CÔNG VĂN
SỐ 2624-TN/KD NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1991 CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP VỀ VIỆC BÁN HÀNH THU NGOẠI TỆ (USD)
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP
Kính gửi: – Các đồng chí Tổng Giám đốc,
– Tổng công ty Xăng dầu,
– Tổng công ty Kim khí,
Việc bán hàng thu ngoại tệ để tái tạo nhập thêm xăng dầu, kim khí đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống là một chủ trương đúng, được Nhà nước cho phép nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng và phương thức bán nên vừa qua đã phát sinh một số hiện tượng tiêu cực.
Sau khi trao đổi với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (Công văn số 314 ngày 11-4-1991) Bộ Thương nghiệp hướng dẫn và quy định một số điểm cụ thể như sau:
1/ Trước hết các đơn vị kinh doanh phải dành quỹ hàng hoá được Nhà nước cân đối đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu, kim khí cho các nhu cầu trọng điểm theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Quỹ hàng hoá dành để bán thu ngoại tệ chủ yếu là nguồn hàng tự kinh doanh của các Tổng công ty.
2/ Xăng dầu, kim khí chỉ được bán thu ngoại tệ cho các đơn vị và cá nhân thực sự có nhu cầu và có ngoại tệ, cụ thể là:
a) Người nước ngoài (kể cả các cơ quan đại diện nước ngoài, phương tiện giao thông quốc tế qua lãnh thổ Việt Nam) và Việt kiều về nước có nhu cầu mua xăng dầu, kim khí để sử dụng.
b) Các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh xăng dầu, kim khí (kể cả các đơn vị xuất nhập khẩu).
c) Các tổ chức (kể cả xuất nhập khẩu) và cá nhân có nhu cầu mua xăng dầu, kim khí để sử dụng (không phải để mua bán).
Không bán tràn lan cho các đối tượng khác, tránh tình trạng mua đi bán lại kiếm lời, gây rối loạn thị trường.
3/ Giá bán các mặt hàng xăng dầu, kim khí cho các đối tượng thu ngoại tệ (nói ở Điều 2), Bộ uỷ quyền cho đồng chí Tổng giám đốc Tổng công ty quy định theo nguyên tắc:
– Đảm bảo bù đắp đủ mọi chi phí, có lãi, cụ thể là phải căn cứ vào giá nhập ngoại tệ thực tế + các loại thuế theo luật định + chi phí… để định giá bán cho phù hợp với giá thị trường quốc tế và trong nước ở từng thời điểm, không chênh lệch nhiều so với giá bán lẻ thu tiền Việt Nam.
– Các mức giá bán phải được quy định bằng văn bản cụ thể, đúng thể chế Nhà nước đã quy định và phải gửi về Bộ Thương nghiệp và Uỷ ban Vật giá Nhà nước để theo dõi kiểm tra.
4/ Khách hàng mua xăng dầu, kim khí với khối lượng từ 05 tấn trở lên thì phải ký hợp đồng kinh tế cụ thể và đảm bảo các thủ tục, giấy tờ cần thiết theo thể lệ hiện hành.
– Thanh toán tiền mua, bán hàng chủ yếu bằng séc hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng Ngoại thương.
– Trường hợp thật cần thiết phải thu bằng ngoại tệ tiền mặt thì Tổng công ty phải làm thủ tục đăng ký mở cửa hàng (hoặc điểm bán hàng) thu ngoại tệ và phải được Ngân hàng Ngoại thương chấp thuận, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.
Các Tổng công ty phải chỉ đạo chặt chẽ các khâu nghiệp vụ và hạch toán, mở sổ sách theo dõi riêng phần bán hàng thu ngoại tệ.
Nhận được công văn này các Tổng công ty tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ.
CÔNG VĂN
SỐ 2624-TN/KD NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1991 CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP VỀ VIỆC BÁN HÀNH THU NGOẠI TỆ (USD)
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP
Kính gửi: – Các đồng chí Tổng Giám đốc,
– Tổng công ty Xăng dầu,
– Tổng công ty Kim khí,
Việc bán hàng thu ngoại tệ để tái tạo nhập thêm xăng dầu, kim khí đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống là một chủ trương đúng, được Nhà nước cho phép nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng và phương thức bán nên vừa qua đã phát sinh một số hiện tượng tiêu cực.
Sau khi trao đổi với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (Công văn số 314 ngày 11-4-1991) Bộ Thương nghiệp hướng dẫn và quy định một số điểm cụ thể như sau:
1/ Trước hết các đơn vị kinh doanh phải dành quỹ hàng hoá được Nhà nước cân đối đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu, kim khí cho các nhu cầu trọng điểm theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Quỹ hàng hoá dành để bán thu ngoại tệ chủ yếu là nguồn hàng tự kinh doanh của các Tổng công ty.
2/ Xăng dầu, kim khí chỉ được bán thu ngoại tệ cho các đơn vị và cá nhân thực sự có nhu cầu và có ngoại tệ, cụ thể là:
a) Người nước ngoài (kể cả các cơ quan đại diện nước ngoài, phương tiện giao thông quốc tế qua lãnh thổ Việt Nam) và Việt kiều về nước có nhu cầu mua xăng dầu, kim khí để sử dụng.
b) Các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh xăng dầu, kim khí (kể cả các đơn vị xuất nhập khẩu).
c) Các tổ chức (kể cả xuất nhập khẩu) và cá nhân có nhu cầu mua xăng dầu, kim khí để sử dụng (không phải để mua bán).
Không bán tràn lan cho các đối tượng khác, tránh tình trạng mua đi bán lại kiếm lời, gây rối loạn thị trường.
3/ Giá bán các mặt hàng xăng dầu, kim khí cho các đối tượng thu ngoại tệ (nói ở Điều 2), Bộ uỷ quyền cho đồng chí Tổng giám đốc Tổng công ty quy định theo nguyên tắc:
– Đảm bảo bù đắp đủ mọi chi phí, có lãi, cụ thể là phải căn cứ vào giá nhập ngoại tệ thực tế + các loại thuế theo luật định + chi phí… để định giá bán cho phù hợp với giá thị trường quốc tế và trong nước ở từng thời điểm, không chênh lệch nhiều so với giá bán lẻ thu tiền Việt Nam.
– Các mức giá bán phải được quy định bằng văn bản cụ thể, đúng thể chế Nhà nước đã quy định và phải gửi về Bộ Thương nghiệp và Uỷ ban Vật giá Nhà nước để theo dõi kiểm tra.
4/ Khách hàng mua xăng dầu, kim khí với khối lượng từ 05 tấn trở lên thì phải ký hợp đồng kinh tế cụ thể và đảm bảo các thủ tục, giấy tờ cần thiết theo thể lệ hiện hành.
– Thanh toán tiền mua, bán hàng chủ yếu bằng séc hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng Ngoại thương.
– Trường hợp thật cần thiết phải thu bằng ngoại tệ tiền mặt thì Tổng công ty phải làm thủ tục đăng ký mở cửa hàng (hoặc điểm bán hàng) thu ngoại tệ và phải được Ngân hàng Ngoại thương chấp thuận, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.
Các Tổng công ty phải chỉ đạo chặt chẽ các khâu nghiệp vụ và hạch toán, mở sổ sách theo dõi riêng phần bán hàng thu ngoại tệ.
Nhận được công văn này các Tổng công ty tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.