Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc trích lục hồ sơ thương binh liệt sỹ

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 4579/CSTBLS
NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 1994 VỀ VIỆC TRÍCH LỤC
HỒ SƠ THƯƠNG BINH LIỆT SỸ

Kính gửi:Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Gần đây việc đề nghị xin trích lục hồ sơ thương binh – liệt sỹ của đối tượng và các địa phương gia tăng nhiều lần so với những năm trước đây. Việc thực hiện theo các quy định của Bộ trong việc xin trích lục hồ sơ đã được quy định tại Công văn số 11/VP ngày 04-11-1990 của Bộ các Sở thực hiện chưa đúng, một số địa phương còn tuỳ tiện trong việc giới thiệu thương binh và thân nhân của liệt sỹ đến Bộ xin trích lục hồ sơ gây khó khăn trong việc thực hiện quy định và gây phiền hà cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và gia đình liệt sỹ.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ nhắc lại quy định đã hướng dẫn tại Công văn số 11/VP ngày 04-11-1990 và quy định một số điểm trong việc trích lục hồ sơ như sau:

Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ là cơ sở pháp lý để thực hiện chế độ chính sách, việc quản lý và trích lục hồ sơ không chặt chẽ, chính xác sẽ dẫn đến làm sai chế độ, chính sách, tổn hại cả về tài chính và chính trị gây nên nghi ngờ, thắc mắc trong đối tượng và nhân dân.

Để chấn chỉnh việc trích lục hồ sơ bảo đảm chặt chẽ, chính xác, tránh phiền hà cho đối tượng và cơ quan kể từ ngày 01-10-1994, Bộ quy định trích lục cho những trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ đã được hưởng chế độ nhưng thực sự không có hồ sơ lưu trữ tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh.

2. Các hồ sơ cần trích lục phải có công văn nói rõ lý do xin trích lục và lập danh sách kèm theo (có mẫu đính kèm).

Công văn và các mẫu xin trích lục các Sở cần cử cán bộ trực tiếp hoặc gửi bằng đường công văn, Bộ sẽ trích lục và gửi về. (Yêu cầu các địa phương không giới thiệu đối tượng trực tiếp về Bộ xin trích lục gây tốn kém và phiền hà cho đối tượng và Bộ không trực tiếp nhận và giao hồ sơ trích lục cho đối tượng cầm tay mang về).

3. Trường hợp vì lý do nào đó thất thoát nhiều hồ sơ cần phải trích lục để các Sở có hồ sơ lưu trữ thì các Sở làm công văn tường trình rõ các danh sách trích ngang theo mẫu quy định, cử cán bộ về Bộ (Phòng hồ sơ xác nhận sẽ hướng dẫn cách tra cứu và trích lục hoặc sao chụp theo đề nghị).

Nhận được công văn này các Sở phổ biến đến huyện, thị để thực hiện.

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc trích lục hồ sơ thương binh liệt sỹ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 4579/CSTBLS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Lê Quang Bảy
Ngày ban hành: 27/10/1994 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 4579/CSTBLS
NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 1994 VỀ VIỆC TRÍCH LỤC
HỒ SƠ THƯƠNG BINH LIỆT SỸ

Kính gửi:Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Gần đây việc đề nghị xin trích lục hồ sơ thương binh – liệt sỹ của đối tượng và các địa phương gia tăng nhiều lần so với những năm trước đây. Việc thực hiện theo các quy định của Bộ trong việc xin trích lục hồ sơ đã được quy định tại Công văn số 11/VP ngày 04-11-1990 của Bộ các Sở thực hiện chưa đúng, một số địa phương còn tuỳ tiện trong việc giới thiệu thương binh và thân nhân của liệt sỹ đến Bộ xin trích lục hồ sơ gây khó khăn trong việc thực hiện quy định và gây phiền hà cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và gia đình liệt sỹ.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ nhắc lại quy định đã hướng dẫn tại Công văn số 11/VP ngày 04-11-1990 và quy định một số điểm trong việc trích lục hồ sơ như sau:

Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ là cơ sở pháp lý để thực hiện chế độ chính sách, việc quản lý và trích lục hồ sơ không chặt chẽ, chính xác sẽ dẫn đến làm sai chế độ, chính sách, tổn hại cả về tài chính và chính trị gây nên nghi ngờ, thắc mắc trong đối tượng và nhân dân.

Để chấn chỉnh việc trích lục hồ sơ bảo đảm chặt chẽ, chính xác, tránh phiền hà cho đối tượng và cơ quan kể từ ngày 01-10-1994, Bộ quy định trích lục cho những trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ đã được hưởng chế độ nhưng thực sự không có hồ sơ lưu trữ tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh.

2. Các hồ sơ cần trích lục phải có công văn nói rõ lý do xin trích lục và lập danh sách kèm theo (có mẫu đính kèm).

Công văn và các mẫu xin trích lục các Sở cần cử cán bộ trực tiếp hoặc gửi bằng đường công văn, Bộ sẽ trích lục và gửi về. (Yêu cầu các địa phương không giới thiệu đối tượng trực tiếp về Bộ xin trích lục gây tốn kém và phiền hà cho đối tượng và Bộ không trực tiếp nhận và giao hồ sơ trích lục cho đối tượng cầm tay mang về).

3. Trường hợp vì lý do nào đó thất thoát nhiều hồ sơ cần phải trích lục để các Sở có hồ sơ lưu trữ thì các Sở làm công văn tường trình rõ các danh sách trích ngang theo mẫu quy định, cử cán bộ về Bộ (Phòng hồ sơ xác nhận sẽ hướng dẫn cách tra cứu và trích lục hoặc sao chụp theo đề nghị).

Nhận được công văn này các Sở phổ biến đến huyện, thị để thực hiện.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc trích lục hồ sơ thương binh liệt sỹ”