CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 1553/HD-TCĐC
NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
KIỂM KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI NĂM 2000
Kiểm kê diện tích đất đai là nội dung quan trọng nhất trong việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000.
Đất đai sẽ được kiểm kê về số lượng (diện tích) đến từng loại đất, theo các nhóm đối tượng sử dụng, trong từng đơn vị hành chính các cấp: Xã, Huyện, Tỉnh và cả nước đến ngày01/01/2000. Trong đó lấy xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) làm đơn vị cơ bản để tiến hành việc kiểm kê.
I.KIỂM KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI CẤP Xà
I.1. Số liệu kiểm kê diện tích đến từng loại đất theo từng nhóm đối tượng sử dụng của mỗi xã, phường thị trấn được tính toán, tổng hợp để lập thành các biểu thống kê sau:
– Biểu thống kê tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính (mẫu biểu 01 – TK).
– Biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp (mẫu biểu 02 – TK)
– Biểu thống kê diện tích khu dân cư nông thôn (mẫu biểu 01 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất chuyên dùng (mẫu biểu 03 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất chưa sử dụng (mẫu biểu 04 – TK)
I.2. Phương pháp tính toán tổng hợp số liệu cấp xã
I.2.1. Tổng diện tích tự nhiên trong đia giới hành chính
Tổng diện tích tự nhiên là diện tích tất cả các loại đất nằm trong đường địa giới đã được xác định theo Chỉ thị 364/CT hoặc theo quyết định điều chỉnh địa giới của Chính phủ.
Sở địa chính cần phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh rà soát lại diện tích của tất cả các xã theo địa giới hành chính đã xác định khi thực hiện Chỉ thị 364/CT để thống nhất sử dụng theo nguyên tắc:
– Những xã đã đo vẽ bản đồ địa chính khép kín toàn xã theo địa giới 364/CT phải thống nhất sử dụng tổng diện tích của bản đồ này làm diện tích chính thức đưa vào kiểm kê.
– Những xã chưa đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc đo đạc lập bản đồ địa chính chưa khép kín toàn xã theo địa giới 364/CTnếu có mâu thuẫn giữa các nguồn số liệu cần tính lại tổng diện tích của từng xã trên bản đồ địa giới hành chính 364/CT cấp xã bằng phương tiện kỹ thuật tốt nhất tuỳ theo điều kiện mỗi tỉnh, để thống nhất sử dụng.
– Đối với các xã tiếp giáp với biển và xã có đảo khi tính diện tích cần chú ý phải lấy đường mép nước vẽ trên bản đồ là đường giới hạn. Nếu do quá trình bồi lắng phù sa tạo thành các bãi bồi mới, hoặc do quay đê lấn biển để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cần phải tính lại diện tích theo các biến động mới để thể hiện đúng hiện trạng.
– Đối với nơi còn có tranh chấp địa giới chưa giải quyết được, hai bên cần thống nhất ranh giới điều tra để tránh thống kê trùng hoặc hở diện tích, báo cáo đề UBND cấp trên trựctiếpvà trong thuyết minh cần nói rõ vùng đất còn tranh chấp, diện tích còn tranh chấp, địa phương nào trước mắt còn tạm thời báo cáo phần diện tích còn tranh chấp đó; nếu không thoả thuận được ranh giới điều tra, cả 2 bên cùng báo cáo phần diện tích vùng tranh chấp thì cần tổng hợp một biểu riêng chi tiết từng loại đất và nói rõ trong thuyết minh để cơ quan địa chính cấp trên xử lý khi tổng hợp số liệu chung.
1.2.2. Đất đã sử dụng vào các mục đích
Đặc thù phương pháp kiểm kê đất đai là phải trên cơ sở kết quả đo đạc lập bản đồ để tính toán diện tích.
Do yếu cầu thời gian và điều kiện kinh phí nên phương pháp kiểm kê diện tích đất đai đã sử dụng phải khai thác triết để mọi nguồn tư liệu hiện có để phục vụ kiểm kê.
Căn cứ vào đặc điểm nguồn tư liệu hiện nay, việc kiểm kê đất đai được thực hiện với từng loại đất như sau:
a. Đối với đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở.
Trên cơ sở tình hình tư liệu hồ sơ địa chính và tình hình công tác quản lý đất đai có thể phân ra 5 loại xã và cách tiến hành kiểm kê đất ở mỗi loại xã như sau:
Loại I: Các xã đã đo đạc lập bản đồ, đăng ký đất ban đầu và tổ chức tốt việc thực hiện đăng ký biến động thường xuyên. Căn cứ chính để thống kê biến động là dựa vào sổ theo dõi biến động đất đai ở xã.
Trình tự thực hiện như sau:
+ Rà soát lại bản đồ, sổ sách địa chính đối chiếu với thực địa để phát hiện những trường hợp còn bỏ sót, chưa chỉnh lý biến động đất đai. Cần chú ý các trường hợp thay đổi về loại đất mà có thể chủ sử dụng đất chưa làm thủ tục khai báo biến động.
+ Lập bản thống kê diện tích biến động (mẫu kèm theo) của từng loại đối tượng, theo từng loại đất có biến động kể từ thời điểm thống kê kỳ trước đến thời điểm thống kê kỳ này (01-01 2000).
Từ cột 1 đến cột 4, ghi theo “Sổ theo dõi biến động đất đai” trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ thống kê (ví dụ: từ 01-10 1998 đến 01-01-2000). Cột 1: Trong sổ theo dõi biến động đất đai có đối tượng nào ghi đối tượng ấy theo đúng tên ở biểu 01 -TK. Nếu 1 đối tượng có nhiều trường hợp biến động thì ghi thành 1 trang hoặc nhiều trang riêng.
Cột 2: Ghi loại đất đai có biến động của từng đối tượng sử dụng.
Cột 3: Ghi diện tích từng trường hợp tăng của mỗi đối tượng sử dụng với từng loại đất.
Cột 4: Ghi diện tích từng trường hợp giảm của mỗi đối tượng sử dụng với từng loại đất.
Cột 5: Cân đối tăng (+), giảm (-) của từng loại đất đai của một đối tượng.
Ví dụ: Đất vườn của hộ gia đình và cá nhân
(+ 730) + (- 1500) = (- 770)
Chú ý: Cột 3 và cột 4 chỉ ghi những trường hợp biến động có làm tăng hoặc giảm diện tích từng loại đất của mỗi đối tượng sử dụng đất theo biểu 01 -TK.
Nếu không có thay đổi địa giới hành chính hoặc sai sót kỹ thuật chỉnh sửa tính toán lại diện tích thì tổng diện tích tăng (cột 3) và tổng diện tích giảm (cột 4) của toàn xã phải bằng nhau và cân đối tăng giảm ở cột 5 bằng 0.
Cột 6: ghi diện tích có đầu kỳ báo cáo là diện tích của kỳ thống kê gần đây nhất.
Cột 7: Ghi diện tích thống kê đến thời điểm 01-01-2000 (cộng hoặc trừ số liệu ở cột 6 với số liệu cột 5).
Ví dụ: Đất 2L của hộ gia đình và cá nhân.
Cột 5: + 1680;cột 6: 1.581.390
Cột 7+ 1581.390 + 1680 = 1583.070
Sau các trường hợp biến động của một loại đất kẻ ngang từ cột 2 đến cột 7. Sau các trường hợp biến động của một đối tượng sử dụng kẻ ngang từ cột 1 đến cột 7.
Căn cứ vào cột 7 bảng thống kê diện tích biến động ghi số liệu diện tích mới này vào các ô tương ứng của biểu 02 – TK đối với đất nông nghiệp và biểu 01 -TK đối với các loại đất không phải nông nghiệp. Các loại đất không có biến động ghi theo các ô tương ứng của biểu mẫu cũ. Sau khi ghi số liệu vào các ô chỉ tiêu cấu thành, tiến hành cộng lên các chỉ tiêu tổng hợp biểu 02 – TK và 01 – TK với hiện trạng mới. Đối với đất nông nghiệp tổng hợp biểu 02 -TK trước, sau đó lấy số liệu đưa vào chỉ tiêu tương ứng của biểu 01 – TK (xem mẫu biểu và ví dụ kèm theo).
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH BIẾN ĐỘNG
Từ 01-10-1998 đến 01-01-2000
Đối tượng sử dụng đất |
Loại đất |
Diện tích Tăng (+) |
Diện tích giảm (-) |
Cân đối tănggiảm |
Diện tích có đầu kỳ |
Diện tích |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
2L |
+ 500 |
– 480 |
|
|
|
|
|
+ 600 |
– 250 |
|
|
|
|
|
+ 1500 |
– 700 |
|
|
|
|
|
+ 360 |
|
|
|
|
|
|
+ 450 |
|
|
|
|
Hộ gia đình và cá nhân |
|
+ 3.410 |
– 1.430 |
+ 1.980 |
1.581.390 |
1.583.370 |
|
Mạ |
+ 250 |
-500 |
|
|
|
|
|
|
– 360 |
|
|
|
|
|
|
– 450 |
|
|
|
|
|
+ 250 |
– 1310 |
– 1.060 |
54.880 |
53.820 |
|
Vườn |
+ 480 |
– 1.500 |
|
|
|
|
|
+ 250 |
|
|
|
|
|
|
+ 730 |
– 1.500 |
– 770 |
147.770 |
147.000 |
Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài |
XD |
+ 5000 |
|
+ 5.000 |
0 |
5.000 |
UBND xã |
2L |
|
– 60 |
– 600 |
33.890 |
33.290 |
|
Mạ |
|
– 250 |
– 250 |
3.250 |
3.000 |
|
XD |
+ 700 |
|
+ 700 |
14.130 |
14.830 |
Đất chưa giao cho thuê sử dụng |
Hg/đn |
|
– 5.000 |
– 5.000 |
97.490 |
92.490 |
|
|
10.090 |
10.090 |
0 |
|
|
Loại 2: Các xã đã đo đạc lập bản đồ địa chính và đăng ký đất đai ban đầu nhưng chưa thực hiện được quản lý biến động thường xuyên.
– Các xã mới hoàn thành việc đăng ký và lập hồ sơ ban đầu: căn cứ chính trực tiếp để thực hiện kiểm kê, thống kê là từ sổ mục kê đất và các loại bản đồ sổ sách địa chính mới được lập.
– Các xã đã đăng ký đất đai ban đầu, đã có biến động nhưng chưa thực hiện được việc chỉnh lý biến động thường xuyên, cần chỉnh lý các thửa có biến động về hình thể, loại đất, tính lại diện tích thửa có biến động về hình thể. Chỉnh lý sổ sách đối với thửa có biến động về loại đất, diện tích, chủ sử dụng. Tổng hợp lại diện tích các trang sổ mục kê đất có thửa biến động theo từng đối tượng sử dụng và loại đất đai của biểu thống kê. Tiếp đó tổng hợp các trang theo từng tờ bản đồ, sau đó tổng hợp tất cả các tờ bản đồ trong xã theo đối tượng sử dụng và loại đất ra số liệu toàn xã. Cuối cùng sử dụng số liệu tổng hợp này ghi vào biểu thống kê diện tích đất đai xã.
Loại 3: Các xã đã đo đạc lập bản đồ địa chính nhưng chưa hoàn thành đăng ký đất đai cấp giấy GCNQSDĐ.
Nếu xã mới đo đạc xong chưa có biến động thì tổ chức kiểm tra hoàn thiện bản đồ và sổ mục kê đất đã lập trong quá trình đo đạc để tổng hợp số liệu.
Nếu đo đạc xong một thời gian đã có biến động thì cần tổ chức kiểm tra chỉnh lý biến động về hình thể, loại đất, hoàn thiện bản đồ và sổ mục kê đã lập trong quá trình đo đạc để tổng hợp số liệu.
Loại 4: Các xã chỉ có bản đồ giải thửa được thành lập khi thực hiện chỉ thị 299 TTg:
Tận dụng bản đồ, sổ sách đã có để chỉnh lý những biến động về loại đất, hình thể theo từng loại đối tượng sử dụng để tổng hợp số liệu vào biểu thống kê, không nhất thiết phải chỉnh lý từng thửa theo đúng tên từng chủ sử dụng để phù hợp với thời gian và kinh phí trong Tổng kiểm kê đất đai.
Loại 5: Các xã hiện tại không có một loại bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải thửa nào hoặc tuy có bản đồ nhưng biến động quá lớn.
Do điều kiện thời gian và kinh phí cho kiểm kê có hạn không thể tổ chức đo đạc mới cho các xã phường này vì vậy phải áp dụng phương pháp thống kê đất đai dựa trên cơ sở thu thập các tài liệu, số liệu đã có của ngành Địa chính và các ngành có liên quan.
Số liệu kiểm kê đất năm 1995 và thống kê các năm gần đây được dùng làm cơ sở để chỉnh lý kết hợp với nguồn số liệu biến động của từng loại đất như:
– Số liệu kiểm kê rừng
– Số liệu giao đất theo Nghị định 64/CP, 02/CP
– Số liệu giao đất ở, đất chuyên dùng
– Số liệu khai hoang đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp…
Các nguồn số liệu này cần được chỉnh lý bổ sung những biến động mới và tổng hợp cân đối diện tích giữa các loại đất, giữa các đối tượng sử dụng trong tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giới 364/CT.
Các xã tiến hành thống kê theo phương pháp này mức độ chính xác của số liệu còn nhiều hạn chế, nhưng trước mắt phải tạm thời áp dụng. Vì vậy các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ thống nhất ý kiến để tập hợp được nguồn số liêụ tốt nhất hiện có của mỗi xã để các ngành các cấp thống nhất sử dụng. Riêng đối với đất chuyên dùng do các tổ chức đang sử dụng cần khai thác hồ sơ kê khai theo chỉ thị 245/CT – TTg ngày 22/4/1996 để rà soát, chỉnh lý những thay đổi, kê khai bổ sung và tổng hợp số liệu.
b. Đối với đất lâm nghiệp có rừng
Việc kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 1999 sẽ kết thúc trên phạm vi cả nước. Kết quả kiểm kê của các cấp: xã, huyện, tỉnh đều được thể hiện trên các biểu mẫu theo quy định. Vì vậy trong kiểm kê đất đai năm 2000 ngành Địa chính, cần sử dụng các kết quả đó không cần thiết phải tổ chức kiểm kê lại đất có rừng. Để số liệu diện tích đất có rừng phù hợp với hiện trạng sử dụng đất năm 2000 cần tổ chức soát xét chỉnh lý các biến động sau khi kiểm kê rừng kết thúc tại địa phương như khai thác chặt phá rừng, cháy rừng, trồng rừng mới… Nếu không có biến động có thể sử dụng số liệu từ biểu 02 A/BCKKR của kiểm kê rừng để đưa vào ô tương ứng của biểu 01-TK của kiểm kê đất theo biểu so sánh tương ứng như sau:
So sánh ô chỉ tiêu tương ứng giữa biểu 01 – TK và biểu 02A/BCKKR.
Loại đất |
Biểu 01 – TK |
Biểu 02A/BCKKR |
Đất có rừng tự nhiên |
Mã số 31 cột 1 |
Mã số 1100 cột 4 |
Đất có rừng sản xuất |
Mã số 32 cột 1 |
Mã số 1100 cột 7 |
Đất có rừng phòng hộ |
Mã số 33 cột 1 |
Mã số 1100 cột 5 |
Đất có rừng đặc dụng |
Mã số 34 cột 1 |
Mã số 1100 cột 6 |
Đất có rừng trồng |
Mã số 35 cột 1 |
Mã số 1200 cột 4 |
Đất có rừng sản xuất |
Mã số 36 cột 1 |
Mã số 1200 cột 7 |
Đất có rừng phòng hộ |
Mã số 37 cột 1 |
Mã số 1200 cột 5 |
Đất có rừng đặc dụng |
Mã số 38 cột 1 |
Mã số 1200 cột 6 |
Về diện tích đất lâm nghiệp phân theo các đối tượng sử dụng có nhiều điểm khác nhau giữa các chỉ tiêu biểu mẫu của 2 cuộc kiểm kê nên trong Tổng kiểm kê đất năm 2000 cần có điều tra nghiên cứu tổng hợp lại cho phù hợp có tham khảo phiếu 5 và biểu 3A/BCKKR của kiểm kê rừng.
Đối tượng “hộ gia đình cá nhân”: có thể lấy số liệu hộ gia đình cá nhân, tập thể của kiểm kê rừng trừ đi phần diện tích của tập thể.
Đối tượng “các tổ chức kinh tế”: có thể lấy số liệu doanh nghiệp nhà nước của kiểm kê rừng cộng thêm phần diện tích của tập thể.
Đối tượng “Nước ngoài, liên doanh với nước ngoài”: lấy theo số liệu xí nghiệp liên doanh của kiểm kê rừng,
Đối tượng là UBND xã: theo số liệu thực tế UBND xã cộng đồng làng bản trực tiếp quản lý sử dụng.
“Các đối tượng khác” bao gồm diện tích rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, lực lượng vũ trang, chủ quản lý khác quản lý sử dụng,
Đất lâm nghiệp “chưa giao, chưa cho thuê” lấy theo số liệu rừng do kiểm lâm quản lý của kiểm kê rừng.
Sau đó phải cân đối để diện tích rừng của các đối tượng khi cộng lại bằng tổng số rừng theo kiểm kê rừng (nếu không có biến động)
1.2.3. Đất chưa sử dụng
Các xã đã có bản đồ địa chính các loại: cần căn cứ vào các tài liệu, số liệu, bản đồ sổ mục kê, đã lập và rà soát chỉnh lý biến động để thống kê quỹ đất chưa sử dụng.
Các xã chưa có bản đồ địa chính các loại:
– Khai thác các loại tài liệu, số liệu hiện có về đất chưa sử dụng từ các cuộc điều tra khác:
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
+ Điều tra diện tích đất trống trong kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg.
– Tổ chức điều tra khảo sát thực địa để khoanh vẽ lên bản đồ các loại hình đất chưa sử dụng để xác định diện tích và khả năng có thể sử dụng vào các mục đích của từng loại để tổng hợp số liệu thống kê.
(Việc điều tra kiểm kê đối với đất chưa sử dụng sẽ có tài liệu hướng dẫn cụ thể riêng).
II. TỔNG HỢP SỐ LIỆU KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN, TỈNH
II.1. Số liệu kiểm kê diện tích đất đai của từng đơn vị hành chính: huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả kiểm kê của từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp có trong đơn vị hành chính cấp mình: Cấp huyện tổng hợp trực tiếp từ cấp xã, cấp tỉnh tổng hợp trực tiếp từ cấp huyện.
II.2. Biểu thống kê diện tích đất đai và cơ sở tổng hợp số liệu từng loại biểu:
II.2.1. Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính:
+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Tổng hợp từ biểu thống kê diện tích tự nhiên của tất cả các xã, thị trấn, phường thuộc mỗi đơn vị.
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổng hợp từ biểu thống kê diện tích của tất cả các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc mỗi đơn vị.
II.2.2. Thống kê diện tích đất nông nghiệp:
+ Huyện: Tổng hợp từ biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp của các xã, thị trấn có trong huyện.
+ Thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Tổng hợp biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp của các xã ngoại thành và các phường có đất nông nghiệp.
+ Quận: Tổng hợp từ biểu thống kê đất nông nghiệp của các phường có đất nông nghiệp.
II.2.3. Thống kê diện tích đất khu dân cư nông thôn
+ Huyện: Tổng hợp từ biểu đất khu dân cư nông thôn của các xã trong huyện (không bao gồm thị trấn).
+ Thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Tổng hợp từ biểu thống kê đất khu dân cư nông thôn của các xã ngoại thành.
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổng hợp từ các biểu loại này đã tổng hợp đượctừ các huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi quản lý.
II.2.4. Thống kê diện tích đất đô thị:
+ Huyện: tổng hợp từ biểu tổng hợp diện tích tự nhiên của các thị trấn có trong huyện.
+ Thị xã: thành phố thuộc tỉnh: Tổng hợp từ biểu tổng diện tích tự nhiên của các phường, không tổng hợp xã ngoại thành.
+ Quận: Tổng hợp từ biểu tổng hợp diện tích tự nhiên của tất cả các phường có trong quận.
+ Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương: Tổng hợp từ biểu đất đô thị của tất cả các đơn vị huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quận.
II.2.5. Thống kê diện tích đất chuyên dùng: Tổng hợp từ biểu đất chuyên dùng của cấp xã (Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Từ cấp huyện (Đối với tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương).
II.2.6. Thống kê diện tích đất chưa sử dụng: Tổng hợp từ tất cả các biểu đất chưa sử dụng của cấp xã (đối vớihuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); từ cấp huyện (đối với tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương).
III. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CẦN THIẾT VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT CÁC CẤP
III.1. Để có cơ sở phân tích, đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất, phân tích rõ nguyên nhân biến động đất qua các năm, trong báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm kê đất đai ở mỗi cấp: Xã, huyện, tỉnh phải tiến hành tính toán, phân tích tình hình sử dụng quỹ đất thông qua các chỉ tiêu sau:
– Cơ cấu sử dụng theo loại đất và theo nhóm đối tượng sử dụng tại thời điểm 01/01/2000 của từng đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh (biểu 06 – TK)
– Cơ cấu sử dụng đất theo các loại đất chia theo đơn vị hành chính đến xã (trong huyện), đến huyện (trong tỉnh) tại thời điểm kiểm kê 2000 (biểu 07 – TK)
– So sánh diện tích các loại đất qua các thời kỳ kiểm kê 1990, 1995, 2000 để xác định chiều hướng biến động (tăng, giảm) của từng loại đất chính (biểu 08-TK)
– Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp để đánh giá xu hướng chuyển dịch giữa các loại đất (biểu 09 -TK)
– Tính toán một số chỉ tiêu bình quân theo nhân khẩu, lao động nông nghiệp, hộ gia đình trên các loại đất chính: Diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp,đất cây hàng năm, đất lúa nước, đất cây lâu năm, đất lâm nghiệp – đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất ở nông thôn, đất đô thị, đất ở đô thị (biểu 09 -TK), nhằm đánh giá tình hình phân bố dân cư lao động theo địa bàn lãnh thổ, đánh giá mức độ sử dụng và tiềm năng của một số loại đất chính.
Các chỉ tiêu trên đây được tính toán trên cơ sở:
– Số liệu diện tích từng loại đất đã được điều tra tổng hợp trong các biểu thống kê của tổng kiểm kê. Số liệu dân số, lao động, số hộ trong mỗi xã, huyện, tỉnh đã được điều tra tổng hợp trong điều tra dân số năm 1999.
III.2. Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kêđất đai
III.2.1. Cấp xã: Báo cáo thuyết minh có nội dung sau:
– Phương pháp tiến hành kiểm kê đất đai:
+ Nguồn tư liệu phục vụ kiểm kê theo 5 loại xã (như loại đã hướng dẫn ở mục I.2.2.a).
+ Loại bản đồ sổ sách dùng để kiểm kê đối với từng loại đất.
+ Tình hình chỉnh lý biến động bản đồ sổ sách trong khi tiến hành kiểm kê.
+ Các nguồn tư liệu khác.
– Phân tích tình hình biến động đất đai
+ Lập biểu so sánh diện tích các loại đất năm 2000 so với các năm 1990 và 1995
+ Lập biểu phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp năm 1995 – 2000.
+ Thuyết minh rõ thêm tình hình biến động khác.
III.2.2. Cấp huyện và cấp tỉnh: Báo cáo phân tích đánh giá tình hình sử dụng đất các nội dung:
– Phương pháp tiến hành kiểm kê:
+ Nguồn tư liệu phục vụ kiểm kê: Phân loại các xã trong huyện, tỉnh theo 5 loại xã (như đã hướng dẫn ở mục I.2.2.a).
+ Tình hình chỉnh lý biến động: Số xã tiến hành chỉnh lý bản đồ sổ sách đến thửa, số xã chỉnh lý đến các loại đất và đối tượng sử dụng chung toàn xã, số xã không chỉnh lý biến động được.
+ Các nguồn tư liệu từ các ngành khác.
– Phân tích đánh giá tình hình sử dụng đất
+ Hiện trạng sử dụng và cơ cấu đất đai.
+ Tình hình biến động đất đai: so sánh diện tích và phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất.
– Kết luận, đề xuất kiến nghị về các biện pháp nhiệm vụ quản lý.
IV. KIỂM TRA NGHIỆM THU KẾT QUẢ KIỂM KÊ
IV.1. Nguyên tắc: Công tác kiểm kê kỹ thuật, nghiệm thu kết quả kiểm kê được thực hiện theo nguyên tắc:
– Cán bộ trực tiếp làm chịu trách nhiệm tự kiểm tra kỹ thuật trong toàn bộ các khâu công việc do bản thân đảm nhiệm về những sản phẩm làm ra.
– Cơ quan Địa chính chịu trách nhiệm trước UBND cấp mình về chất lượng sản phẩm trước khi trình UBND phê duyệt.
– UBND cấp dưới chịu trách nhiệm trước UBND cấp trên trực tiếp, UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về kết quả kiểm kê trong hồ sơ đã báo cáo.
IV.2. Nội dung kiểm tra nghiệm thu.
a. Kiểm tra mức độ đầy đủ của bộ hồ sơ kiểm kê đất đai đã được quy định cho từng cấp. Kiểm tra số lượng từng loại biểu theo quy định và cơ sở pháp lý: dấu, chữ ký của UBND và cơ quan Địa chính.
b. Kiểm tra tính chính xác của việc phân loại đất đai về đối tượng sử dụng đất trong biểu. Khi kiểm tra chú ý đối chiếu với quy định trong hướng dẫn lập biểu và giải thích nội dung chi tiêu thống kê.
c. Kiểm tra tính hợp lý phù hợp với thực tế của tình hình tăng giảm diện tích các loại đất, và phải xác định rõ lý do tăng giảm của từng loại đất.
d. Kiểm tra mức độ chính xác, cân đối về mặt số học của số liệu trong biểu thống kê.
Khi kiểm tra chú ý phân tích cân đối ngang dọc trong 1 biểu đồng thời chú ý tính thống nhất của một chỉ tiêu giữa các biểu, như số liệu giữa các chỉ tiêu trong biểu 02 – TK với biểu 01 – KT, số liệu trong các biểu thống kê với biểu phân tích và trong báo cáo thuyết minh.
IV.3. Phân công trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu
– Cấp huyện: Kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai của các xã trong toàn huyện.
– Cấp tỉnh: kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính cấp huyện.
Đồng thời cấp tỉnh cũng tự kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai của mình để báo cáo về Tổng cục Địa chính.
V. TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ
SỐ LIỆU DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI CÁC CẤP
V.I. Cấp xã
a. Biểu thống kê diện tích đất: Lập thành 3 bộ: 1 bộ lưu tại xã, 1 bộ nộp về huyện, 1 bộ về Sở Địa chính (qua phòng Địa chính huyện) mỗi bộ gồm có các biểu:
– Biểu thống kê diện tích đất đai theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (mẫu 01 – TK).
Biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp (mẫu 02 – TK) – kể cả phường, thị trấn nếu có đất nông nghiệp.
– Biểu thống kê diện tích đất khu dân cư nông thôn đối với các xã (mẫu 01 – TK).
– Biểu thống kê diện tích đất chuyên dùng (mẫu 03 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất chưa sử dụng (mẫu 04 – TK)
b. Các biểu phân tích, 08, 09: của xã và báo cáo thuyết minh số liệu: Lập thành 2 bộ: Lưu tại xã một bộ và nộp về UBND huyện một bộ.
V.2. Cấp huyện
a. Biểu thống kê diện tích đất toàn huyện: Lập thành ba bộ: 1 bộ lưu tại huyện, 1 bộ nộp về cấp tỉnh, 1 bộ nộp về Tổng cục Địa chính (qua Sở Địa chính). Mỗi bộ gồm có các biểu:
– Biểu thống kê diện tích đất theo địa giới hành chính huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) – (mẫu biểu 01 – TK).
– Biểu thống kê diện tích đất đô thị (mẫu biểu 01 – TK).
– Biểu thống kê diện tích đất khu dân cư nông thôn huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) – (Mẫu biểu 01 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp (mẫu biểu 02 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất chuyên dùng (mẫu biểu 03 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất chưa sử dụng (mẫu biểu 04 – TK)
– Biểu thống kê diện tích đất đai theo đơn vị hành chính toàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phân theo đơn vị hành chính cấp xã (mẫu biểu 05 – TK).
– Đồng thời cấp huyện phải nộp về cấp tỉnh toàn bộ hồ sơ kiểm kê của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
b. Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện và các biểu phân tích 06, 07, 08, 09, 10: lập thành 2 bộ: Lưu tại huyện một bộ và nộp về UBND tỉnh một bộ.
V.3.Cấp tỉnh
a. Biểu thống kê diện tích đất đai tỉnh: Lập thành 2 bộ: 1 bộ lưu tại tỉnh 1 bộ nộp về Tổng cục Địa chính, mỗi bộ gồm các biểu:
– Biểu thống kê diện tích đất theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .
– Biểu thống kê diện tích đất đô thị.
– Biểu thống kê diện tích đất khu dân cư nông thôn.
– Biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp.
– Biểu thống kê điện tích đất chuyên dùng.
– Biểu thống kê diện tích đất chưa sử dụng.
– Biểu thống kê diện tích đất đai toàn tỉnh phân theo đơn vị hành chính cấp huyện.
– Đồng thời cấp tỉnh phải nộp về Tổng cục Địa chính bộ hồ sơ kiểm kê của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện có trong tỉnh.
b. Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng đất toàn tỉnh và các biểu phân tích 06, 07, 08, 09, 10: Lập thành 2 bộ: lưu tại tỉnh và nộp về Tổng cục Địa chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VI.1. Cấp tỉnh
Thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Giám đốc Sở Địa chính làm Phó ban thường trực; Uỷ viên gồm đại diện các ngành: Thống kê, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức chính quyền tỉnh.
Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai tỉnh có nhiệm vụ giúp UBND xây dựng phương án kế hoạch và chỉ đạo UBND các cấp các ngành trong tỉnh tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai tại địa phương theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Sở Địa chính là cơ quan thường trực, trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chỉ thị tại tỉnh. Giám đốc Sở Địa chính chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Tổng cục Địa chính trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm kê:
+ Thu thập đánh giá tình hình tư liệu địa chính phân loại xã theo mức độ tư liệu hiện có định rõ phương pháp kiểm kê cụ thể ở từng loại xã.
+ Xây dựng phương án kế hoạch triển khai trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo về Tổng cục Địa chính trước ngày 30-10-1999.
+ Cụ thể hoá các giải pháp chuyên môn và tổ chức lực lượng triển khai phù hợp với điều kiện của tỉnh và từng loại xã trong tỉnh.
+ Phối hợp với Sở Tài chính chuẩn bị kinh phí kiểm kê.
+ Chuẩn bị vật tư kỹ thuật, văn phòng phẩm phục vụ kiểm kê.
+ Tổ chức lực lượng chuyên môn đủ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện kiểm kê.
+ Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê cho cán bộ cấp huyện, cấp xã trong tỉnh tham gia kiểm kê.
+ Kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê của cấp huyện.
+ Thu thập, xử lý, tổng hợp phân tích số liệu cấp tỉnh.
+ Lập hồ sơ kiểm kê đất đai trình UBND tỉnh và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai về Tổng cục Địa chính.
VI.2. Cấp huyện
Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai năm 2000 của huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Địa chính làm Phó ban thường trực, uỷ viên gồm đại diện các ngành: Thống kê, Tài chính, Kế hoạch, Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức chính quyền.
Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai cấp huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện xây dựng phương án, kế hoạch và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn cùng các ngành trong huyện tổ chức triển khai việc tổng kiểm kê đất đai, tại địa phương đạt kết quả theo đúng phương án, kế hoạch của tỉnh và hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Thành lập tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo kiểm kê:
Phòng Địa chính là lực lượng nòng cốt, trưng tập cán bộ các ngành có liên quan: Thống kê, Kế hoạch, Tài chính, có thể trưng tập thêm lực lượng học sinh, thanh niên… có khả năng tiếp thu nhanh chuyên môn nghiệp vụ điều tra, trực tiếp giúp ban chỉ đạo và UBND huyện trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kiểm kê:
+ Nắm tình hình tw liệu địa chính các xã, phân loại các xã xác định phương pháp kiểm kê cụ thể từng loại xã.
+ Tổ chức triển khai hướng dẫn các xã thu thập tư liệu chỉnh lý biến động, tổng hợp số liệu.
+ Kiểm tra nghiệm thu kết quả kiểm kê các xã.
+ Thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu cấp huyện.
+ Lập hồ sơ kiểm kê đất đai cấp huyện trình UBND huyện phê duyệt và báo cáo kết quả kiểm kê về Sở Địa chính.
+ Tăng cường lực lượng trực tiếp cho cấp xã tại những địa bàn cần thiết, thời điểm cần thiết.
VI.3. Cấp xã
Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện trong việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai trên địa bàn xã.
Mỗi xã thành lập một tổ chuyên môn thực hiện điều tra, thu thập, chỉnh lý tài liệu phục vụ kiểm kê đất đai.
Cán bộ địa chính xã là tổ trưởng.
Lực lượng trưng tập từ 5 đến 10 người tuỳ theo quy mô, địa hình, tình hình tư liệu, tài liệu hiện có của xã.
Ban chỉ đạo kiểm kê đất cấp tỉnh, huyện cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoặc trực tiếp tham gia lực lượng thực hiện kiểm kê đất đai của xã tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Tổ chuyên môn kiểm kê đất đai xã trực tiếp thực hiện các việc:
+ Căn cứ vào phương án, kế hoạch kiểm kê đất đai của huyện, tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tại xã.
+ Nắm tình hình, thu thập đầy đủ tư liệu phục vụ kiểm kê đất đai
+ Điều tra, khảo sát thực địa, xác định những biến động về đất đã sử dụng, xác định cụ thể loại hình đất chưa sử dụng để khoanh vẽ, chỉnh lý trên bản đồ.
+ Kiểm tra xử lý các tài liệu, số liệu tính toán diện tích tổng hợp các biểu mẫu thống kê của xã.
+ Lập hồ sơ kiểm kê đất đai cấp xã trình UBND xã phê duyệt và báo cáo về phòng Địa chính huyện.
Đối với những xã do địa bàn quá rộng hoặc do hạn chế bởi trình độ cán bộ chuyên môn, thiếu lực lượng, xã không thể tự tổ chức được lực lượng thì UBND huyện phải có giải pháp cụ thể để giải quyết, có thể tổ chức lực lượng chuyên trách của huyện, hoặc phối hợp lực lượng tỉnh, huyện cùng với cán bộ xã để tổ chức thực hiện, đảm bảo tuyệt đối về nguyên tắc: Xã là đơn vị cơ bản trong việc Tổng kiểm kê diện tích đất đai.
Reviews
There are no reviews yet.