Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Kế hoạch 26/KH-UBND Hà Nội 2020 đảm bảo an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

———–

Số: 26/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020

————–

Căn cứ: Luật An toàn thực phẩm; Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tương Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhả nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

– Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP). Giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng Thủ đô, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

– Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp. Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn. Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng ATTP.

– Kiểm soát chặt chẽ, giám sất chất lượng ATTP các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP. Nâng cao hoạt động quản lý về tự công bố sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

– Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

– 100% cán bộ làm công tác ATTP các cấp được tập huấn, cập nhật kiến thức về ATTP. 100% các thông tin phản ánh về mất ATTP nông, lâm, thủy sản được xác minh, xử lý kịp thời.

– Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại A/B đạt 98%. Xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 90%.

– Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đạt 90%.

– Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia được giám sát trên diện rộng giảm 10% so với năm 2019.

– Duy trì, tăng mới 20% chuỗi thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn so với năm 2019. Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đạt 50%.

– Phấn đấu 100% số chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Từng bước phát triển, quản lý thương mại điện tử cho sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản phân công, phân cấp về quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất lượng, ATTP trên địa bàn Thành phố phù hợp với thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao. Phổ biến rộng rãi các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP.

3. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Quản lý, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố. Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Tăng đầu tư cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, an toàn.

4. Phối hợp với các tỉnh, thành phố phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn cho Thành phố. Tổng kết đánh giá Chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.

5. Phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương và Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố… tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thủy sản. Truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, an toàn.

6. Tăng cường lấy mẫu giám sát thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng, phát hiện, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để các vi phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển mạnh sang kiểm tra, thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về chất lượng, ATTP. Tiếp tục thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố.

7. Thí điểm tăng cường công tác quản lý trong công tác kiểm tra tự công bố sản phẩm lĩnh vực ngành nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sự giám sát, hậu kiểm của người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác.

8. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP. Nâng cao hoạt động quản lý về tụ công bố sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

9. Kiện toàn, tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, nâng cao chỉ tiêu được công nhận, chỉ định phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP.

10. Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm chất lượng, ATTP.

(Nội dung chi tiết và phân công tại phụ lục kèm theo).

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Ngân sách Thành phố cho công tác quản lý, kiểm soát ATTP.

2. Vốn sự nghiệp kinh tế giao các cấp, các ngành.

3. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai từng nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

– Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

– Xây dựng kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.

– Chỉ đạo các phòng, ban liên quan trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể.

– Định kỳ báo cáo Ủy ban nhận dân Thành phố (qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và để xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.

c) Sở, ngành, đoàn thể liên quan

– Sở: Y tế, Công Thương: Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Thành phố.

– Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đề xuất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên môn quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ cấp Thành phố đến quận, huyện, thị xã theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngay 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Công an Thành phố, Cục Quản lý thị trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận huyện, thị xã tổ chức trình sát, điều tra, phát hiện, xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản.

– Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ Thành phố đến cấp xã, dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm ATTP cho nhân dân, tránh gây hoang mang.

– Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, bố trí kinh phí cho các hoạt động bảo đảm ATTP theo kế hoạch Thành phố giao; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.

– Đề nghị các đoàn thể Thành phố (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố…): Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP nông, lâm, thủy sản, đồng thời phát hiện tố giác việc sản xuất, kinh doanh chất cấm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản kém chất lượng với các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như chính quyền các cấp để ngăn chặn và xử ký kịp thời.

2. Sơ kết và tổng kết

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch hành động, giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch hành động. Thống nhất giải pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết theo quy định./.

Nơi nhận:

– Bí Thư Thành ủy;

– Bộ Nông nghiệp và PTNT;

– Thường trực HĐND TP;

– Chủ tịch UBND Thành phố;

– Các Phó Chủ tịch UBND TP;

– Các sở, ngành Thành phố;

– Cục Quản lý thị trường;

– Công an Thành phố;

– UBND các quận, huyện, thị xã;

– Hội Nông dân TP, Hội LHPN TP, Đoàn TNCS HCM TP;

– Đài PT và THHN, báo HNM, báo KT và ĐT;

– VPUB: CVP, PCVP V.T. Anh, KT, KGVX, TKBT;

– Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Sửu

Phụ lục

Phân công thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 07/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nhiệm vu

Chủ trì

Phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I

Công tác chỉ đạo điều hành

1

Tổ chức Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Đôn đốc, kiểm tra thực tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai đầy đủ, hiệu quả kế hoạch này tại các quận, huyện, thị xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

II

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật

1

Rà soát, hoàn thiện phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Triển khai tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– UBND quận, huyện, thị xã.

– Cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố.

Trong năm

III

Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm

1

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực của Thành phố gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng đầu tư cải thiện điều kiện ATTP trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

3

Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP cho tiêu dùng Thủ đô và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới

– Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

4

Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Công an Thành phố.

– Cục Quản lý thị trường.

Trong năm

5

Tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Tổng kết đánh giá Chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

6

Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm bảo đảm chất lượng, ATTP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

7

Tiếp tục phát triển ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tiếp tục nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao như rau, củ, quả, trái cây, thịt, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

IV

Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm

1

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng ATTP theo quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản. Tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố.

– Sở: Y tế, Công Thương, Thông tin và Truyền thông.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

3

Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chỉ đạo các cấp triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

Trong năm

V

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

1

Xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát trên diện rộng, tập trung theo vùng sản xuất, sản phẩm có rủi ro cao; kế hoạch thanh tra, kiểm tra, ưu tiên cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, truy xuất và xử lý nghiêm vi phạm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Tổ chức triển khai thống kê, đánh giá xếp loại đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

3

Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc chấp hành các nội dung ký cam kết theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

UBND quận, huyện, thị xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trong năm

4

Triển khai thí điểm ứng dụng 4.0 trong công tác quản lý và tăng cường công tác quản lý tự công bố sản phẩm lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý trên địa bàn Thành phố theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sự giám sát, hậu kiểm của người tiêu dùng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

5

Triển khai các nhiệm vụ phát triển chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với thị trường tiêu thụ theo Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND Thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

6

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Công an Thành phố, Quản lý thị trường phát hiện, điều tra, thanh tra đột xuất, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, các cơ sở sản xuất và tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Công an Thành phố.

– Cục Quản lý thị trường.

Trong năm

VI

Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

1

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại các tuyến quận, huyện, thị xã, tuyến xã, phường, thị trấn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường theo Thông tư số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát biển nông thôn, Nội vụ và Thông tư Số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nội vụ

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

3

– Nâng cấp hệ thống trang thiết bị phân tích hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiêm nghiệm, nâng cao chỉ tiêu được công nhận, chỉ định, có năng lực thực hiện nhiều phép thử khác nhau phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư, ATTP.

– Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, testkits, duy trì các hoạt động kiểm nghiệm nhanh phục vụ công tác giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, sơ chế, chế biến, chợ đầu mối, hội chợ trên địa bản Thành phố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở: Y tế, Công Thương

Trong năm

Thuộc tính văn bản
Kế hoạch 26/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 26/KH-UBND Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Kế hoạch Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 07/02/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm , Nông nghiệp-Lâm nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

———–

Số: 26/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020

————–

Căn cứ: Luật An toàn thực phẩm; Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tương Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhả nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

– Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP). Giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng Thủ đô, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

– Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp. Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ thực phẩm an toàn. Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản bảo đảm chất lượng ATTP.

– Kiểm soát chặt chẽ, giám sất chất lượng ATTP các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP. Nâng cao hoạt động quản lý về tự công bố sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

– Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

– 100% cán bộ làm công tác ATTP các cấp được tập huấn, cập nhật kiến thức về ATTP. 100% các thông tin phản ánh về mất ATTP nông, lâm, thủy sản được xác minh, xử lý kịp thời.

– Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại A/B đạt 98%. Xếp loại C được nâng hạng A/B đạt 90%.

– Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đạt 90%.

– Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia được giám sát trên diện rộng giảm 10% so với năm 2019.

– Duy trì, tăng mới 20% chuỗi thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn so với năm 2019. Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đạt 50%.

– Phấn đấu 100% số chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Từng bước phát triển, quản lý thương mại điện tử cho sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản phân công, phân cấp về quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất lượng, ATTP trên địa bàn Thành phố phù hợp với thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao. Phổ biến rộng rãi các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP.

3. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Quản lý, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố. Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Tăng đầu tư cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, an toàn.

4. Phối hợp với các tỉnh, thành phố phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn cho Thành phố. Tổng kết đánh giá Chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.

5. Phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương và Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố… tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thủy sản. Truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, an toàn.

6. Tăng cường lấy mẫu giám sát thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng, phát hiện, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để các vi phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển mạnh sang kiểm tra, thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về chất lượng, ATTP. Tiếp tục thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố.

7. Thí điểm tăng cường công tác quản lý trong công tác kiểm tra tự công bố sản phẩm lĩnh vực ngành nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sự giám sát, hậu kiểm của người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác.

8. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP. Nâng cao hoạt động quản lý về tụ công bố sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

9. Kiện toàn, tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, nâng cao chỉ tiêu được công nhận, chỉ định phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP.

10. Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản thủy sản an toàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm chất lượng, ATTP.

(Nội dung chi tiết và phân công tại phụ lục kèm theo).

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Ngân sách Thành phố cho công tác quản lý, kiểm soát ATTP.

2. Vốn sự nghiệp kinh tế giao các cấp, các ngành.

3. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai từng nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

– Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

– Xây dựng kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.

– Chỉ đạo các phòng, ban liên quan trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể.

– Định kỳ báo cáo Ủy ban nhận dân Thành phố (qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và để xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.

c) Sở, ngành, đoàn thể liên quan

– Sở: Y tế, Công Thương: Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Thành phố.

– Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đề xuất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên môn quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ cấp Thành phố đến quận, huyện, thị xã theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngay 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Công an Thành phố, Cục Quản lý thị trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận huyện, thị xã tổ chức trình sát, điều tra, phát hiện, xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản.

– Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ Thành phố đến cấp xã, dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm ATTP cho nhân dân, tránh gây hoang mang.

– Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, bố trí kinh phí cho các hoạt động bảo đảm ATTP theo kế hoạch Thành phố giao; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.

– Đề nghị các đoàn thể Thành phố (Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố…): Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về ATTP nông, lâm, thủy sản, đồng thời phát hiện tố giác việc sản xuất, kinh doanh chất cấm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản kém chất lượng với các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như chính quyền các cấp để ngăn chặn và xử ký kịp thời.

2. Sơ kết và tổng kết

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch hành động, giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch hành động. Thống nhất giải pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết theo quy định./.

Nơi nhận:

– Bí Thư Thành ủy;

– Bộ Nông nghiệp và PTNT;

– Thường trực HĐND TP;

– Chủ tịch UBND Thành phố;

– Các Phó Chủ tịch UBND TP;

– Các sở, ngành Thành phố;

– Cục Quản lý thị trường;

– Công an Thành phố;

– UBND các quận, huyện, thị xã;

– Hội Nông dân TP, Hội LHPN TP, Đoàn TNCS HCM TP;

– Đài PT và THHN, báo HNM, báo KT và ĐT;

– VPUB: CVP, PCVP V.T. Anh, KT, KGVX, TKBT;

– Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Sửu

Phụ lục

Phân công thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 07/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nhiệm vu

Chủ trì

Phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I

Công tác chỉ đạo điều hành

1

Tổ chức Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Đôn đốc, kiểm tra thực tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai đầy đủ, hiệu quả kế hoạch này tại các quận, huyện, thị xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

II

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật

1

Rà soát, hoàn thiện phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Triển khai tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– UBND quận, huyện, thị xã.

– Cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố.

Trong năm

III

Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm

1

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực của Thành phố gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng đầu tư cải thiện điều kiện ATTP trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

3

Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP cho tiêu dùng Thủ đô và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới

– Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

4

Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Công an Thành phố.

– Cục Quản lý thị trường.

Trong năm

5

Tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Tổng kết đánh giá Chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020, đề xuất giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

6

Quản lý, phát triển chợ Thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm bảo đảm chất lượng, ATTP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

7

Tiếp tục phát triển ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tiếp tục nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao như rau, củ, quả, trái cây, thịt, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

IV

Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm

1

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng ATTP theo quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

2

Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản. Tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành phố.

– Sở: Y tế, Công Thương, Thông tin và Truyền thông.

– UBND quận, huyện, thị xã.

Trong năm

3

Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chỉ đạo các cấp triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

Trong năm

V

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

1

Xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát trên diện rộng, tập trung theo vùng sản xuất, sản phẩm có rủi ro cao; kế hoạch thanh tra, kiểm tra, ưu tiên cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, truy xuất và xử lý nghiêm vi phạm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Tổ chức triển khai thống kê, đánh giá xếp loại đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

3

Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc chấp hành các nội dung ký cam kết theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

UBND quận, huyện, thị xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trong năm

4

Triển khai thí điểm ứng dụng 4.0 trong công tác quản lý và tăng cường công tác quản lý tự công bố sản phẩm lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý trên địa bàn Thành phố theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sự giám sát, hậu kiểm của người tiêu dùng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

5

Triển khai các nhiệm vụ phát triển chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với thị trường tiêu thụ theo Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND Thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

6

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Công an Thành phố, Quản lý thị trường phát hiện, điều tra, thanh tra đột xuất, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, các cơ sở sản xuất và tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Công an Thành phố.

– Cục Quản lý thị trường.

Trong năm

VI

Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

1

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại các tuyến quận, huyện, thị xã, tuyến xã, phường, thị trấn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Sở: Y tế, Công Thương

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

2

Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường theo Thông tư số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát biển nông thôn, Nội vụ và Thông tư Số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nội vụ

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– UBND quận, huyện, thị xã

Trong năm

3

– Nâng cấp hệ thống trang thiết bị phân tích hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiêm nghiệm, nâng cao chỉ tiêu được công nhận, chỉ định, có năng lực thực hiện nhiều phép thử khác nhau phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư, ATTP.

– Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, testkits, duy trì các hoạt động kiểm nghiệm nhanh phục vụ công tác giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, sơ chế, chế biến, chợ đầu mối, hội chợ trên địa bản Thành phố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở: Y tế, Công Thương

Trong năm

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Kế hoạch 26/KH-UBND Hà Nội 2020 đảm bảo an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp”