CHÍNH PHỦ ******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********
|
Số: 130/2005/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2005
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
c) Toà án nhân dân các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
d) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Việc thực hiện chế độ tự chủ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các quy định tại Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định.
3. Các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được cơ quan có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính xem xét tự quyết định việc áp dụng các quy định tại Nghị định này.
4. Các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định này.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
Chương II NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 4. Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Điều 5. Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ
2. Nội dung chi của kinh phí giao, gồm:
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
c) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 7. Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
1. Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm:
b) Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế;
c) Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
e) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
g) Kinh phí nghiên cứu khoa học;
h) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.
2. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí quy định tại Điều này thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 8. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng kể từ năm ngân sách 2006.
2. Bãi bỏ Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
3. Các cơ quan hành chính đang thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
CHÍNH PHỦ ******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********
|
Số: 130/2005/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2005
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
c) Toà án nhân dân các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
d) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Việc thực hiện chế độ tự chủ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các quy định tại Nghị định này, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định.
3. Các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được cơ quan có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính xem xét tự quyết định việc áp dụng các quy định tại Nghị định này.
4. Các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định này.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
Chương II NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 4. Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Điều 5. Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ
2. Nội dung chi của kinh phí giao, gồm:
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
c) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 7. Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ
1. Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm:
b) Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế;
c) Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
e) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
g) Kinh phí nghiên cứu khoa học;
h) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.
2. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí quy định tại Điều này thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 8. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng kể từ năm ngân sách 2006.
2. Bãi bỏ Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
3. Các cơ quan hành chính đang thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
Reviews
There are no reviews yet.