NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 154/2006/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2006
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 17 NGHỊ ĐỊNH
SỐ 128/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
“Điều 17. Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Đối với các hành vi đưa tạp chất lạ gây độc hại cho người hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào thủy sản (gọi tắt là tạp chất lạ), thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất lạ; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại cho người tiêu dùng thì bị xử phạt theo quy định dưới đây:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vận chuyển thủy sản có tạp chất lạ, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tạp chất lạ vào thủy sản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất lạ.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu lô hàng thủy sản là tang vật và phương tiện dùng để đưa tạp chất lạ vào thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở thu gom, bảo quản, chế biến thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng trong trường hợp cơ sở vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Xử lý loại bỏ tạp chất lạ theo quy định của Bộ Thủy sản đối với lô hàng thủy sản có tạp chất lạ, nhưng không thuộc diện phải tiêu huỷ;
b) Buộc tiêu huỷ lô hàng thuỷ sản có độc tố tự nhiên hoặc thủy sản có tạp chất lạ gây nguy hại đến sức khoẻ con người, tạp chất lạ không rõ thành phần”.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 154/2006/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2006
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 17 NGHỊ ĐỊNH
SỐ 128/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUỶ SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
“Điều 17. Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Đối với các hành vi đưa tạp chất lạ gây độc hại cho người hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào thủy sản (gọi tắt là tạp chất lạ), thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất lạ; thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại cho người tiêu dùng thì bị xử phạt theo quy định dưới đây:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vận chuyển thủy sản có tạp chất lạ, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tạp chất lạ vào thủy sản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất lạ.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu lô hàng thủy sản là tang vật và phương tiện dùng để đưa tạp chất lạ vào thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở thu gom, bảo quản, chế biến thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng trong trường hợp cơ sở vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Xử lý loại bỏ tạp chất lạ theo quy định của Bộ Thủy sản đối với lô hàng thủy sản có tạp chất lạ, nhưng không thuộc diện phải tiêu huỷ;
b) Buộc tiêu huỷ lô hàng thuỷ sản có độc tố tự nhiên hoặc thủy sản có tạp chất lạ gây nguy hại đến sức khoẻ con người, tạp chất lạ không rõ thành phần”.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.