Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm của Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành ngày 15/8/1997

CÔNG VĂN

CỦA CỤC XUẤT BẢN SỐ 1168/CXB-QLPH NGÀY 20/12/1997
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM CỦA BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN
BAN HÀNH NGÀY 15/8/1997

Căn cứ Luật xuất bản 7-7-1993;

Căn cứ Nghị định 79/CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản;

Căn cứ Thông tư 38/TTXB ngày 7-5-1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

Cục xuất bản hướng dẫn cụ thể một số điểm để thực hiện “Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm” như sau:

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

MỤC 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VỀ PHÁT HÀNH
XUẤT BẢN PHẨM

Điều 10. Những tỉnh miền núi, trung du, những tỉnh mới chia tách còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước về phát hành xuất bản phẩm thì có thể thành lập tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm; thủ tục thành lập tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm được quy định chi tiết tại Điều 11 của Quy chế này.

MỤC 3. ĐẠI LÍ, CỬA HÀNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM, CỬA HÀNG MUA BÁN SÁCH CŨ VÀ CHO THUÊ SÁCH

Điều 15. Về các chứng chỉ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của chủ các đại lí, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách của tổ chức xã hội và cá nhân quy định ở quy chế này là:

– Chứng chỉ văn hoá: ít nhất phải có bằng tốt nghiệp PTTH.

– Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ: phải có chứng chỉ về kinh doanh xuất bản phẩm, mua bán sách cũ và cho thuê sách do (trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp văn hoá có khoa phát hành sách).

– Chương trình, nội dung giảng dạy, Cục xuất bản sẽ phối hợp với khoa kinh doanh xuất bản phẩm, Trường Đại học văn hoá Hà Nội soạn thảo và gửi Sở văn hoá thông tin các tỉnh, thành phố sau:

– Từ nay đến hết tháng 6/1998, đề nghị Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh, thành phố tiến hành mở các lớp nghiệp vụ và cấp chứng chỉ. Đến quý 3/1998 hoàn thành việc bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ vào hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động. Trường hợp chưa có chứng chỉ này kiên quyết tạm thời đình chỉ giấy phép hoạt động.

– Kể từ ngày 01-01-1998, đề nghị các Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh, thành phố tuyệt đối không cấp giấy phép hoạt động mới cho các tổ chức xã hội, cá nhân xin hoạt động ở lĩnh vực này nếu không có chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ.

– Các tổ chức, cá nhân có đơn xin hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã và Phòng Văn hoá thông tin sở tại đồng ý và xác nhận bằng văn bản về tư cách công dân (công dân chưa vi phạm pháp luật, có ý thức văn hoá xã hội, có đủ điều kiện về vốn lưu động, địa điểm, hộ khẩu thường trú v.v…).

Điều 16. Sở Văn hoá thông tin cấp giấy phép hoạt động cho đại lí, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm trên cơ sở quy hoạch màng lưới phát hành xuất bản phẩm của địa phương, có sự tham gia ý kiến của Công ty phát hành sách tỉnh, thành phố để phân bổ hợp lí tạo điều kiện phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc.

CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Điều 17.

+ Giấy phép hoạt độngphat hành xuất bản phẩm do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp:

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm do Bộ Văn hoá – thông tin cấp.

– Đối với các đại lí, các cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách ở các địa phương do Sở VHTT cấp.

+ Giấy phép kinh doanh thương mại do cơ quan chức năng của địa phương cấp.

Điều 18. Giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm.

– Các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, như: Không có giấy phép hoạt động hoặc chuyển nhượng giấy phép hoạt động; tàng trữ, lưu hành các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 22 Luật xuất bản sẽ bị xử lí theo pháp luật hiện hành.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nếu vi phạm Điều 18 trong quy chế này, sẽ bị xử lí theo pháp luật hiện hành, đồng thời phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

Điều 20. Các hoạt động xuất, nhập khẩu các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh đều phải thực hiện đúng pháp luật, theo quy định chi tiết tại công văn 2335/CVXB ngày 23-8-1996 về việc xuất nhập khẩu sách báo, nội dung không vi phạm Điều 18 của Quy chế này.

– Danh mục và số lượng xuất bản phẩm phải có ý kiến của cơ quan chủ quản và được Bộ Văn hoá – thông tin(Cục xuất bản) chấp nhận trước khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu với nước ngoài.

– Việc nhập khẩu xuất bản phảm phải ký uỷ thác qua Công ty Xunhasaba.

Điều 23. Xuất bản phẩm hợp pháp.

1. Theo Điều 20 Luật xuất bản ban hành ngày 07-7-1993 quy định xuất bản phẩm hợp pháp phải có đầy đủ các nội dung sau:

– Tên xuất bản phẩm, tác giả;

– Tên nhà xuất bản;

– Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in;

– Số đăng ký kế hoạch, tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản (thêm giấy trích ngang của nhà xuất bản);

– Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;

– Mã số phân loại;

– Đối với sách dịch ghi rõ tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, người dịch, người hiệu đính.

2. Xuất bản phẩm trên băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình hoặc trên các vật liệu khác phải ghi:

– Tên xuất bản phẩm, tác giả;

– Tên tổ chức xuất bản;

– Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập;

– Chương trình gốc;

– Số đăng ký kế hoạch xuất bản;

– Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;

– Mã số phân loại;

CHƯƠNG IV
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, vi phạm những điều quy định trong quy chế này, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời và nghiêm khắc. Vận dụng Điều 29 NĐ 79/CP; Điều 25 và 26 Chương 5 NĐ 87/CP; Điều 11 và 12 NĐ 88/CP và các quy định khác của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc xin phản ảnh về Cục xuất bản (10 Đường Thành, Hà Nội) để thống nhất cách giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Công văn hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm của Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành ngày 15/8/1997
Cơ quan ban hành: Cục Xuất bản Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1168/CXB-QLPH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Đình Nhã
Ngày ban hành: 20/12/1997 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA CỤC XUẤT BẢN SỐ 1168/CXB-QLPH NGÀY 20/12/1997
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM CỦA BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN
BAN HÀNH NGÀY 15/8/1997

Căn cứ Luật xuất bản 7-7-1993;

Căn cứ Nghị định 79/CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản;

Căn cứ Thông tư 38/TTXB ngày 7-5-1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

Cục xuất bản hướng dẫn cụ thể một số điểm để thực hiện “Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm” như sau:

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

MỤC 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP VỀ PHÁT HÀNH
XUẤT BẢN PHẨM

Điều 10. Những tỉnh miền núi, trung du, những tỉnh mới chia tách còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp Nhà nước về phát hành xuất bản phẩm thì có thể thành lập tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm; thủ tục thành lập tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm được quy định chi tiết tại Điều 11 của Quy chế này.

MỤC 3. ĐẠI LÍ, CỬA HÀNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM, CỬA HÀNG MUA BÁN SÁCH CŨ VÀ CHO THUÊ SÁCH

Điều 15. Về các chứng chỉ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của chủ các đại lí, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách của tổ chức xã hội và cá nhân quy định ở quy chế này là:

– Chứng chỉ văn hoá: ít nhất phải có bằng tốt nghiệp PTTH.

– Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ: phải có chứng chỉ về kinh doanh xuất bản phẩm, mua bán sách cũ và cho thuê sách do (trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp văn hoá có khoa phát hành sách).

– Chương trình, nội dung giảng dạy, Cục xuất bản sẽ phối hợp với khoa kinh doanh xuất bản phẩm, Trường Đại học văn hoá Hà Nội soạn thảo và gửi Sở văn hoá thông tin các tỉnh, thành phố sau:

– Từ nay đến hết tháng 6/1998, đề nghị Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh, thành phố tiến hành mở các lớp nghiệp vụ và cấp chứng chỉ. Đến quý 3/1998 hoàn thành việc bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ vào hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động. Trường hợp chưa có chứng chỉ này kiên quyết tạm thời đình chỉ giấy phép hoạt động.

– Kể từ ngày 01-01-1998, đề nghị các Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh, thành phố tuyệt đối không cấp giấy phép hoạt động mới cho các tổ chức xã hội, cá nhân xin hoạt động ở lĩnh vực này nếu không có chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ.

– Các tổ chức, cá nhân có đơn xin hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã và Phòng Văn hoá thông tin sở tại đồng ý và xác nhận bằng văn bản về tư cách công dân (công dân chưa vi phạm pháp luật, có ý thức văn hoá xã hội, có đủ điều kiện về vốn lưu động, địa điểm, hộ khẩu thường trú v.v…).

Điều 16. Sở Văn hoá thông tin cấp giấy phép hoạt động cho đại lí, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm trên cơ sở quy hoạch màng lưới phát hành xuất bản phẩm của địa phương, có sự tham gia ý kiến của Công ty phát hành sách tỉnh, thành phố để phân bổ hợp lí tạo điều kiện phục vụ tốt nhu cầu của bạn đọc.

CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Điều 17.

+ Giấy phép hoạt độngphat hành xuất bản phẩm do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp:

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm do Bộ Văn hoá – thông tin cấp.

– Đối với các đại lí, các cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách ở các địa phương do Sở VHTT cấp.

+ Giấy phép kinh doanh thương mại do cơ quan chức năng của địa phương cấp.

Điều 18. Giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm.

– Các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, như: Không có giấy phép hoạt động hoặc chuyển nhượng giấy phép hoạt động; tàng trữ, lưu hành các xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 22 Luật xuất bản sẽ bị xử lí theo pháp luật hiện hành.

– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nếu vi phạm Điều 18 trong quy chế này, sẽ bị xử lí theo pháp luật hiện hành, đồng thời phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

Điều 20. Các hoạt động xuất, nhập khẩu các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh đều phải thực hiện đúng pháp luật, theo quy định chi tiết tại công văn 2335/CVXB ngày 23-8-1996 về việc xuất nhập khẩu sách báo, nội dung không vi phạm Điều 18 của Quy chế này.

– Danh mục và số lượng xuất bản phẩm phải có ý kiến của cơ quan chủ quản và được Bộ Văn hoá – thông tin(Cục xuất bản) chấp nhận trước khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu với nước ngoài.

– Việc nhập khẩu xuất bản phảm phải ký uỷ thác qua Công ty Xunhasaba.

Điều 23. Xuất bản phẩm hợp pháp.

1. Theo Điều 20 Luật xuất bản ban hành ngày 07-7-1993 quy định xuất bản phẩm hợp pháp phải có đầy đủ các nội dung sau:

– Tên xuất bản phẩm, tác giả;

– Tên nhà xuất bản;

– Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in;

– Số đăng ký kế hoạch, tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản (thêm giấy trích ngang của nhà xuất bản);

– Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;

– Mã số phân loại;

– Đối với sách dịch ghi rõ tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, người dịch, người hiệu đính.

2. Xuất bản phẩm trên băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình hoặc trên các vật liệu khác phải ghi:

– Tên xuất bản phẩm, tác giả;

– Tên tổ chức xuất bản;

– Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập;

– Chương trình gốc;

– Số đăng ký kế hoạch xuất bản;

– Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;

– Mã số phân loại;

CHƯƠNG IV
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, vi phạm những điều quy định trong quy chế này, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời và nghiêm khắc. Vận dụng Điều 29 NĐ 79/CP; Điều 25 và 26 Chương 5 NĐ 87/CP; Điều 11 và 12 NĐ 88/CP và các quy định khác của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc xin phản ảnh về Cục xuất bản (10 Đường Thành, Hà Nội) để thống nhất cách giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm của Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành ngày 15/8/1997”