Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Kế hoạch 925/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội về việc tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành Giáo dục, giai đoạn 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
Số: 925/KH-SGD&ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Kế hoạch số 19/KH-BGDĐT ngày 12/01/2016 về tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020; của UBND thành phố Hà Nội tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 về việc ban hành Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, nội dung cụ thể như sau:
– Thúc đẩy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị trường học về công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn thành phố;
– Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; nâng cao ý thức trách nhiệm và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên (HSSV) trong việc tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT.
– Tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể của địa phương trong triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT, xây dựng “Văn hóa giao thông”.
– Các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học; có ý thức xây dựng nội dung thi đua thiết thực, cụ thể phù hợp với đặc điểm địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch một cách tích cực, hiệu quả.
– Nội dung thi đua thực hiện bảo đảm trật tự ATGT phải được quán triệt nghiêm túc, sâu, rộng tới từng cán bộ, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và HSSV; từ đó chỉ đạo các thành viên trong đơn vị thực hiện kế hoạch có hiệu quả;
– Kip thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự ATGT; nhắc nhở, giáo dục kịp thời những trường hợp HSSV vi phạm pháp luật về ATGT.
Triển khai áp dụng với tất cả các đơn vị trường học các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gồm tất cả cán bộ, viên chức, nhân viên và HSSV các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn Thành phố.
– 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV trong các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học được phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; ký cam kết với nhà trường chấp hành nghiêm túc các quy định về ATGT.
– 100% các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ điều kiện; thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng cách cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện.
– 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng cách cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện.
– 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV nghiêm túc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia; thực hiện mặc áo phao khi đi đò.
– 100% nhà trường phổ biến, giáo dục “Văn hóa giao thông” cho HSSV theo tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– 100% nhà trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng cổng trường an toàn, góp phần bảo đảm trật tự ATGT, khắc phục ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
– Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT; chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Nghị quyết của Liên hiệp quốc về “Thập kỷ hành động vì ATGT đường bộ” giai đoạn 2011-2020.
– Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động về giáo dục ATGT trong trường học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban ATGT Thành phố trong các dịp cao điểm hàng năm.
– Tích cực hưởng ứng các cuộc thi, các phong trào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT phát động.
– Cung cấp cho HSSV các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, biết cách ứng phó với các tình huống, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông theo các cấp học, độ tuổi; hình thành thế hệ trẻ tham gia giao thông có “văn hóa”.
– Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi, cấp học nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho HSSV; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV ở các vùng ngoại thành có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
– Phối hợp với các ban, ngành có liên quan của địa phương triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để phòng, chống ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường vào giờ cao điểm, đặc biệt ở các trường gần đường giao thông có mật độ dân cư cao.
3.1. Về khen thưởng:
Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo và theo dõi đánh giá, hàng năm xem xét khen thưởng một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo an ATGT.
3.2. Về kỷ luật:
3.2.1. Đối với các đơn vị trường học:
Để xảy ra tình trạng cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV vi phạm pháp luật – không có biện pháp xử lý kịp thời; không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo sẽ căn cứ tình hình thực tế xét trừ vào tiêu chí thi đua cuối năm.
3.2.2. Đối với cán bộ, viên chức, nhân viên:
Căn cứ mức độ lỗi vi phạm và số lần vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật công chức hiện hành và quy định của ngành.
3.2.3. Đối vi học sinh sinh viên:
Trên cơ sở bốn mức quy định tại Điều 42 của Điều lệ trường phổ thông, – Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Căn cứ Điều 4 – Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm được quy định trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông – Ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường quy định xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Hạ một bậc hạnh kiểm tháng mắc lỗi; phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết.
– Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2: Hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ; trả về gia đình giáo dục trong 03 ngày để tự kiểm điểm; thông báo tới địa phương nơi cư trú.
– Đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần: Xếp loại hạnh kiểm yếu; cảnh cáo trước toàn trường; ghi học bạ; buộc thôi học 01 tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục răn đe.
– Thành lập Ban chỉ đạo ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo;
– Giao phòng công tác HSSV là đơn vị thường trực tham mưu giúp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện triển khai kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Tổng hợp số liệu, tham mưu với Ban chỉ đạo đánh giá thi đua, sơ kết, tổng kết;
– Văn phòng Sở có trách nhiệm tiếp nhận, rà soát, phối hợp với phòng Công tác HSSV thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào, trình Ban thi đua khen thưởng các cấp;
– Các phòng, ban trong Sở có trách nhiệm phối hợp với phòng Công tác HSSV và Văn phòng Sở thực hiện kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện chỉ tiêu thi đua; tổ chức đánh giá thi đua các đơn vị.
– Căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thi đua bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020 và chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các nhà trường trực thuộc triển khai thực hiện hiệu quả nội dung thi đua.
– Chỉ đạo các nhà trường tổng kết và bình xét khen thưởng; tiếp nhận, rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng, tổng hợp kết quả, gửi báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua và hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục ATGT, trình Ban thi đua khen thưởng cấp trên khen thưởng theo quy định.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thi đua bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020; xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế ở mỗi nhà trường.
– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV trong đơn vị để phát hiện, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tuyên truyền tạo sự lan tỏa của các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt làm nòng cốt cho công tác giáo dục ATGT.
– Tăng cường kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý kỷ luật nghiêm các trường hợp vi phạm.
– Tổ chức tổng kết và bình xét khen thưởng; tổng hợp kết quả, gửi báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua và hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục ATGT, trình Ban thi đua khen thưởng cấp trên khen thưởng theo quy định.
Các đơn vị sử dụng ngân sách Thành phố cấp cho các hoạt động giáo dục theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
1. Thời gian thực hiện: Từ năm học 2016 đến năm 2020.
2. Tiến độ thực hiện kế hoạch.
– Năm 2016: Các đơn vị thành lập Ban chỉ đạo; Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
– Từ tháng 3 năm 2016: Thực hiện theo Kế hoạch năm học.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ viên chức nhân viên, cha mẹ học sinh và HSSV về các nội dung thi đua đảm bảo trật tự ATGT;
Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm – Theo lịch hàng tháng.
Đánh giá, giao ban rút kinh nghiệm chỉ đạo theo quy định của Ban chỉ đạo an ninh, an toàn trường học.
Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết vào quý 4 năm 2020.
Yêu cầu đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo Ngành thông qua phòng Công tác HSSV, Sở GD&ĐT theo địa chỉ email: hssv@hanoied.vn./.

Nơi nhận:
– Bộ GD&ĐT;
– Thành ủy, UBND Thành phố;
– Ban ATGT Thành phố;
– Ban Giám đốc Sở GD&ĐT;
– Các phòng, ban Sở GD&ĐT;
– Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã;
– Các đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, HSSV.
GIÁM ĐỐC

Nguyễn Hữu Độ

Thuộc tính văn bản
Kế hoạch 925/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội về việc tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành Giáo dục, giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 925/KH-SGD&ĐT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Kế hoạch Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 07/03/2016 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Giao thông

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
Số: 925/KH-SGD&ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2016
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Kế hoạch số 19/KH-BGDĐT ngày 12/01/2016 về tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020; của UBND thành phố Hà Nội tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 về việc ban hành Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, nội dung cụ thể như sau:
– Thúc đẩy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị trường học về công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn thành phố;
– Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; nâng cao ý thức trách nhiệm và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, sinh viên (HSSV) trong việc tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT.
– Tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể của địa phương trong triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT, xây dựng “Văn hóa giao thông”.
– Các cơ quan, đơn vị quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học; có ý thức xây dựng nội dung thi đua thiết thực, cụ thể phù hợp với đặc điểm địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch một cách tích cực, hiệu quả.
– Nội dung thi đua thực hiện bảo đảm trật tự ATGT phải được quán triệt nghiêm túc, sâu, rộng tới từng cán bộ, viên chức, nhân viên, cha mẹ học sinh và HSSV; từ đó chỉ đạo các thành viên trong đơn vị thực hiện kế hoạch có hiệu quả;
– Kip thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự ATGT; nhắc nhở, giáo dục kịp thời những trường hợp HSSV vi phạm pháp luật về ATGT.
Triển khai áp dụng với tất cả các đơn vị trường học các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gồm tất cả cán bộ, viên chức, nhân viên và HSSV các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn Thành phố.
– 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV trong các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học được phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; ký cam kết với nhà trường chấp hành nghiêm túc các quy định về ATGT.
– 100% các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ điều kiện; thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng cách cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện.
– 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc thực hiện đội mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng cách cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện.
– 100% cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV nghiêm túc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia; thực hiện mặc áo phao khi đi đò.
– 100% nhà trường phổ biến, giáo dục “Văn hóa giao thông” cho HSSV theo tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– 100% nhà trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng cổng trường an toàn, góp phần bảo đảm trật tự ATGT, khắc phục ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
– Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT; chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Nghị quyết của Liên hiệp quốc về “Thập kỷ hành động vì ATGT đường bộ” giai đoạn 2011-2020.
– Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động về giáo dục ATGT trong trường học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban ATGT Thành phố trong các dịp cao điểm hàng năm.
– Tích cực hưởng ứng các cuộc thi, các phong trào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT phát động.
– Cung cấp cho HSSV các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, biết cách ứng phó với các tình huống, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông theo các cấp học, độ tuổi; hình thành thế hệ trẻ tham gia giao thông có “văn hóa”.
– Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi, cấp học nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho HSSV; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV ở các vùng ngoại thành có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
– Phối hợp với các ban, ngành có liên quan của địa phương triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để phòng, chống ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường vào giờ cao điểm, đặc biệt ở các trường gần đường giao thông có mật độ dân cư cao.
3.1. Về khen thưởng:
Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo và theo dõi đánh giá, hàng năm xem xét khen thưởng một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo an ATGT.
3.2. Về kỷ luật:
3.2.1. Đối với các đơn vị trường học:
Để xảy ra tình trạng cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV vi phạm pháp luật – không có biện pháp xử lý kịp thời; không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo sẽ căn cứ tình hình thực tế xét trừ vào tiêu chí thi đua cuối năm.
3.2.2. Đối với cán bộ, viên chức, nhân viên:
Căn cứ mức độ lỗi vi phạm và số lần vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật công chức hiện hành và quy định của ngành.
3.2.3. Đối vi học sinh sinh viên:
Trên cơ sở bốn mức quy định tại Điều 42 của Điều lệ trường phổ thông, – Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Căn cứ Điều 4 – Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm được quy định trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông – Ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường quy định xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Hạ một bậc hạnh kiểm tháng mắc lỗi; phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết.
– Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2: Hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ; trả về gia đình giáo dục trong 03 ngày để tự kiểm điểm; thông báo tới địa phương nơi cư trú.
– Đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần: Xếp loại hạnh kiểm yếu; cảnh cáo trước toàn trường; ghi học bạ; buộc thôi học 01 tuần để gia đình và địa phương quản lý, giáo dục răn đe.
– Thành lập Ban chỉ đạo ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo;
– Giao phòng công tác HSSV là đơn vị thường trực tham mưu giúp Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện triển khai kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Tổng hợp số liệu, tham mưu với Ban chỉ đạo đánh giá thi đua, sơ kết, tổng kết;
– Văn phòng Sở có trách nhiệm tiếp nhận, rà soát, phối hợp với phòng Công tác HSSV thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào, trình Ban thi đua khen thưởng các cấp;
– Các phòng, ban trong Sở có trách nhiệm phối hợp với phòng Công tác HSSV và Văn phòng Sở thực hiện kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện chỉ tiêu thi đua; tổ chức đánh giá thi đua các đơn vị.
– Căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thi đua bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020 và chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các nhà trường trực thuộc triển khai thực hiện hiệu quả nội dung thi đua.
– Chỉ đạo các nhà trường tổng kết và bình xét khen thưởng; tiếp nhận, rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng, tổng hợp kết quả, gửi báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua và hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục ATGT, trình Ban thi đua khen thưởng cấp trên khen thưởng theo quy định.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện thi đua bảo đảm trật tự ATGT giai đoạn 2016-2020; xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế ở mỗi nhà trường.
– Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cán bộ, viên chức, nhân viên, HSSV trong đơn vị để phát hiện, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tuyên truyền tạo sự lan tỏa của các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt làm nòng cốt cho công tác giáo dục ATGT.
– Tăng cường kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý kỷ luật nghiêm các trường hợp vi phạm.
– Tổ chức tổng kết và bình xét khen thưởng; tổng hợp kết quả, gửi báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua và hồ sơ đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục ATGT, trình Ban thi đua khen thưởng cấp trên khen thưởng theo quy định.
Các đơn vị sử dụng ngân sách Thành phố cấp cho các hoạt động giáo dục theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
1. Thời gian thực hiện: Từ năm học 2016 đến năm 2020.
2. Tiến độ thực hiện kế hoạch.
– Năm 2016: Các đơn vị thành lập Ban chỉ đạo; Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
– Từ tháng 3 năm 2016: Thực hiện theo Kế hoạch năm học.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ viên chức nhân viên, cha mẹ học sinh và HSSV về các nội dung thi đua đảm bảo trật tự ATGT;
Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm – Theo lịch hàng tháng.
Đánh giá, giao ban rút kinh nghiệm chỉ đạo theo quy định của Ban chỉ đạo an ninh, an toàn trường học.
Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết vào quý 4 năm 2020.
Yêu cầu đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo Ngành thông qua phòng Công tác HSSV, Sở GD&ĐT theo địa chỉ email: hssv@hanoied.vn./.

Nơi nhận:
– Bộ GD&ĐT;
– Thành ủy, UBND Thành phố;
– Ban ATGT Thành phố;
– Ban Giám đốc Sở GD&ĐT;
– Các phòng, ban Sở GD&ĐT;
– Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã;
– Các đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, HSSV.
GIÁM ĐỐC

Nguyễn Hữu Độ

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Kế hoạch 925/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội về việc tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành Giáo dục, giai đoạn 2016-2020”