Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 132/2008/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Điều 3. Xác định và ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn

Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Mục 1
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT
Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

2. Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định.
3. Trường hợp sản phẩm nhóm 2 có đặc tính mới tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người sản xuất có trách nhiệm chứng minh sản phẩm đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Sản phẩm loại này chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
Điều 5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành.
2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:
a) Hàng hoá xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;
b) Hàng hoá lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;
c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quychuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.
Điều 6. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Mục 2
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường
1. Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hoá theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa hàng hoá ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm hàng hoá an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá.

Bổ sung
2. Đối với hàng hóa nhóm 2, người nhập khẩu phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
3. Đối với hàng hoá nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hoá đó thì người nhập khẩu phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp.
4. Trường hợp hàng hóa thuộc nhóm 2 có đặc tính mới có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc hàng hóa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh hàng hóa đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hàng hóa loại này chỉ được đưa ra lưu thông tin thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
5. Hàng hoa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng như đối với hàng hoá nhập khẩu.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu và xử lý vi phạm

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành đối với hàng hoá thuộc nhóm 2 hoặc hàng hoá khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.
2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Trường hợp chất lượng hàng hoá đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hoá đó;
b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu huỷ theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hoá nhập khẩu;
c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hoá không phù hợp này.
3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Mục 3
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Điều 9. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất khẩu trước khi xuất khẩu
Người xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi xuất khẩu hàng hoá.
Điều 10. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu và xử lý vi phạm
1. Hàng hoá đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra.
2. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 5 và xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Hàng hoá xuất khẩu khi đưa vào lưu thông trong nước, phải tuân thủ các yêu cầu quản lý quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
Mục 4
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Điều 11. Điều kiện bảo đảm chất lượng để hàng hoá lưu thông trên thị trường
Hàng hoá đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định này được phép lưu thông trên thị trường.
Điều 12. kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hoá phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch và diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo các nội dung sau:
Điều 13. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù họp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyếtđịnh thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Bổ sung
Bổ sung
Mục 5
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 14. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng
1. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng.
2. Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đưa vào sử dụng.
3. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa phải kiểm định có trách nhiệm trả chi phí kiểm định và lệ phí kiểm định. Mức chi phí kiểm định theo thoả thuận với tổ chức kiểm định.
Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hoá phải kiểm định trong quá trình sử dụng.
Điều 15. Quản lý chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
Điều 16. Kiểm tra chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm
1. Đối với hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng trăm, đối tượng hàng hoá cụ thể phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quả trình sử dụng;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
b) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hoá cần được kiểm tra đó;
c) Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được thực hiện đầy đủ, có đấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hoá đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;
Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
3. Khi phát hiện hàng hoá không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý như sau:
a) Thông báo cho người sở hữu hàng hoá về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;
b) Yêu cầu người sở hữu hàng hoá tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hàng hoá đó;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu huỷ hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.
Mục 6
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Điều 17. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
Điều 18. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù bợp
Điều 19. Chi phí đánh giá sự phù hợp
1. Người sản xuất, kinh doanh phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thoả thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát các loại phí liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp phải huỷ bỏ. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 12 năm 2009.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Chương III
TỔ CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 20. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở trung ương là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 21. Phân công trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơ quan kiểm tra thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mình, cụ thể trong sản xuất và trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và hàng hoá trong Danh mục quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phạm vi được phân công, cụ thể như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực được phân công;
b) Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương thực hiện trực tiếp việc kiểm tra;
d) Tổng hợp, tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định Quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi được phân công với các cơ quan thanh tra, cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường.

Điều 22. Kiểm soát viên chất lượng
1. Kiểm soát viên chất lượng là ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Nội vụ ban hành.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công chức kiểm soát viên chất lượng theo phân cấp và lĩnh vực được phân công quản lý đối với công chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công chức kiểm soát viên chất lượng.
4. Kiểm soát viên chất lượng được cấp trang phục riêng, phù hiệu, thẻ kiểm soát viên chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 23. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các nguồn khác.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung chi, việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Chương IV
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
Điều 24. Mục đích và điều kiện xét thưởng
1. Giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 3 năm.
2. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.
Điều 25. hình thức giải thưởng
Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:
Điều 26. Nguyên tắc xét thưởng
1. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình, quy mô, không hạn chế số lượng các tổ chức, doanh nghiệp tham dự.
2. Việc xét thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan và công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 27. Tiêu chí xét thưởng
Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí sau đây:
Điều 28. Thủ tục xét thưởng
Điều 29. Kinh phí hoạt động
Kinh phí tổ chức hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc gia gồm:
Điều 30. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải
Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cụ thể
Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa phương;
b) Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;
c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của địa phương;
d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;
c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
2. Chủ động tổ chức và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo về việc kiểm tra gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Khoa học và Công nghệ.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
1. Sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật mà tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật đó (sau đây viết tắt là văn bản kỹ thuật) chưa được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì được phép tiếp tục áp dụng văn bản kỹ thuật này để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho đến khi hoàn thành việc chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2. Công chức trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho đến khi được bổ nhiệm, chuyển xếp vào ngạch kiểm soát viên chất lượng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Điều 36. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và những quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 37. Hướng dẫn thi hành
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

nhay

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 74/2018/NĐ-CP

nhay

Bổ sung
Thuộc tính văn bản
Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 132/2008/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác , Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 132/2008/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Điều 3. Xác định và ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn

Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

Mục 1
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT
Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

2. Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định.
3. Trường hợp sản phẩm nhóm 2 có đặc tính mới tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người sản xuất có trách nhiệm chứng minh sản phẩm đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Sản phẩm loại này chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
Điều 5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành.
2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:
a) Hàng hoá xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;
b) Hàng hoá lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;
c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quychuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.
Điều 6. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Mục 2
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường
1. Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hoá theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa hàng hoá ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:
a) Bảo đảm hàng hoá an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá.

Bổ sung
2. Đối với hàng hóa nhóm 2, người nhập khẩu phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
3. Đối với hàng hoá nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hoá đó thì người nhập khẩu phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp.
4. Trường hợp hàng hóa thuộc nhóm 2 có đặc tính mới có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc hàng hóa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh hàng hóa đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hàng hóa loại này chỉ được đưa ra lưu thông tin thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.
5. Hàng hoa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng như đối với hàng hoá nhập khẩu.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu và xử lý vi phạm

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành đối với hàng hoá thuộc nhóm 2 hoặc hàng hoá khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.
2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Trường hợp chất lượng hàng hoá đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:
a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hoá đó;
b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu huỷ theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hoá nhập khẩu;
c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xem xét việc tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hoá không phù hợp này.
3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Mục 3
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
Điều 9. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất khẩu trước khi xuất khẩu
Người xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi xuất khẩu hàng hoá.
Điều 10. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu và xử lý vi phạm
1. Hàng hoá đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra.
2. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 5 và xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Hàng hoá xuất khẩu khi đưa vào lưu thông trong nước, phải tuân thủ các yêu cầu quản lý quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này.
Mục 4
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Điều 11. Điều kiện bảo đảm chất lượng để hàng hoá lưu thông trên thị trường
Hàng hoá đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định này được phép lưu thông trên thị trường.
Điều 12. kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hoá phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch và diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo các nội dung sau:
Điều 13. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù họp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyếtđịnh thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Bổ sung
Bổ sung
Mục 5
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Điều 14. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng
1. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá nhằm bảo đảm chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng.
2. Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đưa vào sử dụng.
3. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa phải kiểm định có trách nhiệm trả chi phí kiểm định và lệ phí kiểm định. Mức chi phí kiểm định theo thoả thuận với tổ chức kiểm định.
Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hoá phải kiểm định trong quá trình sử dụng.
Điều 15. Quản lý chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
Điều 16. Kiểm tra chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm
1. Đối với hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng phương thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng trăm, đối tượng hàng hoá cụ thể phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quả trình sử dụng;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
b) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hoá cần được kiểm tra đó;
c) Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được thực hiện đầy đủ, có đấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hoá đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;
Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
3. Khi phát hiện hàng hoá không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý như sau:
a) Thông báo cho người sở hữu hàng hoá về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;
b) Yêu cầu người sở hữu hàng hoá tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đưa vào sử dụng hàng hoá đó;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu huỷ hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.
Mục 6
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Điều 17. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
Điều 18. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù bợp
Điều 19. Chi phí đánh giá sự phù hợp
1. Người sản xuất, kinh doanh phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thoả thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát các loại phí liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp phải huỷ bỏ. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 12 năm 2009.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Chương III
TỔ CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 20. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở trung ương là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 21. Phân công trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của cơ quan kiểm tra thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mình, cụ thể trong sản xuất và trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá trong xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và hàng hoá trong Danh mục quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo phạm vi được phân công, cụ thể như sau:
a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực được phân công;
b) Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương thực hiện trực tiếp việc kiểm tra;
d) Tổng hợp, tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định Quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá ở địa phương trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi được phân công với các cơ quan thanh tra, cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường.

Điều 22. Kiểm soát viên chất lượng
1. Kiểm soát viên chất lượng là ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Nội vụ ban hành.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công chức kiểm soát viên chất lượng theo phân cấp và lĩnh vực được phân công quản lý đối với công chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công chức kiểm soát viên chất lượng.
4. Kiểm soát viên chất lượng được cấp trang phục riêng, phù hiệu, thẻ kiểm soát viên chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 23. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các nguồn khác.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung chi, việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Chương IV
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
Điều 24. Mục đích và điều kiện xét thưởng
1. Giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 3 năm.
2. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.
Điều 25. hình thức giải thưởng
Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:
Điều 26. Nguyên tắc xét thưởng
1. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình, quy mô, không hạn chế số lượng các tổ chức, doanh nghiệp tham dự.
2. Việc xét thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan và công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 27. Tiêu chí xét thưởng
Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí sau đây:
Điều 28. Thủ tục xét thưởng
Điều 29. Kinh phí hoạt động
Kinh phí tổ chức hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc gia gồm:
Điều 30. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải
Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cụ thể
Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa phương;
b) Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;
c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá của địa phương;
d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng tại địa phương cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;
c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
2. Chủ động tổ chức và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo về việc kiểm tra gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Khoa học và Công nghệ.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
1. Sản phẩm, hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật mà tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật đó (sau đây viết tắt là văn bản kỹ thuật) chưa được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì được phép tiếp tục áp dụng văn bản kỹ thuật này để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho đến khi hoàn thành việc chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2. Công chức trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho đến khi được bổ nhiệm, chuyển xếp vào ngạch kiểm soát viên chất lượng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Điều 36. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và những quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 37. Hướng dẫn thi hành
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

nhay

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132/2008/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 74/2018/NĐ-CP

nhay

Bổ sung

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa”