Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 951/NCPL NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1986 VỀ VIỆC XIN HUỶ BỎ VIỆC NUÔI CON NUÔI

Hiện nay, ở một số nơi, Toà án nhân dân có nhận được đơn của cha mẹ nuôi xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì con nuôi đã trưởng thành nhưng không chịu lao động, trộm cắp nhiều lần, cha mẹ nuôi không giáo dục được hoặc con nuôi đã đánh chửi cha mẹ nuôi.

Pháp luật nước ta chưa quy định đầy đủ về việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu giải quyết vấn đề này trong thực tế và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương về vấn đề này như sau:

1. Việc nhận người khác làm con nuôi chỉ có ý nghĩa khi giữa cha mẹ nuôi với người con nuôi có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau, cha mẹ nuôi phải thực hiện đúng đắn nghĩa vụ của mình với con nuôi và con nuôi phải kính trọng, yêu mến cha mẹ. Vì vậy, nếu tình cảm hai bên không còn nữa, cha mẹ nuôi đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với con nuôi hoặc con nuôi đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với cha mẹ nuôi thì Toà án có thể huỷ bỏ việc nuôi con nuôi.

2. Trong việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi cần chú ý là:

– Nếu người con nuôi chưa thành niên thì Toà án chỉ huỷ bỏ việc nuôi con nuôi theo Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình, tức là vì lợi ích của người con nuôi.

– Nếu người con nuôi đã thành niên thì ngoài việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì lợi ích của người con nuôi. Toà án còn có thể huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì lợi ích của cha mẹ nuôi. Ví dụ: Con nuôi đã đối xử tàn tệ với cha mẹ nuôi, hoặc con nuôi có khả năng lao động mà không chịu lao động, hoạt động phạm pháp v.v… trở thành một gánh nặng cho cha mẹ nuôi.

3. Khi xét xử việc xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Toà án có thể quyết định huỷ bỏ việc nuôi con nuôi hoặc bác đơn xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Nếu Toà án quyết định huỷ bỏ việc nuôi con nuôi mà người con nuôi có đóng góp vào khối tài sản chung của cha đình cha mẹ nuôi thì cần phải giải quyết đúng đắn cả phần tài sản của con nuôi trong phần tài sản chung của gia đình.

Trong quá trình giải quyết các việc xin huỷ việc nuôi con nuôi, nếu có gì mắc míu, đề nghị các đồng chí báo cáo cho Toà án nhân dân tối cao biết.

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi
Cơ quan ban hành: Toà án nhân dân tối cao Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 951-NCPL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thị Ngọc Khanh
Ngày ban hành: 30/07/1986 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 951/NCPL NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1986 VỀ VIỆC XIN HUỶ BỎ VIỆC NUÔI CON NUÔI

Hiện nay, ở một số nơi, Toà án nhân dân có nhận được đơn của cha mẹ nuôi xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì con nuôi đã trưởng thành nhưng không chịu lao động, trộm cắp nhiều lần, cha mẹ nuôi không giáo dục được hoặc con nuôi đã đánh chửi cha mẹ nuôi.

Pháp luật nước ta chưa quy định đầy đủ về việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu giải quyết vấn đề này trong thực tế và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương về vấn đề này như sau:

1. Việc nhận người khác làm con nuôi chỉ có ý nghĩa khi giữa cha mẹ nuôi với người con nuôi có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau, cha mẹ nuôi phải thực hiện đúng đắn nghĩa vụ của mình với con nuôi và con nuôi phải kính trọng, yêu mến cha mẹ. Vì vậy, nếu tình cảm hai bên không còn nữa, cha mẹ nuôi đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với con nuôi hoặc con nuôi đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với cha mẹ nuôi thì Toà án có thể huỷ bỏ việc nuôi con nuôi.

2. Trong việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi cần chú ý là:

– Nếu người con nuôi chưa thành niên thì Toà án chỉ huỷ bỏ việc nuôi con nuôi theo Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình, tức là vì lợi ích của người con nuôi.

– Nếu người con nuôi đã thành niên thì ngoài việc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì lợi ích của người con nuôi. Toà án còn có thể huỷ bỏ việc nuôi con nuôi vì lợi ích của cha mẹ nuôi. Ví dụ: Con nuôi đã đối xử tàn tệ với cha mẹ nuôi, hoặc con nuôi có khả năng lao động mà không chịu lao động, hoạt động phạm pháp v.v… trở thành một gánh nặng cho cha mẹ nuôi.

3. Khi xét xử việc xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Toà án có thể quyết định huỷ bỏ việc nuôi con nuôi hoặc bác đơn xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi. Nếu Toà án quyết định huỷ bỏ việc nuôi con nuôi mà người con nuôi có đóng góp vào khối tài sản chung của cha đình cha mẹ nuôi thì cần phải giải quyết đúng đắn cả phần tài sản của con nuôi trong phần tài sản chung của gia đình.

Trong quá trình giải quyết các việc xin huỷ việc nuôi con nuôi, nếu có gì mắc míu, đề nghị các đồng chí báo cáo cho Toà án nhân dân tối cao biết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi”