Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc sử dụng hoá đơn sai quy định

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 4887/TCT/NV1 NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN SAI QUY ĐỊNH

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh

Trả lời Công văn số 907/CT/TTXL ngày 10/10/2001 của Cục thuế về việc xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không đúng quy định, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 20, 21 Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hành (ban hành kèm theo Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng đều phải bị xử lý hành chính tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ hoặc trao đổi sản phẩm nhận hoá đơn không theo quy định thì không được chấp nhận làm căn cứ tính thuế, trường hợp người mua hàng thông đồng với người bán hàng để nhận hoá đơn không đúng quy định thì người mua hàng ngoài việc bị xử lý về thuế, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp xác minh thấy doanh nghiệp mua hàng với số lượng ít, nhưng hoá đơn lưu tại đơn vị mua hàng (liên 2) cao hơn hoá đơn lưu tại đơn vị bán hàng (liên 1), phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của người gây ra sai phạm làm căn cứ xử lý. Trường hợp thông đồng ghi hoá đơn lớn hơn thực tế mua bán thì đây là hành vi khai man trốn thuế, bên mua hàng không được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT và không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bên bán cũng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trường hợp doanh nghiệp xin hoá đơn của hộ cá thể để hợp thức hoá việc khấu trừ thuế GTGT và làm căn cứ khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT và không được hạch toán vào chi phí khi tính thuế TNDN, đồng thời bị xử phạt về hành vi khai man trốn thuế. Bên cho hoá đơn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì cả bên cho và bên nhận hoá đơn đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tổng cục thuế trả lời để Cục thuế Hà Tĩnh biết và thực hiện.

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc sử dụng hoá đơn sai quy định
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 4887/TCT/NV1 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thị Cúc
Ngày ban hành: 03/12/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 4887/TCT/NV1 NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN SAI QUY ĐỊNH

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh

Trả lời Công văn số 907/CT/TTXL ngày 10/10/2001 của Cục thuế về việc xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không đúng quy định, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 20, 21 Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hành (ban hành kèm theo Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng đều phải bị xử lý hành chính tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ hoặc trao đổi sản phẩm nhận hoá đơn không theo quy định thì không được chấp nhận làm căn cứ tính thuế, trường hợp người mua hàng thông đồng với người bán hàng để nhận hoá đơn không đúng quy định thì người mua hàng ngoài việc bị xử lý về thuế, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp xác minh thấy doanh nghiệp mua hàng với số lượng ít, nhưng hoá đơn lưu tại đơn vị mua hàng (liên 2) cao hơn hoá đơn lưu tại đơn vị bán hàng (liên 1), phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của người gây ra sai phạm làm căn cứ xử lý. Trường hợp thông đồng ghi hoá đơn lớn hơn thực tế mua bán thì đây là hành vi khai man trốn thuế, bên mua hàng không được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT và không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, đồng thời tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bên bán cũng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trường hợp doanh nghiệp xin hoá đơn của hộ cá thể để hợp thức hoá việc khấu trừ thuế GTGT và làm căn cứ khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT và không được hạch toán vào chi phí khi tính thuế TNDN, đồng thời bị xử phạt về hành vi khai man trốn thuế. Bên cho hoá đơn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì cả bên cho và bên nhận hoá đơn đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tổng cục thuế trả lời để Cục thuế Hà Tĩnh biết và thực hiện.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc sử dụng hoá đơn sai quy định”