Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc khôi phục danh dự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự; đền bù thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản; chế độ trợ cấp đối với cá nhân bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế bị tổn hại về danh dự, thiệt hại tài sản; người nước ngoài bị thương tích, bị tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia dưới sự quản lý, hướng dẫn, theo dõi của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc cá nhân tự giác tham gia.
2. Tổn hại về danh dự là bị làm giảm hoặc làm mất đi sự coi trọng, đánh giá tốt đẹp của xã hội đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Đền bù vật chất là đền bù bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
4. Trợ cấp vật chất là trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật.
Điều 3. Khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp
1. Việc khôi phục danh dự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự (sau đây gọi chung là đối tượng bị tổn hại về danh dự) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện là thông báo cải chính, xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo cải chính, xin lỗi trực tiếp đối tượng bị tổn hại về danh dự trong trường hợp cần giữ bí mật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc đền bù thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản (sau đây gọi chung là đối tượng bị thiệt hại về tài sản) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia nhưng không phải do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia trực tiếp gây ra; trường hợp thiệt hại về tài sản do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia gây ra thì được giải quyết theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Chế độ trợ cấp thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trợ cấp cho người bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại về sức khỏe), bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 4. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm xem xét, giải quyết việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định kịp thời việc khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia phải chủ động rà soát, thống kê các trường hợp cần khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản, cần trợ cấp để xem xét, quyết định thực hiện việc khôi phục danh dự, đền bù và trợ cấp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và trợ cấp thiệt hại phải do cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản. Những trường hợp đền bù thiệt hại, trợ cấp (bằng tiền hoặc bằng hiện vật) từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên phải lập Hội đồng Tư vấn để xem xét và quyết định.
Chương II KHÔI PHỤC DANH DỰ
Điều 6. Hình thức khôi phục danh dự
1. Việc khôi phục danh dự được thực hiện đối với đối tượng bị tổn hại về danh dự.
2. Việc cải chính công khai, xin lỗi được tiến hành bằng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương trong hai số báo hoặc hai lần trên phương tiện nghe, nhìn liên tiếp.
3. Việc cải chính, xin lỗi bí mật được thông báo cho đối tượng bị tổn hại về danh dự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan và thông báo trực tiếp cho lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân được khôi phục danh dự.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định và thủ tục giải quyết khôi phục danh dự
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý. Trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý thì xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm xem xét, quyết định khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị tổn hại về danh dự có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia liên quan nơi mình cư trú, đề nghị được khôi phục danh dự. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc, kèm theo giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) để làm căn cứ xem xét, giải quyết. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, quyết định khôi phục danh dự thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn đối tượng bị tổn hại về danh dự thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn phải có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị tổn hại về danh dự để xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú để xem xét, quyết định khôi phục danh dự (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan mình quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị khôi phục danh dự biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị thiệt hại về danh dự thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
Chương III ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
Điều 8. Thiệt hại về tài sản được đền bù
1. Thiệt hại về tài sản được đền bù bao gồm:
a) Tài sản bị mất;
b) Tài sản bị hủy hoại, bị hư hỏng mà không có khả năng khôi phục nguyên trạng;
c) Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, trừ đi phần khấu hao tài sản.
3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi, nếu không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.
Điều 9. Thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
6. Trường hợp đền bù thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành khoa học – kỹ thuật có liên quan.
Đối tượng bị thiệt hại về tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo thẩm quyền quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 10 của Nghị định này quyết định mức đền bù.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản
1. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do đơn vị mình quản lý:
a) Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ an ninh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện phụ trách an ninh;
c) Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh quân đội thuộc các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân.
2. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý:
a) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – Bộ Công an;
b) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – Bộ Quốc phòng;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Tình báo – Bộ Công an;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách an ninh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Tình báo – Bộ Quốc phòng;
e) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội thuộc Tổng cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – Bộ Quốc phòng.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý.
5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
Chương IV
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
Điều 11. Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp người bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Người bị thiệt hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
4. Trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thực hiện hình thức trợ cấp thường xuyên. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 13. Trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
Trợ cấp một lần cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
3. Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
1. Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng cho một trường hợp.
2. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, nhưng tối đa không được vượt quá 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
Điều 15. Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ, người bị thiệt hại về tính mạng
1. Người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình của người thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí, giấy tờ chứng tử trong trường hợp chết và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
2. Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người bị thiệt hại sức khỏe cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý);
d) Thu thập tài liệu, điều tra xác minh, kết luận, đề nghị hoặc chuyển cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trực tiếp quản lý người bị thiệt hại về tính mạng để xác minh kết luận đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định trợ cấp;
đ) Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị trợ cấp biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc trợ cấp cho người bị thiệt hại thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người bị thiệt hại đó biết.
3. Trường hợp mức trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định việc trợ cấp thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét, quyết định việc trợ cấp. Hội đồng Tư vấn bao gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định trợ cấp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan y tế, lao động – thương binh và xã hội.
Người bị thiệt hại về sức khoẻ, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng và người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng. Đánh giá thiệt hại căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp. Hội đồng Tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 khoản 5 Điều 10 hoặc khoản 2 Điều 14 Nghị định này quyết định mức trợ cấp.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Kinh phí để đền bù thiệt hại và trợ cấp
1. Kinh phí để đền bù thiệt hại và trợ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. Chính phủ
Thủ tướng
Phan Văn Khải đã ký
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc khôi phục danh dự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự; đền bù thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản; chế độ trợ cấp đối với cá nhân bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế bị tổn hại về danh dự, thiệt hại tài sản; người nước ngoài bị thương tích, bị tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia dưới sự quản lý, hướng dẫn, theo dõi của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc cá nhân tự giác tham gia.
2. Tổn hại về danh dự là bị làm giảm hoặc làm mất đi sự coi trọng, đánh giá tốt đẹp của xã hội đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Đền bù vật chất là đền bù bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
4. Trợ cấp vật chất là trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật.
Điều 3. Khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp
1. Việc khôi phục danh dự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tổn hại về danh dự (sau đây gọi chung là đối tượng bị tổn hại về danh dự) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện là thông báo cải chính, xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo cải chính, xin lỗi trực tiếp đối tượng bị tổn hại về danh dự trong trường hợp cần giữ bí mật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc đền bù thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản (sau đây gọi chung là đối tượng bị thiệt hại về tài sản) do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia nhưng không phải do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia trực tiếp gây ra; trường hợp thiệt hại về tài sản do người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia gây ra thì được giải quyết theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Chế độ trợ cấp thiệt hại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trợ cấp cho người bị thương tích, bị tổn hại về sức khoẻ (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại về sức khỏe), bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 4. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm xem xét, giải quyết việc khôi phục danh dự, đền bù, trợ cấp
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định kịp thời việc khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại, trợ cấp cho đối tượng bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia phải chủ động rà soát, thống kê các trường hợp cần khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản, cần trợ cấp để xem xét, quyết định thực hiện việc khôi phục danh dự, đền bù và trợ cấp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc thực hiện khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại và trợ cấp thiệt hại phải do cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản. Những trường hợp đền bù thiệt hại, trợ cấp (bằng tiền hoặc bằng hiện vật) từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên phải lập Hội đồng Tư vấn để xem xét và quyết định.
Chương II KHÔI PHỤC DANH DỰ
Điều 6. Hình thức khôi phục danh dự
1. Việc khôi phục danh dự được thực hiện đối với đối tượng bị tổn hại về danh dự.
2. Việc cải chính công khai, xin lỗi được tiến hành bằng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương hoặc địa phương trong hai số báo hoặc hai lần trên phương tiện nghe, nhìn liên tiếp.
3. Việc cải chính, xin lỗi bí mật được thông báo cho đối tượng bị tổn hại về danh dự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan và thông báo trực tiếp cho lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân được khôi phục danh dự.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định và thủ tục giải quyết khôi phục danh dự
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý. Trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý thì xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm xem xét, quyết định khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị tổn hại về danh dự có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia liên quan nơi mình cư trú, đề nghị được khôi phục danh dự. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc, kèm theo giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) để làm căn cứ xem xét, giải quyết. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, quyết định khôi phục danh dự thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn đối tượng bị tổn hại về danh dự thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn phải có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị tổn hại về danh dự để xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú để xem xét, quyết định khôi phục danh dự (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan mình quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị khôi phục danh dự biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị thiệt hại về danh dự thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
Chương III ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
Điều 8. Thiệt hại về tài sản được đền bù
1. Thiệt hại về tài sản được đền bù bao gồm:
a) Tài sản bị mất;
b) Tài sản bị hủy hoại, bị hư hỏng mà không có khả năng khôi phục nguyên trạng;
c) Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, trừ đi phần khấu hao tài sản.
3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi, nếu không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.
Điều 9. Thủ tục giải quyết đền bù thiệt hại về tài sản
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình trực tiếp quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có thẩm quyền những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định việc đền bù.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xem xét, ra quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho các đối tượng bị thiệt hại về tài sản tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị thiệt hại về tài sản có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có liên quan đề nghị được đền bù thiệt hại. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh giá trị tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại và các tài liệu liên quan khác (nếu có) để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết đền bù thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại về tài sản thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị thiệt hại về tài sản do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị thiệt hại về tài sản để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị đền bù thiệt hại về tài sản biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc đền bù thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại về tài sản thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.
6. Trường hợp đền bù thiệt hại từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành khoa học – kỹ thuật có liên quan.
Đối tượng bị thiệt hại về tài sản hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo thẩm quyền quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 10 của Nghị định này quyết định mức đền bù.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản
1. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do đơn vị mình quản lý:
a) Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ an ninh thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện phụ trách an ninh;
c) Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Bảo vệ an ninh quân đội thuộc các tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân.
2. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan mình quản lý:
a) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – Bộ Công an;
b) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo; Tư lệnh, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – Bộ Quốc phòng;
c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Tình báo – Bộ Công an;
d) Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách an ninh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Tình báo – Bộ Quốc phòng;
e) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội thuộc Tổng cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – Bộ Quốc phòng.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý.
5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các đối tượng bị thiệt hại về tài sản cư trú tại địa phương mình (trong các trường hợp đối tượng bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
Chương IV
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
Điều 11. Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ
Trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp đối với người bị thiệt hại về sức khoẻ do cơ quan mình quản lý. Trường hợp vụ việc do cơ quan, tổ chức khác phát hiện thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp người bị thiệt hại về tài sản không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Người bị thiệt hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
4. Trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe mất khả năng lao động thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thực hiện hình thức trợ cấp thường xuyên. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 13. Trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
Trợ cấp một lần cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng bao gồm:
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại về tính mạng trước khi chết.
2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
3. Trợ cấp cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định trợ cấp cho trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng
1. Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có người bị thiệt hại về tính mạng xem xét, quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng cho một trường hợp.
2. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên, nhưng tối đa không được vượt quá 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng cho một trường hợp.
Điều 15. Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khoẻ, người bị thiệt hại về tính mạng
1. Người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình của người thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp. Đơn cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng, kèm theo giấy tờ, hóa đơn chứng từ xác nhận các chi phí, giấy tờ chứng tử trong trường hợp chết và các giấy tờ liên quan khác để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, quyết định trợ cấp. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, giải quyết trợ cấp thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn người bị thiệt hại thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, hoặc tự mình thu thập, bổ sung.
2. Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người bị thiệt hại sức khỏe cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý);
d) Thu thập tài liệu, điều tra xác minh, kết luận, đề nghị hoặc chuyển cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trực tiếp quản lý người bị thiệt hại về tính mạng để xác minh kết luận đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định trợ cấp;
đ) Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị trợ cấp biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc trợ cấp cho người bị thiệt hại thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người bị thiệt hại đó biết.
3. Trường hợp mức trợ cấp cho người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định việc trợ cấp thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét, quyết định việc trợ cấp. Hội đồng Tư vấn bao gồm: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định trợ cấp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan y tế, lao động – thương binh và xã hội.
Người bị thiệt hại về sức khoẻ, gia đình người bị thiệt hại về tính mạng và người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng. Đánh giá thiệt hại căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp. Hội đồng Tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 khoản 5 Điều 10 hoặc khoản 2 Điều 14 Nghị định này quyết định mức trợ cấp.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Kinh phí để đền bù thiệt hại và trợ cấp
1. Kinh phí để đền bù thiệt hại và trợ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. Chính phủ
Thủ tướng
Phan Văn Khải đã ký
Reviews
There are no reviews yet.