Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về thủ tục hải quan cho hàng hoá doanh nghiệp Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trao đổi với thị trường nội địa

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3606/TCHQ-GSQL
NGÀY 8 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN CHO
HÀNG HOÁ DOANH NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT, DOANH NGHIỆP
CHẾ XUẤT TRAO ĐỔI VỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Kính gửi: Hải quan các tỉnh, thành phố

Thực hiện Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Tổng cục Hải quan đã có Thông tư số 162/TCHQ-TT ngày 14-7-1997 hướng dẫn thi hành. Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Quy chế Hải quan khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao số 66/TCHQ-GSQL ngày 28-6-1996.

Tuy nhiên, theo phản ánh của hải quan một số địa phương và một số Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất tỉnh, thành phố vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ, sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với một số Bộ, Ngành liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 6381/BKH-KCN ngày 15-9-1998, Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam Văn bản số 197/BQL ngày 9-9-1998 và Ban quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh số 787/BQL ngày 3-9-1998), Tổng cục hướng dẫn giải quyết các vấn đề đó như sau:

1. Việc bố trí lực lượng giám sát tại các doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài Khu chế xuất.

Đối với những doanh nghiệp có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên bố trí một tổ công tác để làm thủ tục tại chỗ cho hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có hàng hoá xuất nhập khẩu thì không nhất thiết phải bố trí lực lượng làm việc thường xuyên mà hải quan chỉ có mặt khi có hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan, ngoài thời gian đó hải quan không trực tiếp giám sát.

Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các quy định đối với doanh nghiệp chế xuất. Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về vấn đề này và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng khác phối hợp để tránh lợi dụng không có hải quan giám sát để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

2. Vấn đề doanh nghiệp chế xuất, bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất không nằm trong Khu chế xuất trao đổi, mua bán với thị trường nội địa một số loại hàng hoá thông thường

– Việc doanh nghiệp chế xuất mua lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm tại thị trường nội địa để phục vụ sinh hoạt và hoạt động của bộ máy văn phòng không coi là hoạt động xuất nhập khẩu mà là mua bán bình thường ở nội địa nên không phải văn bản phê duyệt của Ban quản lý, không mở tờ khai hải quan cho loại hàng hoá này, hải quan chỉ mở sổ theo dõi và kiểm tra hàng khi mang vào.

– Đối với nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, linh kiện để phục vụ điều hành, sản xuất của chính doanh nghiệp đó không thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông, có nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn mua hàng do Bộ Tài chính phát hành), doanh nghiệp được mua từ thị trường nội địa không phải văn bản phê duyệt của Ban quản lý, không chịu sự điều chỉnh của chính sách mặt hàng, chính sách thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hải quan không mở tờ khai cho loại hàng hoá này, mà chỉ mở sổ theo dõi và kiểm tra khi đưa hàng vào.

– Việc mua các loại gỗ tạp, gỗ thông thường để làm kệ kê hàng, sản phẩm gỗ trang bị nội thất của doanh nghiệp: Hải quan căn cứ vào văn bản phê duyệt của ban quản lý để làm thủ tục cho vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo quy định, phía người bán không phải xuất trình giấy văn bản phân bổ hạn mức của loại gỗ này.

3. Vấn đề tạm đưa máy móc vào nội địa sửa chữa.

Hải quan không mở tờ khai mà giải quyết trực tiếp trên công văn của doanh nghiệp đã được Ban quản lý cho phép và hải quan mở sổ theo dõi.

4. Vấn đề định mức nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.

Hải quan không kiểm tra định mức này mà làm thủ tục theo định mức do doanh nghiệp xây dựng và khai báo, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về định mức này.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trái với văn bản này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc ngoài thẩm quyền giải quyết đề nghị báo cáo kịp thời về Tổng cục để xem xét giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Công văn về thủ tục hải quan cho hàng hoá doanh nghiệp Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trao đổi với thị trường nội địa
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 3606/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 08/10/1998 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3606/TCHQ-GSQL
NGÀY 8 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN CHO
HÀNG HOÁ DOANH NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT, DOANH NGHIỆP
CHẾ XUẤT TRAO ĐỔI VỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Kính gửi: Hải quan các tỉnh, thành phố

Thực hiện Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Tổng cục Hải quan đã có Thông tư số 162/TCHQ-TT ngày 14-7-1997 hướng dẫn thi hành. Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Quy chế Hải quan khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao số 66/TCHQ-GSQL ngày 28-6-1996.

Tuy nhiên, theo phản ánh của hải quan một số địa phương và một số Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất tỉnh, thành phố vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ, sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với một số Bộ, Ngành liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 6381/BKH-KCN ngày 15-9-1998, Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam Văn bản số 197/BQL ngày 9-9-1998 và Ban quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh số 787/BQL ngày 3-9-1998), Tổng cục hướng dẫn giải quyết các vấn đề đó như sau:

1. Việc bố trí lực lượng giám sát tại các doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài Khu chế xuất.

Đối với những doanh nghiệp có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên bố trí một tổ công tác để làm thủ tục tại chỗ cho hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có hàng hoá xuất nhập khẩu thì không nhất thiết phải bố trí lực lượng làm việc thường xuyên mà hải quan chỉ có mặt khi có hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan, ngoài thời gian đó hải quan không trực tiếp giám sát.

Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các quy định đối với doanh nghiệp chế xuất. Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về vấn đề này và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng khác phối hợp để tránh lợi dụng không có hải quan giám sát để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

2. Vấn đề doanh nghiệp chế xuất, bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất không nằm trong Khu chế xuất trao đổi, mua bán với thị trường nội địa một số loại hàng hoá thông thường

– Việc doanh nghiệp chế xuất mua lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm tại thị trường nội địa để phục vụ sinh hoạt và hoạt động của bộ máy văn phòng không coi là hoạt động xuất nhập khẩu mà là mua bán bình thường ở nội địa nên không phải văn bản phê duyệt của Ban quản lý, không mở tờ khai hải quan cho loại hàng hoá này, hải quan chỉ mở sổ theo dõi và kiểm tra hàng khi mang vào.

– Đối với nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, linh kiện để phục vụ điều hành, sản xuất của chính doanh nghiệp đó không thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông, có nguồn gốc hợp pháp (hoá đơn mua hàng do Bộ Tài chính phát hành), doanh nghiệp được mua từ thị trường nội địa không phải văn bản phê duyệt của Ban quản lý, không chịu sự điều chỉnh của chính sách mặt hàng, chính sách thuế áp dụng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hải quan không mở tờ khai cho loại hàng hoá này, mà chỉ mở sổ theo dõi và kiểm tra khi đưa hàng vào.

– Việc mua các loại gỗ tạp, gỗ thông thường để làm kệ kê hàng, sản phẩm gỗ trang bị nội thất của doanh nghiệp: Hải quan căn cứ vào văn bản phê duyệt của ban quản lý để làm thủ tục cho vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo quy định, phía người bán không phải xuất trình giấy văn bản phân bổ hạn mức của loại gỗ này.

3. Vấn đề tạm đưa máy móc vào nội địa sửa chữa.

Hải quan không mở tờ khai mà giải quyết trực tiếp trên công văn của doanh nghiệp đã được Ban quản lý cho phép và hải quan mở sổ theo dõi.

4. Vấn đề định mức nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.

Hải quan không kiểm tra định mức này mà làm thủ tục theo định mức do doanh nghiệp xây dựng và khai báo, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về định mức này.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trái với văn bản này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc ngoài thẩm quyền giải quyết đề nghị báo cáo kịp thời về Tổng cục để xem xét giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về thủ tục hải quan cho hàng hoá doanh nghiệp Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trao đổi với thị trường nội địa”