Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Hiệp định 16/2004/LPQT về tham khảo chính trị và ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hoà Bê-nanh

HIỆP ĐỊNH

VỀ THAM KHẢO CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO GIỮA BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI NƯỚC CỘNG HÒA BÊ-NANH

Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hòa Bê-nanh (sau đây gọi tắt là “hai Bên”), với lòng mong muốn chung tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Hai Bên sẽ thường xuyên tổ chức, lần lượt tại Hà Nội và Cotonou, các cuộc gặp gỡ ở cấp lãnh đạo Bộ, hoặc chuyên viên cao cấp nhằm tham khảo ý kiến về quan hệ song phương giữa hai nước và những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai Bên cùng quan tâm.

Điều 2: Hai Bên thường xuyên trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước và tiếp tục củng cố và hoàn thiện các văn bản và cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác hai Bên cùng có lợi trong tất cả các lĩnh vực.

Điều 3: Các quan chức cấp cao của hai Bên sẽ gặp nhau tại các Hội nghị, diễn đàn quốc tế để tham khảo ý kiến, trao đổi và hợp tác với nhan về các vấn đề hai Bên cùng quan tâm.

Điều 4: Hai Bên ủng hộ việc các cơ quan đại diện Ngoại giao của hai nước tại nước thứ 3, các cơ quan đại diện của hai nước tại các Tổ chức quốc tế tham khảo ý kiến và trao đổi về quan hệ song phương và những vấn đề hai Bên cùng quan tâm.

Điều 5: Mọi tranh chấp liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích Hiệp định này sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao.

Điều 6: Trong trường hợp cần thiết, Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai Bên.

Điều 7: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hiệp định có hiệu lực trong thời hạn năm (05) năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn năm (05) năm nữa, trừ khi 6 tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, một trong hai Bên thông qua cho Bên kia bằng văn bản ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

Làm tại Cô-tô-nu, ngày 12 tháng 11 năm 2003, thành hai (02) bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai (02) văn bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI NƯỚC CỘNG HÒA
BÊ – NANH
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI

Biaou Rogatien

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Nguyễn Phú Bình

Thuộc tính văn bản
Hiệp định 16/2004/LPQT về tham khảo chính trị và ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hoà Bê-nanh
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam; Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hoà Bê-nanh Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 16/2004/LPQT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Hiệp định Người ký:
Ngày ban hành: 12/11/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Ngoại giao
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

HIỆP ĐỊNH

VỀ THAM KHẢO CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO GIỮA BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI NƯỚC CỘNG HÒA BÊ-NANH

Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hòa Bê-nanh (sau đây gọi tắt là “hai Bên”), với lòng mong muốn chung tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Hai Bên sẽ thường xuyên tổ chức, lần lượt tại Hà Nội và Cotonou, các cuộc gặp gỡ ở cấp lãnh đạo Bộ, hoặc chuyên viên cao cấp nhằm tham khảo ý kiến về quan hệ song phương giữa hai nước và những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai Bên cùng quan tâm.

Điều 2: Hai Bên thường xuyên trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước và tiếp tục củng cố và hoàn thiện các văn bản và cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác hai Bên cùng có lợi trong tất cả các lĩnh vực.

Điều 3: Các quan chức cấp cao của hai Bên sẽ gặp nhau tại các Hội nghị, diễn đàn quốc tế để tham khảo ý kiến, trao đổi và hợp tác với nhan về các vấn đề hai Bên cùng quan tâm.

Điều 4: Hai Bên ủng hộ việc các cơ quan đại diện Ngoại giao của hai nước tại nước thứ 3, các cơ quan đại diện của hai nước tại các Tổ chức quốc tế tham khảo ý kiến và trao đổi về quan hệ song phương và những vấn đề hai Bên cùng quan tâm.

Điều 5: Mọi tranh chấp liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích Hiệp định này sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao.

Điều 6: Trong trường hợp cần thiết, Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai Bên.

Điều 7: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hiệp định có hiệu lực trong thời hạn năm (05) năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn năm (05) năm nữa, trừ khi 6 tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, một trong hai Bên thông qua cho Bên kia bằng văn bản ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

Làm tại Cô-tô-nu, ngày 12 tháng 11 năm 2003, thành hai (02) bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai (02) văn bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI NƯỚC CỘNG HÒA
BÊ – NANH
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP CHÂU PHI

Biaou Rogatien

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

Nguyễn Phú Bình

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Hiệp định 16/2004/LPQT về tham khảo chính trị và ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hội nhập Châu Phi nước Cộng hoà Bê-nanh”