CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ570-TC/TCT/NV2
NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 1991 VỀ VIỆC QUẢN LÝ KHẤU HAO CƠ BẢN
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đã có thông báo số 1682-PPLT ngày 25-5-1991 về việc “quản lý sử dụngvốn khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại cho ngành” Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Từ nay cho đến khi điều chỉnh kế hoạch ngân sách năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính không xem xét để lại khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước cho bất cứ đơn vị nào. Đề nghị các đơn vị thực hiện nộp khấu hao cơ bản vào ngân sách Nhà nước theo đúng Quyết định số 93-HĐBT ngày 24-7-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 33-TC/CN ngày 1-9-1989 của Bộ Tài chính.
2. Đối với khấu hao tài sản cố định (bao gồm cả KHCB và KHSCL) của các ngành điện, than, xi măng, liên hiệp dệt, may, da giầy đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép để lại thì các ngành trên phải xác định giá trị tài sản cố định làm căn cứ trích khấu hao, và sử dụngvốn khấu hao theo đúng quy định tại Thông tư số 33-TC/CN ngày 31-7-1990 của Bộ Tài chính. Riêng công ty điện lực I được phép tăng phần khấu hao cơ bản của công ty thêm 110 tỉ đồng để chuyển sang vốn xây dựng cơ bản (theo thông báo số 901/CN ngày 29-3-1991 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng).
– Toàn bộ số tiền trích khấu hao cơ bản được để lại của các ngành trên (kể cả 110 tỉ của công ty điện lực I) phải được gửi vào tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng, và chỉ được chi cho xây dựng cơ bản trong kế hoạch được Nhà nước duyệt hàng năm theo đúng trình tự xây dựng cơ bản; không được sử dụngvào xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch được duyệt và các mục đích khác.
– Hàng quý đơn vị thuộc các ngành trên có trách nhiệm báo cáo và quyết toán với cơ quan tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý: Số trích khấu hao trong kỳ, số khấu hao cơ bản phải nộp được giữ lại để làm vốn xây dựng cơ bản.
3. Cục thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
– Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định, sử dụngvốn khấu hao và nộp khấu hao cơ bản vào ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành.
– Kiểm tra việc trích khấu hao, thanh quyết toán việc sử dụngkhấu hao cơ bản được để lại đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch của các ngành trên.
– Tính toán xác định số tiền khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại cho các ngành, làm cơ sở giảm trừ kế hoạch thu nộp trên địa bàn, nếu trong kế hoạch được giao đã ghi thu.
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ570-TC/TCT/NV2
NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 1991 VỀ VIỆC QUẢN LÝ KHẤU HAO CƠ BẢN
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đã có thông báo số 1682-PPLT ngày 25-5-1991 về việc “quản lý sử dụngvốn khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại cho ngành” Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Từ nay cho đến khi điều chỉnh kế hoạch ngân sách năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính không xem xét để lại khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước cho bất cứ đơn vị nào. Đề nghị các đơn vị thực hiện nộp khấu hao cơ bản vào ngân sách Nhà nước theo đúng Quyết định số 93-HĐBT ngày 24-7-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 33-TC/CN ngày 1-9-1989 của Bộ Tài chính.
2. Đối với khấu hao tài sản cố định (bao gồm cả KHCB và KHSCL) của các ngành điện, than, xi măng, liên hiệp dệt, may, da giầy đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép để lại thì các ngành trên phải xác định giá trị tài sản cố định làm căn cứ trích khấu hao, và sử dụngvốn khấu hao theo đúng quy định tại Thông tư số 33-TC/CN ngày 31-7-1990 của Bộ Tài chính. Riêng công ty điện lực I được phép tăng phần khấu hao cơ bản của công ty thêm 110 tỉ đồng để chuyển sang vốn xây dựng cơ bản (theo thông báo số 901/CN ngày 29-3-1991 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng).
– Toàn bộ số tiền trích khấu hao cơ bản được để lại của các ngành trên (kể cả 110 tỉ của công ty điện lực I) phải được gửi vào tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng, và chỉ được chi cho xây dựng cơ bản trong kế hoạch được Nhà nước duyệt hàng năm theo đúng trình tự xây dựng cơ bản; không được sử dụngvào xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch được duyệt và các mục đích khác.
– Hàng quý đơn vị thuộc các ngành trên có trách nhiệm báo cáo và quyết toán với cơ quan tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý: Số trích khấu hao trong kỳ, số khấu hao cơ bản phải nộp được giữ lại để làm vốn xây dựng cơ bản.
3. Cục thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
– Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định, sử dụngvốn khấu hao và nộp khấu hao cơ bản vào ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành.
– Kiểm tra việc trích khấu hao, thanh quyết toán việc sử dụngkhấu hao cơ bản được để lại đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch của các ngành trên.
– Tính toán xác định số tiền khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại cho các ngành, làm cơ sở giảm trừ kế hoạch thu nộp trên địa bàn, nếu trong kế hoạch được giao đã ghi thu.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.