Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc thanh toán nợ dân

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 779 TC/HCSN NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC THANH TOÁN NỢ DÂN

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Căn cứ thông báo của Chính phủ tại Công văn số 491/KTTH ngày 29 tháng 1 năm 1997 về việc cho phép Bộ Tài chính phối hợp với các địa phương tiếp tục thanh toán các khoản Nhà nước vay dân. Để các địa phương có căn cứ thực hiện; Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1/ Về chủ trương thanh toán:

a/ Đối với những khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến mà còn chứng từ gốc hợp lệ được xét hoàn trả theo quy định tại Chỉ thị số 108/CT ngày 28/3/1985, Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và Thông tư hướng dẫn số 21/TC/HCVX ngày 01/12/1979, Thông tư số 25/TC/HCVX ngày 28/5/1985, Thông tư số 15/TC/HCVX ngày 05/5/1988 của Bộ Tài chính:

– Những trường hợp còn chứng từ gốc mà trước đây đã giải quyết trợ cấp khó khăn theo Công văn số 3703/PPLT ngày 14/11/1990 của Văn phòng Chính phủ thì khi thanh toán phải trừ số tiền đã được trợ cấp.

– Đối với những trường hợp không còn chứng từ gốc hoặc không có chứng từ gốc, chỉ có xác nhận viết tay về nguyên tắc không được thanh toán. Tuy nhiên có một số trường hợp người trực tiếp vay mượn vẫn còn sống và làm nhân chứng để chứng minh cho việc vay mượn là có thật thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Uỷ ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính vật giá để kiểm tra xác minh nều đúng sự thật thì giải quyết trợ cấp khó khăn cho những trường hợp là gia định có công với cách mạng, người già yếu cô đơn, gia đình thực sự có khó khăn trong cuộc sống.

b/ Đối với khoản trưng mua lúa gạo của nhân dân các tỉnh phía Nam trong năm 1975-1976 đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Uỷ ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính Vật giá để kiểm tra xác minh lại các chứng từ gốc nếu đúng sự thật thì giải quyết thanh toán số còn nợ. Những người có quyết định trưng thu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, những người vượt biên, có tội ác với cách mạng thì không giải quyết.

c/ Các trường hợp trưng thu, trưng mua trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc các năm 1955-1956 theo Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì không được thanh toán.

2/ Giá thóc làm căn cứ để tính thanh toán tiếp tục các khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến còn tồn tại đến nay mà còn chứng từ gốc hợp lệ là giá thóc thanh toán công trái của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm thanh toán.

3/ Nguồn Ngân sách để thanh toán nợ dân do Ngân sách Trung ương chi, trước mắt Ngân sách các địa phương tạm ứng chi, Ngân sách Trung ương sẽ hoàn trả lại cho ngân sách địa phương sau khi kiểm tra các chứng từ gốc về khoản nợ này và chứng từ thanh toán của ngân sách địa phương cho các đương sự.

4/ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông báo cho nhân dân trong địa phương biết chủ trương nói trên. Thời gian nhận đơn và xét thanh toán chậm nhất là ngày 31/12/1997.

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc thanh toán nợ dân
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 779-TC/HCSN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 11/03/1997 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 779 TC/HCSN NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1997 VỀ VIỆC THANH TOÁN NỢ DÂN

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Căn cứ thông báo của Chính phủ tại Công văn số 491/KTTH ngày 29 tháng 1 năm 1997 về việc cho phép Bộ Tài chính phối hợp với các địa phương tiếp tục thanh toán các khoản Nhà nước vay dân. Để các địa phương có căn cứ thực hiện; Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1/ Về chủ trương thanh toán:

a/ Đối với những khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến mà còn chứng từ gốc hợp lệ được xét hoàn trả theo quy định tại Chỉ thị số 108/CT ngày 28/3/1985, Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và Thông tư hướng dẫn số 21/TC/HCVX ngày 01/12/1979, Thông tư số 25/TC/HCVX ngày 28/5/1985, Thông tư số 15/TC/HCVX ngày 05/5/1988 của Bộ Tài chính:

– Những trường hợp còn chứng từ gốc mà trước đây đã giải quyết trợ cấp khó khăn theo Công văn số 3703/PPLT ngày 14/11/1990 của Văn phòng Chính phủ thì khi thanh toán phải trừ số tiền đã được trợ cấp.

– Đối với những trường hợp không còn chứng từ gốc hoặc không có chứng từ gốc, chỉ có xác nhận viết tay về nguyên tắc không được thanh toán. Tuy nhiên có một số trường hợp người trực tiếp vay mượn vẫn còn sống và làm nhân chứng để chứng minh cho việc vay mượn là có thật thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Uỷ ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính vật giá để kiểm tra xác minh nều đúng sự thật thì giải quyết trợ cấp khó khăn cho những trường hợp là gia định có công với cách mạng, người già yếu cô đơn, gia đình thực sự có khó khăn trong cuộc sống.

b/ Đối với khoản trưng mua lúa gạo của nhân dân các tỉnh phía Nam trong năm 1975-1976 đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Uỷ ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính Vật giá để kiểm tra xác minh lại các chứng từ gốc nếu đúng sự thật thì giải quyết thanh toán số còn nợ. Những người có quyết định trưng thu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, những người vượt biên, có tội ác với cách mạng thì không giải quyết.

c/ Các trường hợp trưng thu, trưng mua trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc các năm 1955-1956 theo Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì không được thanh toán.

2/ Giá thóc làm căn cứ để tính thanh toán tiếp tục các khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến còn tồn tại đến nay mà còn chứng từ gốc hợp lệ là giá thóc thanh toán công trái của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm thanh toán.

3/ Nguồn Ngân sách để thanh toán nợ dân do Ngân sách Trung ương chi, trước mắt Ngân sách các địa phương tạm ứng chi, Ngân sách Trung ương sẽ hoàn trả lại cho ngân sách địa phương sau khi kiểm tra các chứng từ gốc về khoản nợ này và chứng từ thanh toán của ngân sách địa phương cho các đương sự.

4/ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông báo cho nhân dân trong địa phương biết chủ trương nói trên. Thời gian nhận đơn và xét thanh toán chậm nhất là ngày 31/12/1997.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc thanh toán nợ dân”