CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 4892/TC-TCT NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 2000
VỀ VIỆCGIẢM THUẾ GTGT CHO CƠ SỞ SXKD DÀNH RIÊNG
CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Kính gửi: – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội;
– UBND, Sở Tài chính – Vật giá,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Cục Thuế các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW.
Trả lời công văn số 2720/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 16/8/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Công văn của một số địa phương, doanh nghiệp đề nghị được miễn thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động đã quy định một số ưu đãi về thuế áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật. Thông tư số 23/TT-TCT ngày 26/4/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ nêu trên đã xác định cụ thể các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn nộp các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Từ ngày 1/1/1999 áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật tiếp tục được miễn nộp các loại thuế sau: thuế TNDN, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Riêng về thuế GTGT được xác định là thuế gián thu, thuế suất áp dụng thống nhất theo hàng hoá, dịch vụ không phân biệt theo mục đích sử dụng hay cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Luật thuế GTGT không quy định không thu thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật bán hoặc cung ứng ra thị trường.
Để tạo điều kiện duy trì được sản xuất, kinh doanh ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động là người tàn tật; Căn cứ Điều 28 của Luật thuế GTGT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét giảm thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật như sau:
Cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chưa xử lý được giá đầu ra, nếu bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT tương ứng với số lỗ (mức thuế doanh thu phải nộp trước đây coi là 0% để so sánh xét giảm thuế GTGT) và không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm xét giảm thuế.
Việc xét giảm thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật theo hướng dẫn tại Công văn này được áp dụng từ năm 1999.
Đề nghị bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Công văn này.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 4892/TC-TCT NGÀY 23 THÁNG 1 NĂM 2000
VỀ VIỆCGIẢM THUẾ GTGT CHO CƠ SỞ SXKD DÀNH RIÊNG
CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Kính gửi: – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội;
– UBND, Sở Tài chính – Vật giá,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Cục Thuế các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW.
Trả lời công văn số 2720/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 16/8/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Công văn của một số địa phương, doanh nghiệp đề nghị được miễn thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động đã quy định một số ưu đãi về thuế áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật. Thông tư số 23/TT-TCT ngày 26/4/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ nêu trên đã xác định cụ thể các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn nộp các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Từ ngày 1/1/1999 áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật tiếp tục được miễn nộp các loại thuế sau: thuế TNDN, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Riêng về thuế GTGT được xác định là thuế gián thu, thuế suất áp dụng thống nhất theo hàng hoá, dịch vụ không phân biệt theo mục đích sử dụng hay cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Luật thuế GTGT không quy định không thu thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật bán hoặc cung ứng ra thị trường.
Để tạo điều kiện duy trì được sản xuất, kinh doanh ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động là người tàn tật; Căn cứ Điều 28 của Luật thuế GTGT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét giảm thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật như sau:
Cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chưa xử lý được giá đầu ra, nếu bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT tương ứng với số lỗ (mức thuế doanh thu phải nộp trước đây coi là 0% để so sánh xét giảm thuế GTGT) và không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm xét giảm thuế.
Việc xét giảm thuế GTGT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật theo hướng dẫn tại Công văn này được áp dụng từ năm 1999.
Đề nghị bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Công văn này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.