Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn xác minh quyền sở hữu tài sản của công giáo

CÔNG VĂN

CỦA BAN CẢI TẠO CTN TƯ DOANH SỐ 22/VP-CT
NGÀY 7 THÁNG 5 NĂM 1962 XÁC MINH QUYỀN SỞ HỮU
TÀI SẢN CỦA CÔNG GIÁO

Kính gửi: Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương

Qua công tác cải tạo nhà cho thuê của các tổ chức bán công bán tư, chúng ta thấy tài sản (nhà, đất) của công giáo thuộc nhiều quyền sở hữu khác nhau: có nơi thuộc quyền sở hữu của các Hội truyền giáo ngoại quốc, có nơi thuộc quyền sở hữu của cá nhân là tu sĩ ngoại quốc, có nơi thuộc quyền sở hữu của nhà chung ở địa phương đó. Trong khi tiến hành cải tạo, một số địa phương không xác minh rõ quyền sở hữu tài sản như vậy cho nên các nơi đó đã áp dụng không đúng theo tinh thần Thông tư số 61/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 17-2 1961. Trong Điều 6 của Thông tư có nói:

“- Nhà cửa của Hội nào mà pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không thừa nhận thì do Nhà nước quản lý và sử dụng.

– Nhà của Hội nào không có người quản lý hợp pháp thì Nhà nước đứng ra quản lý, nhà của Hội nào lâu nay Nhà nước đã quản lý thì nay Nhà nước tiếp tục quản lý và sử dụng.

– Đối với Hội nào có nhà cho thuê theo lối tư bản chủ nghĩa thì nên vận động họ xin giao nhà cho Nhà nước quản lý việc cho thuê, Nhà nước trích một phần tiền thuê trả cho Hội.”

Dựa trên tinh thần Thông tư này, chúng tôi đề nghị Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh địa phương nên tiến hành xác minh lại quyền sở hữu về nhà, đất (kể cả sử dụng hoặc cho thuê, trừ nhà thờ và các loại nhà phục vụ cho việc thờ cúng mà hiện nay họ đang sử dụng) của công giáo, qua hình thức đăng ký của chính quyền hoặc yêu cầu họ kê khai với cơ quan quản lý nhà, đất. Trong khi kê khai có kèm theo đủ các giấy tờ bằng khoán, khế ước của nhà và đất đó thì mới xác minh quyền sở hữu được rõ ràng. Sau đó chúng ta mới có thể áp dụng chính sách khác nhau đối với tài sản thuộc quyền sở hữu khác nhau.

Sau khi đã xác minhquyền sở hữu về tài sản rồi, các đồng chí có phương án giải quyết và được Tỉnh uỷ góp ý, rồi cử cán bộ mang về Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương để góp ý kiến rồi sẽ tiến hành.

Thuộc tính văn bản
Công văn xác minh quyền sở hữu tài sản của công giáo
Cơ quan ban hành: Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 22/VP-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Văn Thao
Ngày ban hành: 07/05/1962 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA BAN CẢI TẠO CTN TƯ DOANH SỐ 22/VP-CT
NGÀY 7 THÁNG 5 NĂM 1962 XÁC MINH QUYỀN SỞ HỮU
TÀI SẢN CỦA CÔNG GIÁO

Kính gửi: Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương

Qua công tác cải tạo nhà cho thuê của các tổ chức bán công bán tư, chúng ta thấy tài sản (nhà, đất) của công giáo thuộc nhiều quyền sở hữu khác nhau: có nơi thuộc quyền sở hữu của các Hội truyền giáo ngoại quốc, có nơi thuộc quyền sở hữu của cá nhân là tu sĩ ngoại quốc, có nơi thuộc quyền sở hữu của nhà chung ở địa phương đó. Trong khi tiến hành cải tạo, một số địa phương không xác minh rõ quyền sở hữu tài sản như vậy cho nên các nơi đó đã áp dụng không đúng theo tinh thần Thông tư số 61/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 17-2 1961. Trong Điều 6 của Thông tư có nói:

“- Nhà cửa của Hội nào mà pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không thừa nhận thì do Nhà nước quản lý và sử dụng.

– Nhà của Hội nào không có người quản lý hợp pháp thì Nhà nước đứng ra quản lý, nhà của Hội nào lâu nay Nhà nước đã quản lý thì nay Nhà nước tiếp tục quản lý và sử dụng.

– Đối với Hội nào có nhà cho thuê theo lối tư bản chủ nghĩa thì nên vận động họ xin giao nhà cho Nhà nước quản lý việc cho thuê, Nhà nước trích một phần tiền thuê trả cho Hội.”

Dựa trên tinh thần Thông tư này, chúng tôi đề nghị Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh địa phương nên tiến hành xác minh lại quyền sở hữu về nhà, đất (kể cả sử dụng hoặc cho thuê, trừ nhà thờ và các loại nhà phục vụ cho việc thờ cúng mà hiện nay họ đang sử dụng) của công giáo, qua hình thức đăng ký của chính quyền hoặc yêu cầu họ kê khai với cơ quan quản lý nhà, đất. Trong khi kê khai có kèm theo đủ các giấy tờ bằng khoán, khế ước của nhà và đất đó thì mới xác minh quyền sở hữu được rõ ràng. Sau đó chúng ta mới có thể áp dụng chính sách khác nhau đối với tài sản thuộc quyền sở hữu khác nhau.

Sau khi đã xác minhquyền sở hữu về tài sản rồi, các đồng chí có phương án giải quyết và được Tỉnh uỷ góp ý, rồi cử cán bộ mang về Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương để góp ý kiến rồi sẽ tiến hành.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn xác minh quyền sở hữu tài sản của công giáo”