả lại;

2. Trong thời hạn không quá chín mươi ngày (90) ngày, kể từ ngày giấy phép thăm dò được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò phải thác hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản.

Trong thời hạn không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép khai thác, giấy phép chế biến được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản; tổ chức, cá nhân được phép chế biến phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép đó cho phép trả lại bằng văn bản.

Điều 53. Chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Việc chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy định trong giấy phép và theo quy định của pháp luật.

2. Bên chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng khi đã thực hiện đầy đủ các quy định, nghĩa vụ có liên quan theo giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản đã được cấp đến thời điểm xin chuyển nhượng.

3. Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; kèm theo hợp đồng và đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến phải có báo cáo kết quả thăm dò hoặc khai thác, chế biến đến thời điểm xin chuyển nhượng.

4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này; đối với khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại còn phải tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Nghị định này.

5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyền nhượng quyền khai thác, chế biến khoáng sản là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài thì phải có giấy phép đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh có bên nước ngoài chuyển đổi thành doanh nghiệp một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chấp thuận làm cơ sở cấp giấy phép khai thác, chế biến mới.

6. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó cho phép và phải nộp thuế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính trình Chính phủ mức thuế chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Điều 54. Thừa kế quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

l. Cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản có quyền để thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

2. Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản được tiếp tục thực hiện quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khi giấy phép vẫn còn hiệu lực và phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động thì giải quyết như sau:

a) Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức cá nhân khác phù hợp với quy định tại Điều 53 của Nghị định này;

b) Trường hợp người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản không thực hiện quyền chuyển nhượng trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ thời điểm được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật thì giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được coi là hết hạn.

3. Trường hợp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản không còn hiệu lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì người được thừa kế có quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của quật Khoáng sản, khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

Điều 55. Thời hạn khắc phục vi phạm trong khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 23 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 27 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản có văn bản thông báo.

Điều 56. Thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản

Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

l. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản không thực hiện đúng nội dung, kế hoạch chế biến khoáng sản theo dự án chế biến và các quy định tại giấy phép chế biến đã được cấp.

2. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 46 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

3. Khu vực chế biến bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản và Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.

4. Cá nhân được phép chế biến khoáng sản chết mà không có người thừa kế, tổ chức được phép chế biến bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.

Điều 57. Chấm dứt hiệu lực giấy phép chế biến khoáng sản

l Giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau:

a) Giấy phép hết hạn;

b) Giấy phép được trả lại;

c) Giấy phép bị thu hồi.

2. Khi giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì :

a) Các quyền liên quan đến giấy phép đó cũng chấm dứt;

b) Các công trình, thiết bị để bảo vệ môi trường ở khu vực chế biến đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá hủy;

c) Ngoài những tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực chế biến khoáng sản;

d) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc phục hồi môi trường và đất đai tlleo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 58. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản

Việc giao đất, cho thuê đất trong hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chương XII. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

Điều 59. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

l. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khảo sát;

b) Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn;

b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn.

Trong trường hợp giấy phép khảo sát khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép;

b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép.

Điều 60. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyến nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

l. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản

Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định này, hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm đò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.

3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30 %) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.

Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia đoạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

4. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểmtrả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép;

c) Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, chương trình thăm dò tiếp tục đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò.

5. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bản kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.

6. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền thăm dò khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp Nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

Điều 61. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

b) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoảng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tồ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;

b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.

Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản;

b) Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điềm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;

c) Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.

4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

b) Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác lại thời điểm xin chuyển nhượng;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chúng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kê quyền khai thác khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

d) Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.

Việc cho phép tiếp ,tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai ,thác. khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

6. Việc cấp giấy phép khai thác khoảng sản trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 l Luật Khoáng sản và trong trường hợp khai thác khoáng sản ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản thìhồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.

Điều 62. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển thượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quán tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép chế biển khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả hoạt động chế biển khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.

Trong trường lợp giấy phép chế biến khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản trực tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời tổ chức xin gia hạn về lý do giấy phép không được gia hạn.

3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn trả lại giấy phép chế biến khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.

4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực củacông chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

Việc chuyển nhượng quyền chế biến được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản;

b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách, pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

d) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.

Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản được thể hiện bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

Điều 63. Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép

l. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức trong nước xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, của tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khảo sát thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép.

Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi (90) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày tổchức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

3 . Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền, hoạt động khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép.

4. Thời hạn quy định tại khoản l và khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

7. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khóang sản thuộc thẩm quyền cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, mẫu giấy phép hoạt động khoáng sản và bản đồ khu vực xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Điều 64. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm:

l. Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

2. Đề án thăm dò và Bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước.

3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

4. Bốn bộ tài liệu, trong đó có ba bộ bản in và một bộ ghi trên đĩa CD bao gồm:bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan.

Điều 65. Trình tự thực hiện việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

l. Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ quy định tại Điều 64 của Nghị đinh này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải hoàn thành việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Trường hợp không xét duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương XIII. KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

Điều 66. Diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản

Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha.

Điều 67. Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Giấy phép khai thác tận thu được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng với các điều kiện sau đây, tại thời điểm xin gia hạn:

l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản;

2. Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực không ít hơn ba mươi (30) ngày.

Điều 68. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 6l và Điều 63 của Nghị định này.

Chương XIV. THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 69. Thanh tra khoáng sản

l. Thanh tra khoáng sản là thanh tra chuyên ngành về khoáng sản.

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản do Chính phủ quy định.

Điều 70. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố, cáo trong lĩnh vực khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương XV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 71. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 76/200/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).

Điều 72. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản”