Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Dự thảo Thông tư về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

———-

Số /2020/TT-BGDĐT

DỰ THẢO 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng

của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

—————-

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bao gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam (sau đây gọi chung là văn bằng).

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, các loại văn bằng nằm ngoài hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

2. Cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại Thông tư này bao gồm:

a) Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành;

b) Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại.

Điều 3. Điều kiện công nhận văn bằng

1. Văn bằng được công nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.Chương trình giáo dục đó phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng;

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.

2. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa (bao gồm cả chương trình đào tạo trực tuyến và chương trình tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến) chỉ được công nhận khi chương trình giáo dục từ xa đó được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Điều 4. Thủ tục công nhận văn bằng

1. Hồ sơ công nhận văn bằng

a) Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng gồm: đơn đề nghị công nhận văn bằng (mẫu tại Phụ lục 1); bản sao văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và văn bằng có liên quan; bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt (nếu có);

b) Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi bất kỳ lý do nào.

2. Trình tự công nhận văn bằng

a) Công nhận văn bằng được thực hiện khi có đề nghị của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng ý của người có văn bằng (sau đây gọi chung là người có văn bằng);

b) Người có văn bằng khai hồ sơ trực tuyến và gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng;

c) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và phí theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng cấp giấy biên nhận xác định rõ ngày nhận hồ sơ cho người có văn bằng, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị. Trường hợp cần làm rõ, bổ sung thông tin, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải thông báo bằng văn bản cho người có văn bằng nêu rõ lý do. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ thông tin cần làm rõ, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị;

d) Kết quả công nhận văn bằng được ghi trên Giấy công nhận văn bằng (theo mẫu tại Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3). Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện công nhận, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp văn bằng không tương đương với một trong các loại văn bằng trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng thực hiện công nhận trình độ của văn bằng trong khung trình độ quốc gia hoặc hệ thống giáo dục của nước cấp bằng và mô tả sự liên thông từ trình độ đó lên trình độ cao hơn.

Điều 5. Trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng

1. Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;

2. Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách nhà nước.

3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Điều 6. Thẩm quyền công nhận văn bằng

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học phổ thông.

2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

3. Các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá và công nhận văn bằng theo các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này để sử dụng trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học

1. Cục Quản lý chất lượng

a) Công bố công khai và cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục về: các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chương trình liên kết đào tạo hợp pháp của các cơ sở giáo dục Việt Nam với các cơ sở giáo dục nước ngoài; các hiệp định, thỏa thuận, điều ước quốc tế có liên quan đến công nhận văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết; danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của quốc gia nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính công nhận về chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của quốc gia đó công nhận; dữ liệu để phục vụ công tác hậu kiểm kết quả công nhận văn bằng;

b) Thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định tại Thông tư này;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) và chịu trách nhiệm kết quả công nhận văn bằng.

2. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý chất lượng trong quá trình xem xét công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và cung cấp thông tin phục vụ việc công nhận văn bằng và để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý chất lượng.

Điều 8. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

1. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại; việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc công nhận văn bằng được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong trường hợp xác minh được văn bằng hoặc hồ sơ công nhận văn bằng không hợp pháp, kết quả công nhận văn bằng bị hủy bỏ.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020 và thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm, trường trung cấp có các ngành đào tạo giáo viên; trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có các ngành đào tạo giáo viên; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Văn phòng Quốc hội;

– Ban Tuyên giáo Trung ương;

– UBVHGDTNTNNÐ của Quốc hội;

– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Kiểm toán nhà nước;

– Bộ trưởng (để b/c);

– Như khoản 2 Ðiều 9;

– Công báo;

– Cổng TTĐT Bộ GDÐT;

– Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung

Thuộc tính Dự thảo
Dự thảo Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp lần 2
  • Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • Loại dự thảo: Thông tư
  • Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Trạng thái:Đã biết

Phạm vi điều chỉnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

———-

Số /2020/TT-BGDĐT

DỰ THẢO 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng

của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

—————-

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bao gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam (sau đây gọi chung là văn bằng).

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, các loại văn bằng nằm ngoài hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

2. Cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại Thông tư này bao gồm:

a) Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành;

b) Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại.

Điều 3. Điều kiện công nhận văn bằng

1. Văn bằng được công nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.Chương trình giáo dục đó phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng;

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;

c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.

2. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa (bao gồm cả chương trình đào tạo trực tuyến và chương trình tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến) chỉ được công nhận khi chương trình giáo dục từ xa đó được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Điều 4. Thủ tục công nhận văn bằng

1. Hồ sơ công nhận văn bằng

a) Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng gồm: đơn đề nghị công nhận văn bằng (mẫu tại Phụ lục 1); bản sao văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và văn bằng có liên quan; bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt (nếu có);

b) Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi bất kỳ lý do nào.

2. Trình tự công nhận văn bằng

a) Công nhận văn bằng được thực hiện khi có đề nghị của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng ý của người có văn bằng (sau đây gọi chung là người có văn bằng);

b) Người có văn bằng khai hồ sơ trực tuyến và gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng;

c) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và phí theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng cấp giấy biên nhận xác định rõ ngày nhận hồ sơ cho người có văn bằng, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị. Trường hợp cần làm rõ, bổ sung thông tin, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải thông báo bằng văn bản cho người có văn bằng nêu rõ lý do. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ thông tin cần làm rõ, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị;

d) Kết quả công nhận văn bằng được ghi trên Giấy công nhận văn bằng (theo mẫu tại Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3). Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện công nhận, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp văn bằng không tương đương với một trong các loại văn bằng trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng thực hiện công nhận trình độ của văn bằng trong khung trình độ quốc gia hoặc hệ thống giáo dục của nước cấp bằng và mô tả sự liên thông từ trình độ đó lên trình độ cao hơn.

Điều 5. Trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng

1. Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;

2. Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách nhà nước.

3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Điều 6. Thẩm quyền công nhận văn bằng

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục các cấp học phổ thông.

2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

3. Các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá và công nhận văn bằng theo các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này để sử dụng trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học

1. Cục Quản lý chất lượng

a) Công bố công khai và cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục về: các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chương trình liên kết đào tạo hợp pháp của các cơ sở giáo dục Việt Nam với các cơ sở giáo dục nước ngoài; các hiệp định, thỏa thuận, điều ước quốc tế có liên quan đến công nhận văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết; danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của quốc gia nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính công nhận về chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của quốc gia đó công nhận; dữ liệu để phục vụ công tác hậu kiểm kết quả công nhận văn bằng;

b) Thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định tại Thông tư này;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) và chịu trách nhiệm kết quả công nhận văn bằng.

2. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý chất lượng trong quá trình xem xét công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và cung cấp thông tin phục vụ việc công nhận văn bằng và để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý chất lượng.

Điều 8. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

1. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại; việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc công nhận văn bằng được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong trường hợp xác minh được văn bằng hoặc hồ sơ công nhận văn bằng không hợp pháp, kết quả công nhận văn bằng bị hủy bỏ.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020 và thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 17/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi cụm từ “Vụ Hợp tác quốc tế” và “Cục Đào tạo với nước ngoài” thành “Cục Hợp tác quốc tế”; cụm từ “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục” thành “Cục Quản lý chất lượng” tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm, trường trung cấp có các ngành đào tạo giáo viên; trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có các ngành đào tạo giáo viên; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Văn phòng Quốc hội;

– Ban Tuyên giáo Trung ương;

– UBVHGDTNTNNÐ của Quốc hội;

– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Kiểm toán nhà nước;

– Bộ trưởng (để b/c);

– Như khoản 2 Ðiều 9;

– Công báo;

– Cổng TTĐT Bộ GDÐT;

– Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Dự thảo Thông tư về công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp”