CHÍNH PHỦ ——-
Số: 112/2015/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 5 NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2004/NĐ-CP
NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
NGÂN SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội như sau:
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố tại khoản 1, khoản 2 Điều này không vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hàng năm (không bao gồm nguồn vốn huy động đầu tư các dự án theo quy định tại khoản 4 Điều này, vốn đầu tư các dự án bổ sung có mục tiêu không ổn định từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố (nếu có)).”
2. Bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Các khoản vay để đầu tư vào dự án có khả năng hoàn vốn, các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2015.
2. Cơ chế ngân sách đặc thù quy định tại Nghị định này được thực hiện trong các năm ngân sách 2015 và 2016. Từ 01 tháng 01 năm 2017, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (2015).
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTTH (3b)
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHÍNH PHỦ ——-
Số: 112/2015/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 5 NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2004/NĐ-CP
NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
NGÂN SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội như sau:
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố tại khoản 1, khoản 2 Điều này không vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hàng năm (không bao gồm nguồn vốn huy động đầu tư các dự án theo quy định tại khoản 4 Điều này, vốn đầu tư các dự án bổ sung có mục tiêu không ổn định từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố (nếu có)).”
2. Bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Các khoản vay để đầu tư vào dự án có khả năng hoàn vốn, các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2015.
2. Cơ chế ngân sách đặc thù quy định tại Nghị định này được thực hiện trong các năm ngân sách 2015 và 2016. Từ 01 tháng 01 năm 2017, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (2015).
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KTTH (3b)
|
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.