CÔNG VĂN
CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 2023 TS/TC-G NGÀY 30 – 11 – 1991
VỀ VẤN ĐỀ DANH MỤC CÁC LOẠI LỆ PHÍ
Căn cứ quyết định số 130-CT ngày 20-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong đó có quy định nhiệm vụ:
“Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và đăng kiểm tàu cá đối với các tổ chức trong nước.
Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá đối với các tổ chức ngoài nước”.
Bộ Thuỷ sản đề nghị Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế trình Hội đồng bộ trưởng, Bộ Thuỷ sản được thu các loại lệ phí như sau:
1- Lệ phí thu cấp giấy phép hoạt động nghề cá. Giấy này thay cho giấy phép hành nghề, cấp cho tất cả các phương tiện tàu thuyền đánh cá. Mức thu cho mỗi lần cấp mới, đổi và gia hạn tuỳ thuộc vào công suất (mã lực) của từng loại tàu thuyền.
– Loại thấp nhất như bè mảng, thuyền thủ công gắn máy đến 10CV thu mỗi lần cấp hoặc đổi là 5.000đ, và gia hạn là 2.000đ.
– Loại cao nhất tàu có công suất 250CV trở lên thu 30.000đ, cấp mới và gia hạn là 10.000đ.
2- Lệ phí thu cấp giấy phép di chuyển đến các ngư trường trọng điểm. Giấy này không cấp cho tất cả các phương tiện mà chỉ cấp cho các tàu, thuyền nào có nhu cầu hàng năm theo mùa vụ muốn được đến ngư trường tỉnh khác để đánh cá.
– Mức thu khi tàu thuyền di chuyển đến 1 ngư trường đánh bắt từ 3 đến 4 tháng thu 10.000đ cho 1 lần cấp và 5.000đ cho mỗi lần gia hạn.
– Di chuyển từ 2 ngư trường trở lên với thời gian từ 5 tháng trở lên thì thu 20.000đ cho mỗi lần cấp và 10.000đ mỗi lần gia hạn.
3- Lệ phí thu cấp giấy phép khai thác, sản xuất giống và xuất nhập khẩu giống. Giấy này nhằm mục đích để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và có giống tốt phát triển thuỷ sản.
– Sản xuất, khai thác giống thu: 10.000đ cho mỗi lần cấp hoặc đổi giấy phép và 5.000đ cho mỗi lần gia hạn.
– Xuất nhập khẩu giống: Thu mỗi lần cấp giấy phép là 20.000đ (chưa kể kiểm dịch).
4- Lệ phí cấp giấy đăng ký phương tiện, đăng kiểm tàu cá. Giấy này nhằm xác nhận quyền sở hữu cho tất cả các loại phương tiện. Mức thu cho mỗi lần cấp hoặc đổi giấy là 5.000đ.
5. Lệ phí cấp sổ đăng kiểm tàu cá nhằm xác định tính năng kỹ thuật của phương tiện đảm bảo an toàn đi sản xuất. Mức thu tạm thời áp dụng theo Quyết định 30 TS/CĐ ngày 16-4-1987 của Bộ Thủy sản.
6. Lệ phí cấp giấy phép tàu thuyền nước ngoài vào biển Việt Nam đánh bắt thuỷ sản theo Nghị định của 2 Chính phủ hoặc theo hợp đồng ký kết được duyệt.
Mức thu hiện nay cho mỗi lần cấp giấy phép là 200 USD đôla Mỹ hoặc cấp bổ sung một lần là 15 USD đôla Mỹ.
Những loại lệ phí trên do Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thu (thuộc Bộ Thuỷ sản) và nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Bộ Thuỷ sản đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tổng hợp vào danh mục trình Hội đồng bộ trưởng.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 2023 TS/TC-G NGÀY 30 – 11 – 1991
VỀ VẤN ĐỀ DANH MỤC CÁC LOẠI LỆ PHÍ
Căn cứ quyết định số 130-CT ngày 20-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong đó có quy định nhiệm vụ:
“Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và đăng kiểm tàu cá đối với các tổ chức trong nước.
Quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá đối với các tổ chức ngoài nước”.
Bộ Thuỷ sản đề nghị Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế trình Hội đồng bộ trưởng, Bộ Thuỷ sản được thu các loại lệ phí như sau:
1- Lệ phí thu cấp giấy phép hoạt động nghề cá. Giấy này thay cho giấy phép hành nghề, cấp cho tất cả các phương tiện tàu thuyền đánh cá. Mức thu cho mỗi lần cấp mới, đổi và gia hạn tuỳ thuộc vào công suất (mã lực) của từng loại tàu thuyền.
– Loại thấp nhất như bè mảng, thuyền thủ công gắn máy đến 10CV thu mỗi lần cấp hoặc đổi là 5.000đ, và gia hạn là 2.000đ.
– Loại cao nhất tàu có công suất 250CV trở lên thu 30.000đ, cấp mới và gia hạn là 10.000đ.
2- Lệ phí thu cấp giấy phép di chuyển đến các ngư trường trọng điểm. Giấy này không cấp cho tất cả các phương tiện mà chỉ cấp cho các tàu, thuyền nào có nhu cầu hàng năm theo mùa vụ muốn được đến ngư trường tỉnh khác để đánh cá.
– Mức thu khi tàu thuyền di chuyển đến 1 ngư trường đánh bắt từ 3 đến 4 tháng thu 10.000đ cho 1 lần cấp và 5.000đ cho mỗi lần gia hạn.
– Di chuyển từ 2 ngư trường trở lên với thời gian từ 5 tháng trở lên thì thu 20.000đ cho mỗi lần cấp và 10.000đ mỗi lần gia hạn.
3- Lệ phí thu cấp giấy phép khai thác, sản xuất giống và xuất nhập khẩu giống. Giấy này nhằm mục đích để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và có giống tốt phát triển thuỷ sản.
– Sản xuất, khai thác giống thu: 10.000đ cho mỗi lần cấp hoặc đổi giấy phép và 5.000đ cho mỗi lần gia hạn.
– Xuất nhập khẩu giống: Thu mỗi lần cấp giấy phép là 20.000đ (chưa kể kiểm dịch).
4- Lệ phí cấp giấy đăng ký phương tiện, đăng kiểm tàu cá. Giấy này nhằm xác nhận quyền sở hữu cho tất cả các loại phương tiện. Mức thu cho mỗi lần cấp hoặc đổi giấy là 5.000đ.
5. Lệ phí cấp sổ đăng kiểm tàu cá nhằm xác định tính năng kỹ thuật của phương tiện đảm bảo an toàn đi sản xuất. Mức thu tạm thời áp dụng theo Quyết định 30 TS/CĐ ngày 16-4-1987 của Bộ Thủy sản.
6. Lệ phí cấp giấy phép tàu thuyền nước ngoài vào biển Việt Nam đánh bắt thuỷ sản theo Nghị định của 2 Chính phủ hoặc theo hợp đồng ký kết được duyệt.
Mức thu hiện nay cho mỗi lần cấp giấy phép là 200 USD đôla Mỹ hoặc cấp bổ sung một lần là 15 USD đôla Mỹ.
Những loại lệ phí trên do Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thu (thuộc Bộ Thuỷ sản) và nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Bộ Thuỷ sản đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tổng hợp vào danh mục trình Hội đồng bộ trưởng.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.