Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn hướng dẫn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam quản lý vốn hỗ trợ nông dân

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 773/CV-NH1 NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ HƯỚNG DẪN QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 4035/KTKH ngày 26/7/1995 “Về việc thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam”; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn Quỹ hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân Việt Nam quản lý như sau:

1. Nguyên tắc hỗ trợ vốn:

1.1. Hộ nông dân được Quỹ hỗ trợ vốn phải là thành viên của Hội Nông dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Hội nông dân xã) và được Hội nông dân xã xét duyệt hỗ trợ vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân.

1.2. Vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và phải hoàn trả nợ (cả gốc và phí) đúng thời hạn ghi trong giấy nhận nợ.

1.3. Hộ được hỗ trợ vốn không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Trường hợp hộ được hỗ trợ trên 2,5 triệu đồng không phải là hộ nghèo thì có thể áp dụng việc thế chấp, cầm cố và bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để được hỗ trợ vốn:

2.1. Hộ gia đình cư trú thường xuyên tại xã thuộc huyện, thị xã có Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động.

2.2. Chủ hộ và người thừa kế hợp pháp là người đại diện của hộ gia đình chịu trách nhiệm trong việc nhận vốn hỗ trợ và trả nợ Quỹ.

2.3. Hộ được hỗ trợ vốn trả nợ xong lần trước mới được xét hỗ trợ vốn lần sau.

3. Quỹ hỗ trợ vốn cho hộ nông dân mua sắm vật tư, công cụ lao động, chi trả cung ứng lao vụ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các ngành trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán không trái pháp luật hiện hành.

4. Mức vốn hỗ trợ cho một hộ nông dân từng lần do Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

5. Nguồn vốn của Quỹ:

5.1. Vốn vận động nông dân, các hộ phi nông nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lấy lãi hoặc lãi suất thấp.

5.2. Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn Việt Nam.

5.3. Vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5.4. Vốn đi vay được Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép và bảo lãnh.

Nguồn vốn nói trên của Quỹ bằng ngoại tệ phải chuyển đổi sang tiền Việt Nam theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước để sử dụng.

Quỹ không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, vay thương mại… như các tổ chức tín dụng.

6. Mức phí thu:

6.1. Mức phí thu đảm bảo nguyên tắc: Phải phù hợp với chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước; phải bảo tồn vốn, trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ, không lỗ vốn; đồng thời mức phí phải phù hợp với từng loại hộ nông dân, từng vùng và từng thời gian.

Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố mức phí thu theo quy định tại Thông tư số 73 TC/TCNH ngày 09/10/1995 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam” và nguyên tắc về mức phí thu nói trên.

6.2. Mức phí thu làm dịch vụ uỷ thác hỗ trợ vốn cho các Chủ dự án trong nước và nước ngoài thì thực hiện theo văn bản ký kết giữa các Chủ đầu tư với Hội nông dân các cấp (huyện, tỉnh, trung ương) theo nguyên tắc mức phí thu dịch vụ uỷ thác phải bù đắp đủ chi phí quản lý.

7. Thời hạn hỗ trợ vốn, định kỳ hạn nợ, thu nợ, thu phí:

7.1. Thời hạn hỗ trợ vốn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày nhận món tiền đầu tiên.

7.2. Thu nợ gốc:

– Những món có thời hạn hỗ trợ dưới 1 năm thì thu nợ gốc hết 1 lần sau kỳ thu hoạch.

– Những món có thời hạn hỗ trợ trên 1 năm thì phân kỳ trả nợ gốc nhiều lần theo quý hoặc 6 tháng.

7.3. Thu phí: Thực hiện thu phí hàng tháng, hàng quý trên số dư nợ hoặc thu phí cùng với kỳ hạn thu nợ gốc.

– Phí chưa thu của tháng trước, quý trước hoặc kỳ hạn trước chuyển sang thu vào tháng, quý, kỳ hạn thu phí kế tiếp.

– Phí nợ quá hạn bằng 150% mức phí nợ trong hạn, tính trên số tiền bị chuyển nợ quá hạn và số ngày quá hạn trả nợ.

8. Thủ tục hỗ trợ vốn:

Mỗi lần được hỗ trợ vốn, hộ nông dân phải làm thủ tục:

– Đơn xin hỗ trợ vốn gửi cho Hội nông dân xã;

– Kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

– Giấy nhận nợ;

Mẫu các loại giấy tờ nói trên và thủ tục khác do Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam quy định cụ thể.

9. Về tổ chức quản lý, quy trình giải ngân, thu nợ và thu phí thực hiện theo quy định của Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam.

10. Xử lý các trường hợp phát sinh:

Đến hạn, hộ nông dân được hỗ trợ vốn không trả được nợ (gốc và phí) thì Hội nông dân xã kiểm tra, lập biên bản, phân loại nợ theo nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp, đồng thời gửi báo cáo phân loại nợ lên Hội cấp trên xử lý:

– Nợ do thiên tai, dịch bệnh và thiệt hại khác do nguyên nhân khách quan thì cấp Hội trực tiếp hỗ trợ vốn xem xét từng trường hợp cụ thể quyết định cho dãn nợ theo chủ trương của Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam. Hết thời hạn gia hạn nợ, hộ được hỗ trợ vốn phải hoàn trả đầy đủ nợ gốc và phí cho Quỹ.

– Các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan thì phải thu hồi vốn ngay. Trường hợp không trả được nợ thì chuyển ngay sang nợ quá hạn và các cấp Hội phải tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ.

– Các trường hợp do biến động giá cả thị trường, hộ được hỗ trợ vốn chưa bán được sản phẩm, hàng hoá nên chưa có tiền trả nợ thì cấp Hội trực tiếp hỗ trợ xem xét, quyết định cho kéo dài thời hạn trả nợ nhưng tối đa không quá 60 ngày.

11. Kiểm soát:

Việc kiểm soát do Ban chấp hành các cấp Hội nông dân tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất, hoặc kiểm tra điển hình đối với hộ được hỗ trợ vốn. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm thì có biện pháp kịp thời để xử lý từng trường hợp cụ thể, đảm bảo an toàn vốn hỗ trợ.

12. Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân của các cấp Hội, bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước và mục tiêu của Quỹ. Trên cơ sở những quy định tại văn bản này, Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ hỗ trợ nông dân.

Trong quá trình thực hiện văn bản này, nếu có vướng mắc, đề nghị Hội nông dân Việt Nam phản ảnh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, bổ sung và sửa đổi.

Thuộc tính văn bản
Công văn hướng dẫn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam quản lý vốn hỗ trợ nông dân
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 773/CV-NH1 Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đỗ Quế Lượng
Ngày ban hành: 23/12/1996 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 773/CV-NH1 NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ HƯỚNG DẪN QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 4035/KTKH ngày 26/7/1995 “Về việc thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam”; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn Quỹ hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân Việt Nam quản lý như sau:

1. Nguyên tắc hỗ trợ vốn:

1.1. Hộ nông dân được Quỹ hỗ trợ vốn phải là thành viên của Hội Nông dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Hội nông dân xã) và được Hội nông dân xã xét duyệt hỗ trợ vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân.

1.2. Vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và phải hoàn trả nợ (cả gốc và phí) đúng thời hạn ghi trong giấy nhận nợ.

1.3. Hộ được hỗ trợ vốn không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Trường hợp hộ được hỗ trợ trên 2,5 triệu đồng không phải là hộ nghèo thì có thể áp dụng việc thế chấp, cầm cố và bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để được hỗ trợ vốn:

2.1. Hộ gia đình cư trú thường xuyên tại xã thuộc huyện, thị xã có Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động.

2.2. Chủ hộ và người thừa kế hợp pháp là người đại diện của hộ gia đình chịu trách nhiệm trong việc nhận vốn hỗ trợ và trả nợ Quỹ.

2.3. Hộ được hỗ trợ vốn trả nợ xong lần trước mới được xét hỗ trợ vốn lần sau.

3. Quỹ hỗ trợ vốn cho hộ nông dân mua sắm vật tư, công cụ lao động, chi trả cung ứng lao vụ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các ngành trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán không trái pháp luật hiện hành.

4. Mức vốn hỗ trợ cho một hộ nông dân từng lần do Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

5. Nguồn vốn của Quỹ:

5.1. Vốn vận động nông dân, các hộ phi nông nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lấy lãi hoặc lãi suất thấp.

5.2. Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn Việt Nam.

5.3. Vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5.4. Vốn đi vay được Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép và bảo lãnh.

Nguồn vốn nói trên của Quỹ bằng ngoại tệ phải chuyển đổi sang tiền Việt Nam theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước để sử dụng.

Quỹ không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, vay thương mại… như các tổ chức tín dụng.

6. Mức phí thu:

6.1. Mức phí thu đảm bảo nguyên tắc: Phải phù hợp với chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước; phải bảo tồn vốn, trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ, không lỗ vốn; đồng thời mức phí phải phù hợp với từng loại hộ nông dân, từng vùng và từng thời gian.

Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố mức phí thu theo quy định tại Thông tư số 73 TC/TCNH ngày 09/10/1995 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam” và nguyên tắc về mức phí thu nói trên.

6.2. Mức phí thu làm dịch vụ uỷ thác hỗ trợ vốn cho các Chủ dự án trong nước và nước ngoài thì thực hiện theo văn bản ký kết giữa các Chủ đầu tư với Hội nông dân các cấp (huyện, tỉnh, trung ương) theo nguyên tắc mức phí thu dịch vụ uỷ thác phải bù đắp đủ chi phí quản lý.

7. Thời hạn hỗ trợ vốn, định kỳ hạn nợ, thu nợ, thu phí:

7.1. Thời hạn hỗ trợ vốn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày nhận món tiền đầu tiên.

7.2. Thu nợ gốc:

– Những món có thời hạn hỗ trợ dưới 1 năm thì thu nợ gốc hết 1 lần sau kỳ thu hoạch.

– Những món có thời hạn hỗ trợ trên 1 năm thì phân kỳ trả nợ gốc nhiều lần theo quý hoặc 6 tháng.

7.3. Thu phí: Thực hiện thu phí hàng tháng, hàng quý trên số dư nợ hoặc thu phí cùng với kỳ hạn thu nợ gốc.

– Phí chưa thu của tháng trước, quý trước hoặc kỳ hạn trước chuyển sang thu vào tháng, quý, kỳ hạn thu phí kế tiếp.

– Phí nợ quá hạn bằng 150% mức phí nợ trong hạn, tính trên số tiền bị chuyển nợ quá hạn và số ngày quá hạn trả nợ.

8. Thủ tục hỗ trợ vốn:

Mỗi lần được hỗ trợ vốn, hộ nông dân phải làm thủ tục:

– Đơn xin hỗ trợ vốn gửi cho Hội nông dân xã;

– Kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

– Giấy nhận nợ;

Mẫu các loại giấy tờ nói trên và thủ tục khác do Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam quy định cụ thể.

9. Về tổ chức quản lý, quy trình giải ngân, thu nợ và thu phí thực hiện theo quy định của Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam.

10. Xử lý các trường hợp phát sinh:

Đến hạn, hộ nông dân được hỗ trợ vốn không trả được nợ (gốc và phí) thì Hội nông dân xã kiểm tra, lập biên bản, phân loại nợ theo nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp, đồng thời gửi báo cáo phân loại nợ lên Hội cấp trên xử lý:

– Nợ do thiên tai, dịch bệnh và thiệt hại khác do nguyên nhân khách quan thì cấp Hội trực tiếp hỗ trợ vốn xem xét từng trường hợp cụ thể quyết định cho dãn nợ theo chủ trương của Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam. Hết thời hạn gia hạn nợ, hộ được hỗ trợ vốn phải hoàn trả đầy đủ nợ gốc và phí cho Quỹ.

– Các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan thì phải thu hồi vốn ngay. Trường hợp không trả được nợ thì chuyển ngay sang nợ quá hạn và các cấp Hội phải tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ.

– Các trường hợp do biến động giá cả thị trường, hộ được hỗ trợ vốn chưa bán được sản phẩm, hàng hoá nên chưa có tiền trả nợ thì cấp Hội trực tiếp hỗ trợ xem xét, quyết định cho kéo dài thời hạn trả nợ nhưng tối đa không quá 60 ngày.

11. Kiểm soát:

Việc kiểm soát do Ban chấp hành các cấp Hội nông dân tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất, hoặc kiểm tra điển hình đối với hộ được hỗ trợ vốn. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm thì có biện pháp kịp thời để xử lý từng trường hợp cụ thể, đảm bảo an toàn vốn hỗ trợ.

12. Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân của các cấp Hội, bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước và mục tiêu của Quỹ. Trên cơ sở những quy định tại văn bản này, Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ hỗ trợ nông dân.

Trong quá trình thực hiện văn bản này, nếu có vướng mắc, đề nghị Hội nông dân Việt Nam phản ảnh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, bổ sung và sửa đổi.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn hướng dẫn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam quản lý vốn hỗ trợ nông dân”